Tìm hiểu về khả năng quay video super slow-motion 960fps


Sony đã bắt đầu một xu hướng mới khá thú vị bằng chiếc Xperia XZ Premium ra mắt vào năm 2017 khi nó được tích hợp chế độ quay siêu chậm slow-motion 960fps. Chế độ này cho phép người dùng quay lại các cảnh chuyển động chậm hơn 4 lần so với chế độ 240fps thông thường.

Tìm hiểu thêm về khả năng quay video super slow-motion 960fps

Dù vậy, chế độ slow-motion này không hoàn hảo bởi nó đòi hỏi đến điều kiện ánh sáng cực tốt và số lượng chuyển động thu được trong một giây ít hơn. Thế nhưng, điều đó cũng không khiến các công ty sản xuất smartphone thêm nó vào những sản phẩm của mình, bao gồm cả Samsung, Huawei, Xiaomi và Realme.

Dù vậy, không phải tất cả mọi chế độ quay 960fps đều được tạo ra như nhau. Thế nên, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm ra được những thiết bị nào có chế độ này "thực sự" và những thiết bị nào là không.

Sự khác biệt giữa 960fps thật và giả

Tìm hiểu thêm về khả năng quay video super slow-motion 960fps

Chế độ slow motion 960fps cũng đòi hỏi phải có phần cứng đi kèm, cụ thể, đó là một cảm biến camera có DRAM nhúng bên trong. Bằng cách đính kèm một bộ nhớ siêu nhanh vào cảm biến camera, chiếc điện thoại có thể có khả năng lưu tất cả mọi khung hình được tạo ra từ chế độ 960fps. Chỉ đơn giản là bộ nhớ smartphone truyền thống (UFS 2.1 và eMMC) không thể bắt kịp số lượng khung hình được tạo ra từ chế độ này. Chính điều này khiến DRAM nhúng bên trong trở thành một phần không thể thiếu của quy trình.

Nếu chiếc điện thoại của bạn không sử dụng cảm biến camera có DRAM nhúng thì như thế nào? Trên thực tế, số lượng cảm biến này được sử dụng rất ít. Thế nên, các nhà sản xuất đã sử dụng các phương pháp nội suy/xử lý bằng phần mềm để chế độ super slow motion 960fps hoạt động. Cụ thể, họ sẽ thêm các khung hình trùng vào video có tốc độ khung hình thấp hơn nhằm tạo ra một clip mượt mà hơn với tốc độ 960fps.

Kết quả thu được sẽ đạt được 960fps, nhưng nhiều hơn một nửa số khung hình đó chỉ đơn giảm là các bản sao chứ không phải là duy nhất như bên trong một video 960fps thật. Nó tương tự như các chế độ làm mượt chuyển động có trên TV ngày nay bằng cách sao chép các khung hình trùng để đạt được mức 60fps cho nội dung.

Những cảm biến camera nào hỗ trợ?

Tìm hiểu thêm về khả năng quay video super slow-motion 960fps

Ở hiện tại, số lượng cảm biến camera hỗ trợ 960fps chuẩn khá ít, cụ thể là Sony IMX400, IMX345 và Samsung ISOCELL Fast 2L3. Những cảm biến này được tích hợp DRAM nhúng bên trong để xử lý các khung hình nhận được một cách nhanh chóng.

Số lượng các thiết bị sử dụng các cảm biến này bao gồm Sony Xperia XZ, XZ Premium, Xperia XZ2, XZ2 Compact, XZ2 Premium, Xperia XZ3, dòng Samsung Galaxy S9 và Galaxy Note 9 của Samsung. Nếu bạn đang sử dụng các thiết bị này, hãy yên tâm rằng chúng có khả năng quay 960fps thực sự dựa trên phần cứng.

Vẫn chưa rõ các cảm biến gần đây có thực sự hỗ trợ 960fps dựa trên phần cứng hay không bởi Sony không công bố các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Mới đây, Sony cũng đã "quảng bá" khả năng 960fps trên chiếc smartphone Xperia 1 mới của mình, dù rằng nó sử dụng cảm biến camera IMX445 ít được biết đến. Trước đó, công ty đến từ Nhật Bản này đã tuyên bố rằng họ không sử dụng cảm biến 48MP nhằm muốn thiết bị mới hỗ trợ 960fps. Đó có thể là lý do cho thấy IMX445 thực sự có khả năng quay video 960fps dựa trên phần cứng.

Trong khi đó, Samsung Semiconductor đã xác nhận với Android Authority rằng cảm biến ISOCELL Fast 2L4 có hỗ trợ 960fps, nhưng họ không tiết lộ cụ thể chiếc điện thoại cụ thể nào sử dụng camera này. Trang web chính thức của công ty cũng liệt kê các loại cảm biến khác nha, nhưng không có bất kì thông tin nào về khả năng slow-motion.

