Hơn 100.000 người phải di dời khi xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia bước sang ngày thứ hai

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Cuối tuần qua, Thái Lan và Campuchia đã xảy ra giao tranh nghiêm trọng dọc biên giới tranh chấp, khiến ít nhất hơn 14 người thiệt mạng và hơn 100.000 thường dân phải sơ tán. Đây là đợt đụng độ lớn nhất trong nhiều tháng giữa hai quốc gia láng giềng Đông Nam Á vốn đang âm ỉ tranh chấp lãnh thổ.

Cuộc đụng độ bắt đầu từ sáng sớm thứ Sáu, sau khi phía Campuchia được cho là đã nổ súng trước bằng cả vũ khí hạng nhẹ và hạng nặng. Quân đội Thái Lan đáp trả bằng pháo binh, dẫn đến các trận chiến ác liệt tại nhiều điểm nóng ở tỉnh Ubon Ratchathani và Surin. Phía Thái Lan cáo buộc Campuchia đã sử dụng tên lửa tấn công và cho biết đang thu hồi thi thể ở vùng trúng đạn.

Hơn 100.000 người phải sơ tán, căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt​

Theo các cơ quan chức năng, tình hình ở biên giới vẫn "căng như dây đàn". Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết hơn 100.000 dân thường đã được sơ tán đến nơi trú ẩn tạm thời. Trong khi đó, phía Campuchia cũng có hơn 4.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Các video từ hiện trường cho thấy người dân chật vật chạy nạn trong đêm, mang theo hành lý đơn sơ, trú ẩn dưới bạt hoặc trong các trường học.
1753437275911.png

Giao tranh không chỉ dừng lại ở súng đạn, mà còn có sự tham gia của máy bay phản lực F-16 và máy bay không người lái từ Thái Lan, nhắm vào các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Campuchia. Campuchia cáo buộc Thái Lan sử dụng cả bom chùm, trong khi Bangkok chưa phản hồi về cáo buộc này.

Tranh chấp biên giới kéo dài và ảnh hưởng địa chính trị khu vực​

Vùng biên giới dài 800 km giữa Thái Lan và Campuchia, phần lớn do Pháp vạch ra từ thời thuộc địa, từ lâu đã là nguồn cơn của xung đột. Khu vực gần các ngôi đền cổ có giá trị khảo cổ khiến căng thẳng càng thêm phức tạp, khi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
1753437294321.png

Đáng chú ý, cả Thái Lan và Campuchia đều có quan hệ thân thiết với Trung Quốc, trong khi Thái Lan cũng là đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ. Giới quan sát cho rằng xung đột lần này có thể gây ảnh hưởng lớn đến ổn định khu vực.

Bất chấp lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. “Cuộc giao tranh vẫn đang diễn ra,” đại diện chính quyền tỉnh Oddar Meanchey (Campuchia) nói. Về phía Thái Lan, sự bất ổn trong chính trị nội bộ cũng làm phức tạp thêm phản ứng quân sự. (Yahoo)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2hvbi0xMDAtMDAwLW5ndW9pLXBoYWktZGktZG9pLWtoaS14dW5nLWRvdC1iaWVuLWdpb2ktdGhhaS1sYW4tY2FtcHVjaGlhLWJ1b2Mtc2FuZy1uZ2F5LXRodS1oYWkuNjU4MzAv
Top