VnReview
Hà Nội

Những chi tiết chỉ có “fan ruột” Harry Potter mới hiểu được

Series sách và phim Harry Potter chắc chắn đã được quảng cáo bởi tất cả những người ao ước sẽ nhận được một lá thư từ trường Hogwarts vào sinh nhật thứ 11. Nhưng có một số chi tiết trong các tập phim mà chỉ có Potterphiles (Fan Harry Potter) thực thụ có thể "thẩm thấu" được.

Dưới đây là một số quả trứng Phục sinh Harry Potter mà những thành viên trong đội quân của cụ Dumbledore mới có khả năng lĩnh hội.

Lời nhắn được mã hóa của giáo sư Snape

Phải mất cả series để Harry Potter nhận ra rằng Giáo sư Snape thực sự không phải muốn cấm túc và khiến cuộc sống ở Hogwarts của cậu trở nên khốn khổ. Tuy nhiên, nếu là một học sinh xuất sắc như cô bạn thân Hermione, cậu có thể đã mở khóa được ý định thực sự của Hoàng tử lai trong thời gian dài trước khi nhìn thấy ký ức của giáo sư Snape thông qua Chậu Tưởng kí của cụ Dumbledore trong chương cuối.

Trong Harry Potter và hòn đá phù thủy, giáo sư Snape từng thách thức Harry bằng câu hỏi "Nếu ta thêm rễ bột của lan nhật quang vào dung dịch ngải tây thì ta sẽ được gì." Tưởng như đây chỉ là một cú châm chọc chí mạng đối với tình trạng "ngôi sao mới nổi" của Harry trong trường, và xuất phát từ sự thù hận và ghê tởm của ông thầy. Nhưng khi ngẫm lại, các siêu fan siêu soi đã tìm thấy một tầng nghĩa khác từ trong câu chữ đó.

Xem nào, lan nhật quang là một loài hoa thuộc họ Lily và có ý nghĩa "những nuối tiếc của tôi theo em đến tận cõi chết"; ngải tây có nghĩa là điều gì đó "cay đắng và đau buồn." Điều này đã khiến nhiều người tin rằng Snape thực sự chỉ đang bày tỏ với Potter rằng ông đã rất hối hận về sự qua đời của mẹ cậu – Lily. Câu nói này kết hợp với thực tế ông yêu bà suốt cuộc đời và ôm chặt xác bà trong đau đớn vào ngày phát hiện ra Đứa trẻ còn sống tạo nên một điều rất có ý nghĩa phải không nào?

Thật nhiều số 7

Những chi tiết chỉ có

Số của Harry Potter trong Đội Quidditch Gryffindor là 7, và nó hoàn toàn không phải ngẫu nhiên đâu: cậu là trường sinh linh giá thứ 7 của Voldemort, và có 7 cuốn trong series này. Vì vậy, cho dù bạn có để ý hay không, các nhà làm phim đã nỗ lực hết mình để lồng con số huyền thoại này vào khắp ngóc ngách bộ phim. Đã có hàng tấn thứ được thêm con số 7, như số lượng rắn trên cánh cửa đến Phòng chứa bí mật, số lượng người chơi trên mỗi đội Quidditch, số anh chị em ở gia đình Weasley và số lượng ổ khóa trên rương của Moody Mắt Điên, đây mới chỉ là một vài ví dụ thôi đó.

Biểu tượng Bảo bối tử thần xuất hiện khắp nơi

Biểu tượng Bảo bối tử thần

Nói về biểu tượng hình ảnh, các tập phim đều lướt qua dấu hiệu của Bảo bối Tử thần trong cảnh mấu chốt. Ví dụ, trong một phân đoạn của Harry Potter và Chiếc cốc lửa, rất lâu trước khi câu chuyện anh em Peverell được khám phá ra, cụ Dumbledore đã nhìn chằm chằm vào bộ sưu tập hiện vật của mình trong văn phòng, chúng chỉ xuất hiện trong chớp mắt nhưng được sắp xếp giống biểu tượng đường tròn hình tam giác, đường thẳng tượng trưng cho Áo choàng tàng hình, Hòn đá phục sinh và Cây đũa phép Cơm nguội sau này trong câu chuyện.

Một ví dụ khác là trong Harry Potter và Bảo bối Tử thần: Phần 2, khi Harry đang suy sụp về cái chết của Dobby và nhìn vào mảnh gương ngôi nhà đã từng sở hữu gia tinh này. Biểu tượng lại xuất hiện một cách chớp khoáng bằng cách lóe qua mắt kính của cậu trong tích tắc, dường như để nhắc nhở về nhiệm vụ tiêu diệt các trường sinh linh giá Voldemort. Người hâm mộ hoàn toàn có thể khởi động một cuộc săn trứng Phục sinh với quy mô lớn lớn để tìm những phân cảnh xuất hiện biểu tượng tối quan trọng này bởi vì nó rải rác trong suốt series ở những khoảnh khắc nhỏ.

