Huawei và Xiaomi: hai gã khổng lồ đi theo hai hướng khác nhau để sinh tồn


Hai công ty smartphone nổi tiếng ở Trung Quốc, là động lực chính cho ngành công nghiệp điện tử tăng trưởng. Tuy nhiên, Huawei và Xiaomi lại đi hai con đường khá khác biệt và có thể dẫn tới cái đích khác nhau.

Huawei đi theo con đường bài bản và thận trọng, nhưng tình thế hiện tại lại ép họ phải tăng tốc, xông xáo hơn. Xiaomi tỏ ra là một hãng tham vọng giống Huawei, nhưng lại thiếu tầm ảnh hưởng sâu rộng và đang phải áp dụng một thái độ buông xuôi chỉ để tồn tại.

Khoảng giai đoạn từ 2005 đến 2014 là thập kỷ vàng cho ngành công nghiệp smartphone Trung Quốc tăng trưởng. Các công ty mọc lên như nấm và "bám" vào smartphone để sinh trưởng. Đi nhanh đến 2020, thị trường ngày càng khắc nghiệt và chật chội, những kẻ yếu thế dần rơi rụng và quyền lực tập trung vào một nhóm nhất định - bộ tứ Huawei, Xiaomi, Oppo và Vivo.

Huawei nằm trong số ít hãng có thể tự phát triển modem mạng 5G và chipset di động

Bên cạnh việc là một hãng smartphone lớn, Huawei còn có chi nhánh HiSilicon hoạt động trong ngành bán dẫn. Giờ thì đó đã là một đối thủ cạnh tranh với Qualcomm ở thị trường modem mạng 5G. Không chỉ vậy, thông qua HiSilicon, Huawei cũng là một hãng smartphone hiếm hoi tự thiết kế được chip di động. Trên thế giới chỉ một vài công ty làm được như vậy, còn lại đều phụ thuộc vào chipset Snapdragon của Qualcomm.

Hai hướng đi khác biệt

Tính từ 2019 trở lại đây, Huawei và Xiaomi ngày càng tỏ ra khác biệt trong chiến lược đầu tư cho tương lai. Huawei chọn lựa cẩn thận và đầu tư một cách từ từ. Xiaomi thì dàn trải đầu tư vào mọi thứ, từ vật liệu cho tới vi mạch (IC). Ví dụ, trong cùng khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 2019 cho tới tháng Hai năm 2020, Huawei rót vốn vào 7 hãng bán dẫn còn Xiaomi lên tới 15.

Với việc đầu tư ra bên ngoài Trung Quốc, các doanh nghiệp thường đặt ra những cái đích khác nhau. Một thì chỉ đơn thuần là chuyện tiền nong khi muốn thu lời thật nhanh chóng từ khoản đầu tư. Người khác thì xem đây là một cách để khỏa lấp các khoảng trống trong chuỗi cung ứng, nâng cao trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản trị ở lĩnh vực mới, nhằm cạnh tranh lâu dài trong tương lai.

Để phát triển chuỗi cung ứng và hệ sinh thái của riêng minh, Xiaomi và Huawei đều có những khó khăn riêng

Trong việc phát triển chuỗi cung ứng, cả hai lại bị mắc kẹt ở vị trí khá giống nhau. Huawei rất nổi tiếng nhưng lại bị Mỹ tấn công và o bế. Xiaomi có sự hiện diến rất thấp trong chuối cung ứng, nhưng riêng với xây dựng hệ sinh thái của riêng mình, họ lại đi trước Huawei.

Huawei chuyển đổi chiến lược

Bởi vì Huawei có vị thế lớn trên thị trường không kém Samsung hay Apple, các bước đầu tư của họ luôn thu hút sự chú ý của giới truyền thông và các nhà đầu tư, được đem ra mổ xẻ kỹ lưỡng. Đặc biệt khi Huawei luôn thận trọng với đầu tư ra nước ngoài.

Huawei tiến hành đầu tư rất hạn chế, chỉ khoảng 14 trường hợp được công khai cho đến nay. Chín trong số đó là hoạt động thâu tóm và sát nhập (M&A). Các mục tiêu của công ty Mỹ nhắm đến thường làm việc về internet of things, chip, lưu trữ đám mây. Họ cũng định ra hai nguyên tắc cơ bản: thứ nhất là luôn cưỡng lại sức cám dỗ của tiền bạc thuần túy; thứ hai là luôn tuân theo "Luật Cơ bản của Huawei" - công ty hạn chế đầu tư vào các ngành nằm ngoài lĩnh vực truyền thông cốt lõi.

