Trung Quốc ra mắt tàu đệm từ 600 km/h, biến đường sắt cao tốc HS2 của Anh thành “đồ cổ”

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
Trong khi Anh quốc vẫn đang loay hoay với dự án đường sắt cao tốc HS2, Trung Quốc đã tiến thêm một bước dài với tham vọng phát triển tàu đệm từ (maglev) siêu tốc đạt vận tốc lên tới 600 km/h. Dòng tàu này vừa được công ty quốc doanh CRRC giới thiệu tại Bắc Kinh, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong công nghệ vận tải tương lai.

Khác với tàu hỏa truyền thống chạy trên bánh sắt, tàu đệm từ lơ lửng vài milimét trên đường ray nhờ lực từ, gần như loại bỏ hoàn toàn ma sát. Điều này giúp tăng tốc độ di chuyển lên mức không tưởng, đồng thời giảm tiếng ồn, chi phí bảo trì và lượng khí thải gây ô nhiễm.
1752828933474.png

CRRC kỳ vọng có thể đưa vào vận hành tàu maglev siêu tốc trong vòng 5 năm tới. Nếu thành công, tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ 4 tiếng rưỡi xuống còn 2 tiếng rưỡi. Cùng tầm hoạt động 1.300 km, loại tàu này còn có thể rút ngắn hành trình London - Glasgow xuống chỉ còn 1 tiếng rưỡi, hay London - Birmingham chỉ còn chưa tới 25 phút nhanh hơn cả dự án HS2 dù vẫn chưa hoàn thiện.

Công nghệ từng bị Anh bỏ lỡ, nay có thể định hình tương lai giao thông toàn cầu

Điều trớ trêu là công nghệ đệm từ từng được khởi nguồn từ Anh sau Thế chiến II, với nhà khoa học Eric Laithwaite đóng vai trò tiên phong. Năm 1984, Anh còn là nước đầu tiên trên thế giới đưa maglev vào sử dụng thương mại tại sân bay Birmingham, nhưng sau một thời gian ngắn đã đóng cửa vì trục trặc kỹ thuật. Tham vọng lớn hơn như dự án UK Ultraspeed nối London - Glasgow sau đó cũng bị hủy bỏ, nhường chỗ cho HS2 một dự án tốn kém và đang chậm tiến độ gần một thập kỷ.
1752828951343.png

Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản đang chạy đua phát triển tàu maglev thế hệ mới. Nhật thử nghiệm hệ thống dùng siêu dẫn từ tính, đạt kỷ lục thế giới 603 km/h vào năm 2015, còn Trung Quốc đang cân nhắc giữa hai công nghệ: một loại dùng lực hút (cần điện liên tục) và một loại dùng lực đẩy siêu dẫn (ổn định hơn nhưng phức tạp hơn).

Chi phí xây dựng tuyến maglev tuy cao, nhưng với kết cấu cầu bê tông trên cao, nó lại rẻ hơn đáng kể so với việc đào hầm xuyên núi như ở HS2. Giáo sư Johannes Kluehspies, Chủ tịch Hiệp hội Maglev Quốc tế, nhận định: “Maglev là công nghệ vượt trội và chắc chắn sẽ thắng thế. Càng triển khai sớm thì các thế hệ tương lai càng hưởng lợi.” (Yahoo)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL3RydW5nLXF1b2MtcmEtbWF0LXRhdS1kZW0tdHUtNjAwLWttLWgtYmllbi1kdW9uZy1zYXQtY2FvLXRvYy1oczItY3VhLWFuaC10aGFuaC1kby1jby42NTA4Ny8=
Top