Những lời tiên tri của giáo sư Trelawney

Giáo sư Trelawney

Hermione Granger không quan tâm nhiều đến bói toán, nhưng những lời tiên tri của giáo sư Trelawney đã trở nên chính xác đến mức đáng kinh ngạc, mặc dù bà trông thật kì quặc. Khi các nhân vật hồi tưởng lại, bà chính là người từ chối lời mời ăn tối trong Harry Potter và Tù nhân Azkaban vì cho rằng 12 người đã ngồi và người thứ 13 sẽ không may mắn. (Giả thuyết sau đó là người đầu tiên đứng lên từ bàn 13 sẽ là người đầu tiên chết, và, như định mệnh, Sirius Black đứng dậy đầu tiên từ một bàn có số lượng như vậy trong Harry Potter và Hội Phượng hoàng. Và... vâng, anh ấy đã chết trước).

Tuy nhiên cần phải có một giác quan đặc biệt nhạy bén để phát hiện ra rằng bà đã từng tuyên bố sinh nhật Harry là ngày cuối cùng, mặc dù vào thời điểm đó nó không có ý nghĩa gì cả. Trong cùng một chương, bà nói rằng bà nghĩ anh sinh vào giữa mùa đông, nhưng anh trả lời rằng sinh nhật của anh thực sự là vào tháng 7. Tuy nhiên, ngày sinh của Voldemort là đêm giao thừa, và vì một phần linh hồn Harry gắn kết Voldemort sau khi sống sót trong cuộc tấn công gia đình cậu, vậy dường như bà cũng đúng mà nhỉ?

Và, đương nhiên, bà xứng đáng với danh xưng "nhà tiên tri" sau khi phán rằng "Kẻ có quyền năng đánh bại Chúa tể Hắc ám đang xuất hiện... con của những người đã ba lần thách thức hắn, sinh ra khi tháng thứ bảy tàn đi... và Chúa tể Hắc ám sẽ khiến kẻ ấy là đối thủ ngang cơ, nhưng kẻ ấy lại có những quyền phép mà Chúa tể Hắc ám không biết được... và hai người ấy, kẻ này sẽ chết về tay kẻ kia, bởi vì người này không thể sống khi kẻ kia tồn tại... kẻ có quyền năng đánh bại Chúa tể Hắc ám sẽ được sinh ra khi tháng bảy tàn đi..."

Socola ếch

Harry và Ron trên chuyến tàu đầu tiên

Có một sự liên quan nho nhỏ gợi nhớ cuộc hành trình đầu tiên của Harry trên chuyến tàu đến Hogwarts xuất hiện ở cảnh cuối cùng của Harry Potter và Bảo bối tử thần: Phần 2. Trong chuyến đi đầu tiên, khi cậu kết bạn với Ron Weasley, cậu đã sử dụng chiếc túi chứa đầy đồng galleon của mình để mua "bữa tiệc lớn" các món ăn trên xe đẩy, sau đó cậu và Ron nhồi nhét tất cả những món ăn đầy mê hoặc đó đến no căng bụng.

Tuy nhiên, một trong những thỏi socola ếch đó rơi qua cửa sổ, nhưng điều đó không quan trọng với Ron vì cậu chàng lúc đó dành sự quan tâm nhiều hơn cho việc sưu tập các thẻ nhân vật tặng kèm. Trong cảnh phim cuối cùng, khi những đứa trẻ của Harry và Ginny lên cùng chuyến tàu với những đứa trẻ của Ron và Hermione, một thỏi socola được ném từ ngoài cửa sổ vào như một dấu hiệu khởi đầu cho một câu chuyện mới.

Quay số 6-2-4-4-2 để đến Bộ phép thuật

Bốt điện thoại đến Bộ phép thuật

Trong Harry Potter và Hội Phượng hoàng, Harry bị triệu đến Bộ Pháp thuật để tham dự một phiên điều trần trước Ủy ban Pháp luật Wizengamot sau khi gọi Thần hộ mệnh của mình để cứu mình và em họ Dudley khỏi một Giám ngục khi ở xứ Muggle. Ông Weasley đi cùng Harry đến phiên điều trần và đưa Harry vào một bốt điện thoại để đến Bộ. Ông quay số để: 6-2-4-4-2. Bạn phải biết ở một chiếc điện thoại truyền thống, các chữ cái và con số được sắp xếp trên bàn phím và những chữ số đó chỉ xảy ra khi đánh vần "M-A-G-I-C" (Phép thuật). Điều này hiển nhiên không phải là một sự trùng hợp.