Huawei luôn cẩn trọng trong việc đầu tư, với bộ các quy tắc nghiêm ngặt

Rút ra từ 14 vụ đầu tư của Huawei cho đến nay, có một số điểm chung như sau:

  • Đầu tư ra lệch khỏi lĩnh vực truyền thông diễn ra chậm chập và thường sẽ thất bại.

  • Huawei đầu tư hướng tới việc làm chủ các công ty hoạt động trong IoT, đám mây.

  • Hầu hết các mục tiêu đều đã có quan hệ làm ăn từ trước với Huawei.

  • Huawei gần như không đầu tư vào hệ sinh thái và ứng dụng liên quan tới Internet.

Khoảng năm 2010, Huawei quan tâm tới sự phát triển vùng nổ của mạng Internet, đã đầu tư vào một số công ty như HopeRun Tech, Kunlun Tech và Stormplayer. Việc IPO thành công của ba doanh nghiệp này đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho Huawei. Nhưng công ty Trung Quốc vốn quen thuộc thông qua mô hình B2B (doanh nghiệp hướng tới doanh nghiệp) hơn là B2C (doanh nghiệp hướng tới khách hàng), cổ phiếu Huawei bị pha loãng và thậm chí lao dốc.

Không còn chỉ tập trung vào viễn thông, Huawei quyết định dấn thân vào nhiều ngành mới

Đến khoảng 2014, Huawei đưa ra quyết định quan trọng là chuyển đổi trọng tâm kinh doanh sang phát triển mạng lưới doanh nghiệp, điện toán đám mây và IoT. Lúc này, Phòng Đầu tư Phát triển chịu trách nhiệm cho việc rót vốn đầu tư bên trong nội bộ Huawei, đi đầu trong việc thực hiện vài thương vụ. Tuy nhiên, hầu như chúng đều chưa thành hình cụ thể.

Thiếp lập trung tâm công nghệ

Họ tiếp tục sảy chân trong hoạt động đầu tư mãi cho đến tháng Tư năm 2019. Phòng Đầu tư Phát triển "ném" khoảng 170 triệu nhân dân tệ vốn đầu tư vào 5 công ty bán dẫn khác nhau, bắt đầu những thương vụ có chủ đích rõ ràng, chuyên biệt. Năm công ty được rót vốn làm việc trải dài từ vật liệu bán dẫn, quang học cho tới thiết kế vi mạch. Các khoản đầu tư trong lĩnh vực ứng dụng bây giờ nhắm thẳng tới mục tiêu là smartphone, xe tự hành và thông minh, AI, tự động hóa công nghiệp,...

Sở dĩ có sự chuyển mình như vậy là bởi hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, Huawei bị chính quyền Mỹ dồn ép không ngừng, làm suy yếu và có nguy cơ sụp đổ chuỗi cung ứng. Muốn tồn tại, Huawei vẫn thu thập đồng minh hoặc tự xây dựng công nghệ cho riêng mình. Thứ hai, khi smartphone thoái trào, áp lực cạnh tranh tăng thêm, Huawei phải dấn thân vào những ngành nghề mà họ không được phép bỏ lỡ - IoT, AI, điện toán đám mây.

Huawei kỳ vọng dẫn đầu trong cách lĩnh vực như IoT, AI, đám mây

Cho đến nay, Huawei đã cởi mở hơn trong đầu tư. Chúng ta có thể thấy những nguyên tắc đã thay đổi như dưới đây:

  • Công nghệ truyền thông: Đây vốn là nền tảng của Huawei và họ sẽ tiếp tục sử dụng "Luật Cơ bản của Huawei" làm kim chỉ nam.

  • Chuỗi cung ứng: Huawei sẽ tìm cách làm phong phú thêm chuỗi cung ứng, "vá" những lỗ hổng có thể làm sụp đổ họ, ví dụ băng tần vô tuyến, bằng sáng chế, vật liệu bán dẫn.

  • Xe thông minh: Năm 2019, Huawei đã thành lập đơn vị kinh doanh mới là Giải pháp Xe Thông minh, cho thấy họ hứng thú gia nhập ngành ô tô. Trong tương lai, công ty mong muốn trở thành nhà cung ứng giải pháp và phụ tùng cho các đối tác.

  • Hệ sinh thái Huawei Mobile Services (HMS): Do bị Mỹ ngăn chặn hợp tác với Google, Huawei phải nỗ lực phát triển giải pháp di động cho riêng mình. Đây sẽ là mấu chốt cho tương lai của họ, bởi cả khi lệnh cấm được dỡ bỏ, không có gì đảm bảo sau này sẽ còn lần thứ hai, thứ ba Mỹ ra đòn lần nữa.

