Bui Nhat Minh
Intern Writer
JS Foundry, một nhà sản xuất chip non trẻ của Nhật Bản từng được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực bán dẫn điện, đã nộp đơn phá sản vào tuần trước, chỉ chưa đầy ba năm sau khi chính thức ra mắt. Nguyên nhân chính: nợ nần, doanh số xe điện lao dốc và áp lực cạnh tranh dữ dội từ các công ty Trung Quốc.
Từng được kỳ vọng là mảnh ghép chiến lược trong kế hoạch tự chủ công nghệ và đảm bảo an ninh năng lượng của Nhật Bản, JS Foundry khởi đầu khá thuận lợi với doanh thu khoảng 68 triệu USD trong năm đầu. Tuy nhiên, mọi thứ sụp đổ nhanh chóng: doanh thu giảm gần 75% vào năm 2024, chỉ còn 17,6 triệu USD, sau khi mất hợp đồng sản xuất với On Semiconductor và trước làn sóng khủng hoảng ngành xe điện toàn cầu.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũ kỹ của nhà máy không đủ tiêu chuẩn sản xuất chip silicon carbide (SiC) một công nghệ thế hệ mới khiến chi phí đầu tư đội lên, trong khi dòng tiền chuyển sang âm. JS Foundry sớm chìm trong khoản nợ ước tính 110 triệu USD.
Dù từng cố gắng đàm phán để lập liên doanh sản xuất chip SiC cùng các nhà đầu tư nước ngoài, hy vọng cuối cùng cũng tan biến vào đầu năm 2025 khi các thỏa thuận đổ bể.
Sự sụp đổ của JS Foundry không phải là trường hợp cá biệt. Ngay cả những tên tuổi lớn như Rohm (Nhật) cũng vừa công bố khoản lỗ đầu tiên trong hơn 10 năm. Wolfspeed (Mỹ) một ông lớn từng dẫn đầu về công nghệ SiC cũng đã phải nộp đơn phá sản theo Chương 11, khiến đối tác Renasas (Nhật) thiệt hại nặng.
JS Foundry là minh chứng cho những rủi ro khôn lường khi đầu tư vào ngành bán dẫn một lĩnh vực yêu cầu vốn cực lớn, dễ bị tác động bởi địa chính trị, thay đổi công nghệ và biến động vĩ mô. Trong cuộc đua khốc liệt đó, ngay cả những tay chơi được hỗ trợ mạnh mẽ nhất cũng có thể gục ngã nếu chậm một bước. (Yahoo)
Từ kỳ vọng lớn đến thất bại nhanh chóng
Ra mắt vào tháng 12/2022, JS Foundry (hay JS Fab) nhận được sự hậu thuẫn từ các tổ chức tài chính liên kết với chính phủ Nhật, bao gồm Ngân hàng Phát triển Nhật Bản. Họ tiếp quản một nhà máy 41 năm tuổi của On Semiconductor (Mỹ) tại tỉnh Niigata và tập trung vào chế tạo chip bán dẫn điện linh kiện quan trọng cho xe điện, thiết bị công nghiệp và gia dụng.
Từng được kỳ vọng là mảnh ghép chiến lược trong kế hoạch tự chủ công nghệ và đảm bảo an ninh năng lượng của Nhật Bản, JS Foundry khởi đầu khá thuận lợi với doanh thu khoảng 68 triệu USD trong năm đầu. Tuy nhiên, mọi thứ sụp đổ nhanh chóng: doanh thu giảm gần 75% vào năm 2024, chỉ còn 17,6 triệu USD, sau khi mất hợp đồng sản xuất với On Semiconductor và trước làn sóng khủng hoảng ngành xe điện toàn cầu.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cũ kỹ của nhà máy không đủ tiêu chuẩn sản xuất chip silicon carbide (SiC) một công nghệ thế hệ mới khiến chi phí đầu tư đội lên, trong khi dòng tiền chuyển sang âm. JS Foundry sớm chìm trong khoản nợ ước tính 110 triệu USD.
Chip Trung Quốc “cú đánh chí mạng”
Sự sụt giảm của JS Foundry không chỉ đến từ nội lực yếu, mà còn vì bị cạnh tranh khốc liệt từ các hãng chip Trung Quốc được chính phủ trợ cấp mạnh. Những sản phẩm giá rẻ tràn vào thị trường khiến startup Nhật không thể theo kịp về quy mô và chi phí.Dù từng cố gắng đàm phán để lập liên doanh sản xuất chip SiC cùng các nhà đầu tư nước ngoài, hy vọng cuối cùng cũng tan biến vào đầu năm 2025 khi các thỏa thuận đổ bể.
Sự sụp đổ của JS Foundry không phải là trường hợp cá biệt. Ngay cả những tên tuổi lớn như Rohm (Nhật) cũng vừa công bố khoản lỗ đầu tiên trong hơn 10 năm. Wolfspeed (Mỹ) một ông lớn từng dẫn đầu về công nghệ SiC cũng đã phải nộp đơn phá sản theo Chương 11, khiến đối tác Renasas (Nhật) thiệt hại nặng.
JS Foundry là minh chứng cho những rủi ro khôn lường khi đầu tư vào ngành bán dẫn một lĩnh vực yêu cầu vốn cực lớn, dễ bị tác động bởi địa chính trị, thay đổi công nghệ và biến động vĩ mô. Trong cuộc đua khốc liệt đó, ngay cả những tay chơi được hỗ trợ mạnh mẽ nhất cũng có thể gục ngã nếu chậm một bước. (Yahoo)