Tuy nhiên, một điều khác mà chúng ta cần biết đó chính là các cảm biến camera 48MP hiện tại dường như không có khả năng 960fps thực. Sony đã xác nhận điều này ngay khi ra mắt IMX586, trong khi đó, Samsung lại không đề cập đến bất kì khả năng nào liên quan đến slow-motion hay DRAM bổ sung cho cảm biến GM-1 hay GM-2. Cảm biến 64MP sắp tới của Samsung (GW1) cũng sẽ chỉ hỗ trợ tối đa 480fps.

Điều này cho thấy rằng các chiếc điện thoại có camera 48MP hay 64MP xuất hiện trên thị trường đều không hỗ trợ khả năng 960fps thực.

Những chiếc điện thoại nào không có khả năng quay 960fps dựa trên phần cứng?

Tìm hiểu thêm về khả năng quay video super slow-motion 960fps

Thực tế, các cảm biến 48MP và 64MP không hỗ trợ 960fps ngay khi xuất xưởng. Các chiếc điện thoại 48MP nổi bật có hỗ trợ 960fps bao gồm bộ đôi Xiaomi Mi 9, dòng Redmi K20, Realme X và Honor View 20.

Xiaomi đã xác nhận với Android Authority rằng họ sử dụng phương pháp dựa trên phần mềm để đạt được khả năng quay super slow-motion 960fps này.

Huawei cũng là một công ty khác "tâng bốc" khả năng quay 960fps trên những chiếc flagship 40MP của mình. Dòng P20 và Mate 20 sử dụng cảm biến Sony IMX600 cho các camera chính, trong khi dòng P30 lại sử dụng cảm biến IMX650. Đáng tiếc là không có bất cứ thông tin nào xác nhận liệu rằng những cảm biến này có hỗ trợ khả năng 960fps dựa trên phần cứng hay không, nhưng một đoạn video trên YouTube đã cho thấy các bóng ba cùng những thành phần nhân tạo khác khi so với đoạn video slow-motion gốc của Samsung.

Trang Android Authority đã thử liên hệ với Huawei để tìm hiểu xem liệu rằng flagship của họ có hỗ trợ khả năng quay 960fps dựa trên phần cứng hay không, hay họ sử dụng phần mềm. Dù vậy, công ty công nghệ đến từ Trung Quốc này chưa đưa ra bất kì câu trả lời nào.

Realme là một công ty khác tuyên bố hỗ trợ khả năng quay 960fps và quảng bá tính năng này trên Realme 3 Pro và Realme X. Realme X sở hữu cảm biến IMX586 48MP vốn không có bộ nhớ DRAM cần thiét để hỗ trợ 960fps. Còn Realme 3 Pro lại sử dụng cảm biến IMX519 giống như những chiếc điện thoại OnePlus 2018 và các thông tin trước đó xác nhận rằng cảm biến này có thể đạt mức 480fps. Cũng giống như Huawei, Android Authority đã liên hệ với Realme nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, nếu đó không phải là một chiếc flagship của Sony hay Samsung, khả năng rất cao, chúng không hỗ trợ khả năng quay video 960fps bằng phần cứng.

Vậy tính năng này thực sự có cần thiết?

Tìm hiểu thêm về khả năng quay video super slow-motion 960fps

Khi so giữa các clip super slow motion 960fps thuần và nội suy, bạn có thể không nhận sự khác biệt. Và HiSpeedCams lưu ý rằng bóng ma và các biến dạng nhận tạo thường là đặc điểm nhận dạng của các video slow-motion bằng nội suy. Những thành phần nhân tạo nào có kết quả tệ hơn khi so trực tiếp với một clip 960fps thuần.

HiSpeedCams cũng lưu ý thêm rằng các bối cảnh phức tạp (ví dụ như vô số màu sắc và nhiều mẫu hình) trong những video super slow-motion nội suy sẽ không thực sự khớp lắm. Bạn cũng có thể nhận thấy các chuyển động nhanh như nước, sông, bắn nước và một số vật thể khác (chim, mưa rơi) sẽ xuất hiện bóng ma hoặc bóng mờ.

Một điều quan trọng khác là chất lượng video thực tế, vì không có gì là lạ khi các clip 960fps (bất kể là gốc hay nội suy) đều được nén lại.

Trong trường hợp sử dụng phần mềm để nội suy lên 960fps, tốc độ khung hình gốc trước khi đưa qua xử lý cũng rất quan trọng. Ví dụ, nội suy từ một clip 120fps lên 960fps sẽ đồng nghĩa rằng sẽ có 7 trong 8 khung hình bị trùng lặp. Trong khi đó, việc nội suy từ một video 480fps lên thì cũng chỉ có một nửa số khung hình bị sao chép.

Dĩ nhiên, khả năng quay super slow-motion có thực sự cần thiết hay không lại còn phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn thực sự hứng nó với nó hãy tìm hiểu và chọn cho mình một chiếc smartphone phù hợp nhé.

Minh Hùng

Thành viên mới đăng
Top