Màn hình QD-OLED của Samsung có độ sáng cao nhất hiện nay nhờ 1 phương pháp đo lường mới

Kim Chi Ngọc Diệp

Editor
Thành viên BQT
Công ty Hàn Quốc đề xuất 1 phương pháp đo lường mới, thay vì đo độ sáng trắng truyền thống. Trước đây, độ sáng của màn hình thường được đo bằng đơn vị nit (1 nit = 1 cd/m2), 1 nit là độ sáng của 1 ngọn nến chiếu trên 1 mét vuông. Với phép đo truyền thống này, trước khi có công nghệ HDR thì màn hình thường có độ sáng vài trăm nit. HDR xuất hiện dẫn tới 1 số màn hình có thể đạt tới 2.000 hay 3.000 nit ở các vùng sáng trắng.
Song, Samsung Display cho rằng cách đo đó đã lỗi thời. Công ty vừa trình bày 1 phép đo mới có tên eXperienced Color Range (XCR), cho rằng nó mô tả chính xác hơn cảm nhận độ sáng của mắt người. Phương pháp đo này đã được SEMI (Semiconductor Equipment and Materials Institute) thông qua. Đây là 1 viện đại diện cho hơn 2.500 công ty bán dẫn và màn hình trên toàn thế giới.

Màn hình QD-OLED của Samsung có độ sáng cao nhất hiện nay nhờ 1 phương pháp đo lường mới
Samsung Display cho rằng dù 2 màn hình có cùng giá trị độ sáng trắng, mắt người vẫn có thể nhận ra sự khác biệt bằng cách cảm nhận. Nguyên nhân đến từ việc ngoài độ chói sáng trắng của màn hình, mắt người cũng cảm nhận được các loại màu sắc khác nhau. Nói cách khác, màn hình nào có thể tái tạo dải màu tốt hơn sẽ sáng hơn, dù giá trị độ chói sáng trắng là như nhau. Phương pháp cũ đã bỏ qua việc này.
Ngay cả giá trị màu sắc và độ bão hòa màu cũng có thể ảnh hưởng tới độ sáng mà mắt người cảm nhận được, chứ không chỉ mỗi ánh sáng trắng. Hiện tượng này từng được đề cập từ năm 1860 bởi nhà vật lý người Đức Hermann Ludwig Ferdinand von Helmholtz và Friedrich W. Georg Kohlrausch. Ví dụ, trong bảng dưới đây các màu đều có cùng độ chói như nhau, nhưng chúng ta lại cảm nhận màu đỏ có vẻ sáng hơn, nổi bật hơn.

Màn hình QD-OLED của Samsung có độ sáng cao nhất hiện nay nhờ 1 phương pháp đo lường mới


>>> Điểm mới trên TV Samsung.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top