Một hệ quả của việc đầu tư phát triển HMS là Huawei cũng không còn chỉ bó buộc trong phần cứng. Công ty sẽ phải mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ Internet, phần mềm, nhằm củng cố cho HMS làm đối trọng thay thế Google Mobile Services (GMS).

Hoạt động đầu tư dàn trải ngổn ngang của Xiaomi

Về xuất phát nền tảng, Xiaomi không may mắn có được cái gene ‘công nghệ' như Huawei. Với họ, ‘Internet' mới là DNA. Và như đã nói ở trên, trong khi Huawei tiến bước chậm chạp, Xiaomi ngược lại luôn tìm cách mở rộng thật nhanh. Họ đã giới thiệu một dải thương vụ đầu tư rất dài kể từ khi thành lập.

Trong khi Huawei tỏ ra dè dặt trong đầu tư, Xiaomi lại rất năng động rót vốn cho nhiều công ty mới

Tính đến hiện tại, số công ty được Xiaomi rót vốn đã lên tới khoảng 500, rất nhiều sau đó trở thành công ty con như Yujiahui, Huami, Viomi và Rockrobo. Họ đầu tư vào nhiều ngành nghề như hàng hóa tiêu dùng, phần cứng thông minh, giáo dục, trò chơi điện tử, mạng xã hội, văn hóa và giải trí, sức khỏe và y tế, vận tải, tài chính,... Không nguyên tắc cụ thể hay mối liên kết chặt chẽ nào.

So với các công lớn công nghệ như Samsung, Apple, Sony và trực tiếp là Huawei, Xiaomi có nhiều điểm bất lợi: sức nặng thương hiệu, công nghệ cốt lõi, khả năng sinh lời của sản phẩm, tiếng nói trong chuỗi cung ứng. Chính vì lẽ đó, họ đầu tư vào các công ty và công nghệ một cách dàn trải nhằm khỏa lấp chênh lệch với những cái tên đầu ngành.

Xiaomi tập trung vun đắp cho một hệ sinh thái gồm các phần cứng thông minh liên quan tới IoT. Nó rất rộng, từ bộ sạc di động cho tới đồ gia dụng thông minh (máy lọc không khí, nồi cơm điện,...). Xiaomi cũng mở rộng tới cả những nhu yếu phẩm hàng ngày, vốn chẳng liên quan gì tới công nghệ hay Internet - khăn, giày, gấu bông, gối,... Tất cả tạo nên một vòng tròn sinh thái độc đáo cùng chuỗi giá trị cho Xiaomi.

Nhờ đầu tư dàn trải, Xiaomi nhanh chóng xây dựng cho mình một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ rộng lớn

Một điểm mà không nhiều người biết, Xiaomi thực hiện đầu tư vào nhiều công ty nhưng không phải lúc nào cũng giữ lượng cổ phần lớn. Họ thường giới hạn mức đầu tư dưới 30%. Bắt đầu từ 2017, Xiaomi rót vốn vào ngành bán dẫn. Cho đến nay, họ đã đầu tư vào hơn 15 hãng thiết kế chip, liên quan tới nhiều ứng dụng như điện thoại di động, vật liệu mới,... Đồng thời cân nhắc tới cả các lĩnh vực như sản xuất thông minh, tự động hóa công nghiệp.

Động lực của Xiaomi

Điện thoại vẫn được xem là cốt lõi của họ. Tuy nhiên, smartphone chỉ được xem là phần đáy của "chuỗi thức ăn" do hàm lượng công nghệ thấp và áp lực cạnh tranh cao. Bởi vì so với các công ty lớn khác, Xiaomi không nắm trong tay nhiều công nghệ lõi, và biên lợi nhuận từ smartphone của họ thấp đến thảm hại.

Tất nhiên Xiaomi hoàn toàn nhận thức được điểm yếu này. Công ty nỗ lực cải thiện điểm yếu của kẻ đi sau trong ngành công nghệ và đã thu được một số thành quả, ví dụ bộ sạc GaN Type-C 65W hay WI-Fi 6. Thực tế, hãng đã rót vốn vào công ty tên Navitas Semi trong nửa đầu năm 2018, còn tháng hai năm 2020, đầu tư vào Senscomm Semi. Đây chính là những cái tên giúp họ ra mắt hai công nghệ đáng chú ý ở trên.