Bản nhạc chủ đề Hedwig's Theme

Bác Hagrid

Một điều ghi điểm nữa của loạt phim Harry Potter là sở hữu nhạc phim gây ám ảnh kể từ khi các bộ phim được phát hành, không thể bị nhầm lẫn và thuộc về bộ phim mãi mãi. Bản nhạc chủ đề đã được đặt tên là "Hedwig's theme", nhưng "nhạc công" thực sự trong phim là bác Hagrid. Trong Harry Potter và hòn đá phù thủy, khi đang chơi giai điệu trên cây sáo của mình thì Harry, Ron và Hermione chạy đến chỗ ông để biết thông tin quan trọng về những khúc quanh co trong sân trường. Có lẽ nó nên được gọi là "Hagrid's Theme"?

Quán bar của Aberforth

Cụ Aberforth

Từng có một phân cảnh trong Harry Potter và Hội Phượng hoàng khi Harry, Ron và Hermione rời khỏi Hogwarts tạm thời để thành lập Quân đội của cụ Dumbledore tại làng Hogsmeade. Khi họ bước vào Hog's Head, một quán bar địa phương, để bàn bạc một số kế hoạch bí mật, họ thấy rằng chỉ có một nhân viên pha chế lẩn khuất trong bóng tối, và ông ta có một con dê. Chỉ có các fan trung thành nhất của Rowling mới nhận ra rằng đây là hình ảnh thoáng qua của em trai cụ Albus Dumbledore, cụ Aberforth, người bị ám ảnh bởi những con dê và sở hữu một quán bar. Đây là tiền đề cho sự xuất hiện trong Harry Potter và Bảo bối tử thần: Phần 2 khi bộ ba cố gắng lẻn vào Hogwarts trong thời điểm điều hành bởi một hiệu trưởng rắc rối, khi đó, cụ Aberforth đến để giúp đỡ.

Chỉ mở ra khi kết thúc

Chỉ mở ra khi kết thúc

Dòng chữ nổi tiếng được khắc trong quả Snitch là "Tôi mở ra khi mọi thứ kết thúc." Giải thích một cách rõ ràng nhất là, khi Harry hôn nó trong Bảo bối tử thần, nó tự mở ra để tặng cậu hòn đá Phục sinh để anh ta có thể nói chuyện với những người thân yêu đã mất từ lâu trước khi hy sinh bản thân cho Voldemort để hoàn thành lời tiên tri. Cậu đã nhận được nó trong cuốn sách đầu tiên, ngay từ khi bắt đầu cuộc hành trình này, và nó đã mở ra lúc mọi việc kết thúc. Đơn giản phải không nào?

Tuy nhiên, điều thực sự khiến độc giả phải trợn ngược mắt là việc Rowling xuất bản cuốn sách đầu tiên vào năm 1997, khi các sự kiện của Bảo bối Tử thần diễn ra theo dòng thời gian. Dòng chữ này là một tuyên bố cho sự nhượng quyền thương mại. Nó sẽ được thực hiện khi câu chuyện kết thúc. Điên đầu nhỉ!

Liệu tất cả chỉ xảy trong đầu Harry?

Harry gặp lại cụ Dumbledore sau khi bị giết

Một trong những lý thuyết kỳ quặc nhất người hâm mộ đưa ra liên quan đến sách và phim Harry Potter là ý tưởng rằng mọi thứ kỳ diệu về cuộc sống của Harry bên ngoài căn nhà số 4 đường Privet Drive đều là hư cấu trong trí tưởng tượng của cậu. Ý tưởng này cụ thể là Harry, một đứa trẻ mồ côi bị tra tấn, không bao giờ biết cha mẹ mình và bị bắt sống trong tủ dưới gầm cầu thang bởi người dì và người chú độc ác của mình, đã nghĩ ra câu chuyện hư cấu này như một cơ chế trốn tránh hoàn cảnh. Hơn nữa trong Harry Potter và Bảo bối Tử thần: Phần 2, có một phân đoạn chỉ là lướt qua (có thể hiểu là một sự phỏng đoán) nhưng điều này rất có khả năng.

Sau khi Harry bị giết bởi cây đũa phép của Voldemort và tỉnh dậy trong một viễn cảnh mơ màng tại Ngã tư vua, cậu gặp lại cụ Dumbledore, cụ đã cho cậu lựa chọn ở lại cõi sống hoặc đi đến cõi bên kia. Harry hỏi cụ Dumbledore liệu đây có phải chỉ xảy ra trong đầu cậu, và cụ Dumbledore trả lời quả quyết dĩ nhiên là chuyện xảy ra bên trong đầu cậu, nhưng liên quan gì đến việc thật hay không. Hãy rút ra những việc cần phải làm.

Ngọc Linh

Chủ đề khác