Nhung Phan
Intern Writer
AI và cuộc cách mạng niềm tin: Chúng ta đang tin ai trong thời đại này? Niềm tin đang chuyển nhà, từ con người sang đám đông và giờ là… máy móc?
Bạn nghĩ người trẻ không biết cách kiểm chứng thông tin? Sai rồi. Họ chỉ làm theo cách khác.
Thay vì đọc báo kiểu truyền thống, đọc tiêu đề rồi xem bài, họ đọc tiêu đề, xem bình luận, rồi mới quyết định có đọc bài hay không. Và nếu bạn nghĩ “chuyên gia nói gì thì tin đó”, thì với Gen Z, uy tín nằm ở… bình luận của cộng đồng mạng.
Nghiên cứu của Jigsaw (vườn ươm công nghệ của Google) phát hiện một điều khiến người ngoài 30 tuổi phải hoang mang: Gen Z không nhất thiết tin vào chuyên gia, mà tìm cảm giác tin cậy từ đám đông. Điều này không hề “vô trách nhiệm”, mà là một cơ chế mới để định vị niềm tin trong một thế giới thông tin quá tải.
Khi AI xuất hiện, từ ChatGPT cho đến các công cụ chăm sóc sức khỏe, tài chính, thế hệ này lại càng nhanh chóng tìm đến AI như một “người tư vấn” mới: không phán xét, dễ tiếp cận và (đôi khi) đáng tin hơn con người. Từ chuyện tình cảm, đầu tư, đến cả mối quan hệ công việc, Gen Z sẵn sàng tin vào chatbot, thậm chí có tới 39% muốn có quản lý hoặc đồng nghiệp là AI.
Từ niềm tin trực tiếp (giao tiếp bằng mắt), đến niềm tin theo chiều dọc (vào thể chế), giờ đây công nghệ mở ra một kiểu niềm tin mới: niềm tin phân tán.
Bạn có thể đặt xe qua app, thuê nhà qua Airbnb, hay đầu tư tiền qua người bạn… chưa từng gặp, chỉ vì thấy điểm đánh giá cao. Sự giám sát đám đông, thông qua đánh giá, xếp hạng, phản hồi, giờ là “bộ lọc” tạo ra lòng tin.
Điều thú vị là, ngay cả những người tin vào thuyết âm mưu cũng sẵn sàng chia sẻ với chatbot hơn là với người thật. Họ thấy phản hồi từ AI hợp lý, khách quan hơn. Có lẽ, với họ, AI không làm tổn thương như con người.
AI đang không chỉ là công cụ, mà có thể là “người phiên dịch xã hội”. Một thí nghiệm từ Google DeepMind và Oxford tạo ra “Habermas Machine”, một bot AI giúp hóa giải tranh luận chính trị bằng cách tổng hợp và phản ánh cả ý kiến đa số lẫn thiểu số, từ đó gợi ý các điểm đồng thuận tiềm năng. Và đáng chú ý: con người thích các câu trả lời của AI hơn cả hòa giải viên thật.
Nếu được thiết kế cẩn trọng, AI không chỉ là người hỗ trợ, mà còn là cầu nối, dịch ngôn ngữ giữa các hệ tư tưởng, làm mềm lại những không gian chia rẽ. Khi lòng tin vào chuyên gia sụt giảm, liệu AI có thể giúp mọi người hiểu nhau hơn?
Thách thức ở đây là: xây dựng AI theo cách nâng cao quyền kiểm soát của con người, chứ không thay thế. Các công ty công nghệ cần minh bạch, chính phủ cần đặt quy chuẩn rõ ràng, và người dùng, nhất là thế hệ trẻ, cần được quyền lựa chọn những nền tảng tôn trọng quyền riêng tư, minh bạch và kiểm soát.
Cuối cùng, niềm tin không chết, nó chỉ chuyển dạng. Trong một thế giới mà mọi người ngờ vực những người đứng đầu, có lẽ điều đáng hy vọng nằm ở đám đông, và cả những người máy đang học cách… lắng nghe. (foreignaffairs) (foreignaffairs)
Bạn nghĩ người trẻ không biết cách kiểm chứng thông tin? Sai rồi. Họ chỉ làm theo cách khác.
Thay vì đọc báo kiểu truyền thống, đọc tiêu đề rồi xem bài, họ đọc tiêu đề, xem bình luận, rồi mới quyết định có đọc bài hay không. Và nếu bạn nghĩ “chuyên gia nói gì thì tin đó”, thì với Gen Z, uy tín nằm ở… bình luận của cộng đồng mạng.