"Cú sảy chân" đáng nhớ của Xiaomi

Tuy vậy, nỗ lực bổ sung công nghệ vào nền tảng yếu kém của mình không phải lúc nào cũng thành công. Xiaomi đã học theo Samsung, Apple và Huawei để phát triển bộ xử lý ứng dụng riêng. Họ đã thất bại sau đó, con chip Surge S1 64-bit là sản phẩm đầu tiên và cuối cùng. Xiaomi nhận ra được bài học cho mình - một thứ phức tạp như vậy cần rất nhiều tài năng, công nghệ và vốn đầu tư mà hiện tại họ chưa có đủ. Đáng lẽ không nên xem nhẹ việc tự phát triển chip di động như vậy!

Với một dự án dài hơi, Xiaomi hiểu rằng cần rất nhiều lợi nhuận để có thể nuôi dưỡng nó lâu dài. Việc đó cũng gánh lấy rủi ro rất lớn, càng đầu tư nhiều thì càng rủi ro cao.

Hiện tại ra sao?

Trong năm 2019, doanh thu Huawei tăng trưởng đạt 850 tỷ tệ, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng giao hàng smartphone đạt 240 triệu đơn vị, xếp thứ hai trên thế giới. Theo CEO ngành hàng điện tử tiêu dùng, họ biết năm 2020 sẽ cực kỳ khó khăn và thề giữ mức thị phần ổn định. Nguyên nhân tất nhiên là đến từ lệnh cấm Mỹ. Công ty cần đạt chi tiêu khoảng 200 triệu máy, nếu không muốn bị Apple hay Xiaomi ở phía sau vượt.

Huawei là hãng điện thoại lớn thứ 2 thế giới, sau Samsung;

Trong khi đó, mặt hàng thiết bị đeo và PC của Huawei tăng trưởng hơn 200%. Doanh số điện thoại 5G cũng vượt mốc 10 triệu đơn vị. Nhìn chung, họ vẫn ở thế thuận lợi trước khi bước vào cuộc chiến sinh tồn năm 2020 này, bởi Mỹ chắc chắn sẽ càng tăng thêm áp lực.

Để chuẩn bị cho giai đoạn mới, Huawei thực thi chiến lược "1 + 8 + N". "1" có nghĩa là smartphone, ưu tiên số 1 của họ lúc này; "8" bao gồm PC, tablet, xe hơi, thiết bị đeo, AR, VR, màn hình lớn thông minh (TV), loa thông minh. "N" được hiểu là một số lượng khổng lồ thiết bị IoT, giúp họ hoàn thiện dải sản phẩm thông minh.

Ở chiều ngược lại, Xiaomi, Oppo, Vivo và các hãng Trung Quốc khác đều có khoảng thời gian khó khăn. Họ cũng sẽ phải tìm cách tăng cường doanh thu, tỉ suất lợi nhuận, số lô hàng và các công nghệ cốt lõi. Tuy nhiên, vì nội lực không bằng, con đường của họ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tạo dựng nền tảng công nghệ so với Huawei.

Các công ty smartphone Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sức mạnh công nghệ của bản thân

Năm 2019, Xiaomi đã tái cơ cấu lại bộ máy của mình, trong đó gồm việc chia tách công ty con Songguo Electronics thành một công ty mới - Nanjing Big Fish Semiconductor. Sau đó, họ tăng tốc nghiên cứu chip IoT của riêng mình. Ngành công nghiệp cũng lan truyền rằng Oppo đang tự phát triển một số con chip riêng, áp dụng cho điện thoại.

Kết luận

Chúng ta hiểu rõ cả Xiaomi lẫn Huawei đều hướng đến mục đích cuối cùng - tự định đoạt số phận của mình. Cạnh tranh bằng cách phá giá sẽ chỉ khiến họ hạ gục lẫn nhau, chỉ có nâng cấp bản thân và so găng bằng công nghệ, họ mới có thể tiến lên một cách tự tin.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chuyên môn hóa như hiện nay, sẽ là bất khả thi nếu một công ty muốn tự phát triển toàn bộ hệ sinh thái xoay quanh sản phẩm, hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ một vài mảng kinh doanh. Để tồn tại, bạn cần có "át chủ bài" mà bản thân kiểm soát hoàn toàn, một công nghệ cực kỳ tiên tiến đưa bạn lọt vào top đầu ngành.

Liệu Xiaomi và Huawei có thành công với mục đích làm chủ số phận bản thân?

Nếu Xiaomi hoặc Huawei hay bất kỳ công ty nào có thể tiếp tục đầu tư vào công nghệ đầu nguồn, tự phát triển được con chip của riêng mình, đó sẽ là bước đầu tiên để Trung Quốc có thể nắm lấy thập kỷ vàng tiếp theo của ngành công nghiệp điện tử.

Ambitious Man

Thành viên mới đăng
Top