Công ty an ninh mạng bị lật tẩy là ổ gián điệp APT39?

MinhSec
MinhSec
Phản hồi: 0

MinhSec

Writer
Một cuộc điều tra an ninh mạng mới đây đã phanh phui mối liên hệ đáng lo ngại giữa nhóm tin tặc APT39, được hậu thuẫn bởi chính quyền Iran, và công ty an ninh mạng Amnban. Vụ việc không chỉ làm rò rỉ hàng gigabyte dữ liệu nhạy cảm mà còn cho thấy hoạt động gián điệp mạng có tổ chức, đe dọa an toàn hàng không và bảo mật cá nhân trên toàn cầu.

Công ty an ninh lại là "ổ gián điệp"?​

Amnban ra đời năm 2018 với sự hậu thuẫn của các cựu sinh viên Đại học Sharif và Đại học Amir Kabir từng quảng bá là đơn vị chuyên về thử nghiệm xâm nhập và tư vấn bảo mật hợp pháp. Tuy nhiên, dữ liệu bị rò rỉ gần đây đã tiết lộ một bức tranh hoàn toàn khác: công ty này bị cáo buộc là vỏ bọc cho nhóm APT39 (còn gọi là Chafer), chuyên thu thập thông tin tình báo mạng cho Bộ Tình báo Iran (MOIS).
1753236479904.png

Các tài liệu bị đánh cắp cho thấy Amnban không chỉ bị xâm nhập, mà còn trực tiếp vận hành các chiến dịch thu thập dữ liệu nhạy cảm như hộ chiếu, địa chỉ, ảnh chân dung và thông tin liên hệ của hàng triệu hành khách hàng không trên toàn thế giới. Những dữ liệu này có thể bị sử dụng để theo dõi, đánh cắp danh tính, thậm chí phục vụ mục đích vi phạm nhân quyền.

Một số nhân vật chủ chốt bị nêu tên gồm CEO Behnam Amiri người từng bị tình báo quốc tế cảnh báo và Ali Kamali, hacker từng bị FBI trừng phạt vì các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Mỹ. Ngoài ra, đặc vụ Hamed Mashayekhi của MOIS cũng được cho là thường xuyên lui tới trụ sở Amnban.

Từ các hãng hàng không đến sàn tiền số: Mục tiêu toàn cầu​

Dưới danh nghĩa đào tạo OSINT (tình báo nguồn mở), Amnban đã tiến hành do thám hàng loạt hãng hàng không như Emirates, Qatar Airways, Turkish Airlines, Etihad, Kenya Airways… cùng các công ty vận chuyển lớn như FedEx, DHL, USPS, và cả các thực thể của Nga. Dữ liệu cho thấy các chiến dịch có quy mô lớn, có tổ chức và nhắm đến cả đồng minh lẫn đối thủ của Iran.

Không dừng lại ở đó, nhóm còn nhắm đến sàn giao dịch tiền số như KuCoin, Binance, CoinSwitch... bằng cách sử dụng kỹ thuật xã hội tinh vi như tạo hồ sơ giả trên LinkedIn để lừa đảo nhân viên, dụ họ cài mã độc, hoặc thu thập thông tin hệ thống qua các liên kết theo dõi.

Hạ tầng hỗ trợ chiến dịch này bao gồm hàng trăm máy chủ ảo và hệ thống gửi email giả mạo được phân bố toàn cầu, cho phép vận hành liên tục các hoạt động lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, kiểm soát từ xa, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh hàng không và mạng lưới tài chính quốc tế.

Sự cố này là lời cảnh báo mạnh mẽ về rủi ro đến từ các hoạt động gián điệp mạng do nhà nước tài trợ. Các tổ chức hàng không, công nghệ và tài chính cần khẩn cấp đánh giá lại hệ thống bảo mật, trong khi cộng đồng quốc tế cần phối hợp hành động để đối phó với những mối đe dọa có tổ chức như APT39.
 
Được phối hợp thực hiện bởi các chuyên gia của Bkav, cộng đồng An ninh mạng Việt Nam WhiteHat và cộng đồng Khoa học công nghệ VnReview


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2NvbmctdHktYW4tbmluaC1tYW5nLWJpLWxhdC10YXktbGEtby1naWFuLWRpZXAtYXB0MzkuNjU1NzUv
Top