Hầu hết chúng ta đều biết thiếu ngủ có thể ảnh hưởng trầm trọng đến nếp sinh hoạt hàng ngày. Từ tâm trạng cáu kỉnh và trở nên vụng về, đến dễ bị cảm lạnh và mắc các bệnh mãn tính. Tất cả đều được rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
Nhưng mới đây, một nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ còn khiến cho chúng ta mất đi niềm vui trong cuộc sống. Nhà tâm lý học Nancy Sin đến từ Đại học British Columbia cho biết: "Ngay cả những tác động nhỏ trong suốt quá trình ngủ cũng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đến cách chúng ta phản ứng với cuộc sống hàng ngày".
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát gần 2.000 người trưởng thành trong độ tuổi từ 33 – 84. Sau khi đánh giá các điều kiện cơ bản xoay quanh, những người tham gia được theo dõi trong vòng tám ngày liên tục với một số câu hỏi về thời gian ngủ, những áp lực, trải nghiệm tích cực hay tiêu cực mà họ phải trải qua mỗi khi thức giấc.
Tuy nhiên, kết quả có được lại không thấy bất kỳ phản ứng cảm xúc nào của ngày hôm trước dự đoán chất lượng giấc ngủ cho ngày hôm sau. Trong khi điều này đã được chứng minh thông qua một số nghiên cứu trước đây.
Sin và các đồng nghiệp đã rất thận trọng trong quá trình thực hiện, bởi một số dữ liệu từ bệnh nhân là do trí nhớ có được nên không phải lúc nào cũng chuẩn xác. Đồng thời, đây còn được xem là một những nghiên cứu đầu tiên kiểm tra tác động của các yếu tố đời sống lên giấc ngủ tự nhiên, thay vì trong điều kiện phòng thí nghiệm. Với những dữ liệu có được, nhóm nghiên cứu hy vọng nó có thể giúp ích cho các cuộc điều tra dài hạn trong tương lai.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mức độ liên quan giữa căng thẳng và khả năng dễ vô giấc của mỗi người, vì cả hai quá trình sinh lý đều chia sẻ chung một mạng lưới thần kinh.
Tất cả chúng ta đều biết chất lượng giấc ngủ được xem là thứ nên ưu tiên hàng đầu, nhưng không phải ai cũng có thể làm được
Vì vậy, không có gì quá ngạc nhiên khi những căng thẳng, lo âu mà chúng ta nghĩ về cuộc sống trong đại dịch đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ hay thậm chí là trong giấc mơ. Nhưng ngay cả khi những sự kiện làm thay đổi thay đổi thế giới chưa diễn ra, nghiên cứu còn phát hiện nhiều người phương Tây không ngủ đủ giấc. ;
Theo đó, có đến một phần ba số người trưởng thành ở Mỹ ngủ ít hơn số giờ được khuyến cáo trong ngày: 7 – 9 tiếng. Và có đến 12% người Úc ngủ ít hơn 5,5 giờ mỗi ngày. Điều này nói lên rằng: Nếu việc ưu tiên giấc ngủ là dễ dàng thì có lẽ nhiều người sẽ không gặp khó khăn khi làm điều đó.
Cũng như căng thẳng và tình trạng sức khỏe mãn tính, các yếu tố khác như gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, phải làm việc theo ca hay nhiều công việc trong ngày, và sự cô đơn cũng đều khiến chúng ta khó ngủ đủ từ 7 – 9 giờ.
Hiện trên Internet hay các phương tiện truyền thông đều có hướng dẫn một số mẹo giúp cải thiện chứng khó ngủ. Nhưng nếu có thể thay đổi một số thói quen xấu, hay nếp sống không lành mạnh làm ảnh hưởng giấc ngủ, thì thứ chúng ta nhận lại được không chỉ là một cơ thể khỏe hơn mà còn là tâm trạng lạc quan và có nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.
Minh Hoàng theo Science Alert