Nghiên cứu của Jigsaw (vườn ươm công nghệ của Google) phát hiện một điều khiến người ngoài 30 tuổi phải hoang mang: Gen Z không nhất thiết tin vào chuyên gia, mà tìm cảm giác tin cậy từ đám đông. Điều này không hề “vô trách nhiệm”, mà là một cơ chế mới để định vị niềm tin trong một thế giới thông tin quá tải.

Niềm tin không mất, chỉ là nó chuyển nơi
Nếu chỉ nhìn vào các khảo sát kiểu cũ, niềm tin xã hội có vẻ đang sụp đổ. Tỷ lệ người Mỹ tin Quốc hội chỉ còn 2%, tin truyền thông còn 32% (so với 55% năm 1999). Nhưng thực tế không u ám đến thế. Nhìn qua ống kính nhân học, nơi các nhà nghiên cứu theo dõi hành vi thực tế thay vì chỉ hỏi cảm nhận, thì niềm tin vẫn tồn tại, chỉ là đang dịch chuyển.Từ niềm tin trực tiếp (giao tiếp bằng mắt), đến niềm tin theo chiều dọc (vào thể chế), giờ đây công nghệ mở ra một kiểu niềm tin mới: niềm tin phân tán.
Bạn có thể đặt xe qua app, thuê nhà qua Airbnb, hay đầu tư tiền qua người bạn… chưa từng gặp, chỉ vì thấy điểm đánh giá cao. Sự giám sát đám đông, thông qua đánh giá, xếp hạng, phản hồi, giờ là “bộ lọc” tạo ra lòng tin.
AI không phán xét, không hủy bạn, nhưng có nên tin?
AI mang lại một hình thức niềm tin mới: không cảm xúc, không phán xét, luôn sẵn sàng, và đặc biệt là “không cancel bạn”. Với Gen Z, vốn sinh ra trong một thế giới phân cực và đa nghi, sự trung lập này lại chính là điểm cộng. Một người được hỏi đã thẳng thắn chia sẻ: “Nói chuyện với chatbot thoải mái hơn, vì nó không thể ‘hủy’ tôi!”Điều thú vị là, ngay cả những người tin vào thuyết âm mưu cũng sẵn sàng chia sẻ với chatbot hơn là với người thật. Họ thấy phản hồi từ AI hợp lý, khách quan hơn. Có lẽ, với họ, AI không làm tổn thương như con người.
AI đang không chỉ là công cụ, mà có thể là “người phiên dịch xã hội”. Một thí nghiệm từ Google DeepMind và Oxford tạo ra “Habermas Machine”, một bot AI giúp hóa giải tranh luận chính trị bằng cách tổng hợp và phản ánh cả ý kiến đa số lẫn thiểu số, từ đó gợi ý các điểm đồng thuận tiềm năng. Và đáng chú ý: con người thích các câu trả lời của AI hơn cả hòa giải viên thật.
Nếu được thiết kế cẩn trọng, AI không chỉ là người hỗ trợ, mà còn là cầu nối, dịch ngôn ngữ giữa các hệ tư tưởng, làm mềm lại những không gian chia rẽ. Khi lòng tin vào chuyên gia sụt giảm, liệu AI có thể giúp mọi người hiểu nhau hơn?
Vậy làm sao để tin vào AI… một cách không mù quáng?
Chúng ta không nên thần thánh hóa AI, nhưng cũng đừng vội ruồng bỏ nó. Vấn đề không phải ở chỗ “AI có đáng tin không”, mà là nó đang dần trở thành nơi mà con người đặt niềm tin, khi họ không còn thấy an toàn với các hệ thống truyền thống.Thách thức ở đây là: xây dựng AI theo cách nâng cao quyền kiểm soát của con người, chứ không thay thế. Các công ty công nghệ cần minh bạch, chính phủ cần đặt quy chuẩn rõ ràng, và người dùng, nhất là thế hệ trẻ, cần được quyền lựa chọn những nền tảng tôn trọng quyền riêng tư, minh bạch và kiểm soát.
Cuối cùng, niềm tin không chết, nó chỉ chuyển dạng. Trong một thế giới mà mọi người ngờ vực những người đứng đầu, có lẽ điều đáng hy vọng nằm ở đám đông, và cả những người máy đang học cách… lắng nghe. (foreignaffairs) (foreignaffairs)