baotieumanthau
Pearl
Trong vòng 44 ngày sau khi nhậm chức Thủ tướng Anh, bà Liz Truss đã mất đi hai thành viên Nội các, phải hủy bỏ chương trình nghị sự kinh tế và cuối cùng là từ chức. Sau đây là những mốc thời gian nổi bật trong nhiệm kỳ của vị Thủ tướng nắm quyền ngắn ngủi nhất trong lịch sử nước Anh.
Liz Truss là Thủ tướng nắm quyền ngắn ngủi nhất trong lịch sử nước Anh
Ngày 5/9: Bà Liz Truss chiến thắng cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ và sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của nước Anh. Bà cam kết một “kế hoạch táo bạo” nhằm cắt giảm thuế và phát triển kinh tế cũng như “đối phó với khủng hoảng năng lượng”.
Ngày 6/9: Bà Truss trở thành Thủ tướng, bổ nhiệm ông Kwasi Kwarteng làm Bộ trưởng Tài chính.
Bà Truss gặp mặt Nữ hoàng Anh tại Scotland hôm 6/9
Ngày 7/9: Bà Truss công bố nội các mới, bổ nhiệm mới 15 quan chức cấp cao và giữ nguyên 16 quan chức từ nội các cũ.
Ngày 8/9: Thủ tướng Truss tuyên bố mức giá trần năng lượng và cam kết hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn với hóa đơn trong vòng 6 tháng, và hỗ trợ một cách chọn lọc với những công ty dễ bị tổn thương.
Bà mô tả động thái trên là “táo bạo” và nói thêm “chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và không có lựa chọn nào là miễn phí".
Buổi chiều cùng ngày, Nữ hoàng Anh qua đời.
Ngày 23/9: Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng công bố kế hoạch ngân sách nhỏ trước Quốc hội với mục tiêu cắt giảm thuế, hóa đơn năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây là kế hoạch cắt giảm thuế lớn nhất kể từ năm 1972.
Ông Kwarteng cho biết kế hoạch tăng cường vay nợ thêm 70 tỷ bảng Anh này sẽ giải quyết ba vấn đề: đảm bảo giá năng lượng, hỗ trợ công bằng cho doanh nghiệp và tài trợ cho thị trường năng lượng.
Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng công bố kế hoạc giảm thuế lớn nhất trong nhiều thập kỷ
Ngày 26/9: Đồng bảng Anh chỉ còn đổi được 1,035 USD, mức thấp nhất trong hàng chục năm. Các nhà giao dịch lo sợ khối nợ phình to của chính phủ Anh.
Ngày 27/9: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố “đang quan sát cẩn thận” các diễn biến và kêu gọi London thay đổi cách tiếp cận.
Ngày 28/9: Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tuyên bố tạm thời mua vào 65 tỷ bảng Anh trái phiếu chính phủ để hỗ trợ các quỹ hưu trí đang có nguy cơ sụp đổ vì lợi suất lên cao.
Ngày 29/9: Thủ tướng Anh bảo vệ kế hoạch kinh tế của mình, khẳng định bà sẵn sàng đưa ra những “quyết định khó khăn” để giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Bà cho biết Anh đang đối mặt với “thời kỳ kinh tế rất, rất khó khăn” và đổ lỗi cho cuộc xung đột Ukraine.
Ngày 2/10: Bà Truss thừa nhận những sai lầm trong kế hoạch ngân sách nhỏ, nhưng vẫn từ chối cắt giảm chi tiêu công.
Ngày 3/10: Bà Truss và ông Kwarteng chấm dứt kế hoạch bỏ thuế suất thu nhập cá nhân 45% với những người giàu nhất. “Chúng tôi hiểu và đã lắng nghe”, Bộ trưởng Tài chính Anh nói.
Ngày 5/10: Bà Truss hứa “sẽ đưa chúng ta vượt qua bão tố” và “đưa nước Anh tiến lên”.
Ngày 12/10: Bà Truss tái khẳng định sẽ không cắt giảm chi tiêu để cân bằng ngân sách, bất chấp việc các nhà kinh tế và thị trường tài chính đặt câu hỏi về kế hoạch của bà.
Ngày 14/10: Bộ trưởng Tài chính Kwarteng bị sa thải sau khi trở về từ cuộc họp với IMF tại Washington.
Bà Truss sau đó đưa ông Jeremy Hunt lên làm Bộ trưởng Tài chính mới. Bà tuyên bố sẽ tăng thuế doanh nghiệp từ 19% lên 25% vào tháng 4/2023.
Ngày 17/10, bà Truss xin lỗi vì sai lầm, nhưng quyết bám trụ
Ngày 15/10: Bộ trưởng Hunt chỉ trích chương trình nghị sự kinh tế của bà Truss. Tổng thống Joe Biden cũng chỉ trích kế hoạch này: “Tôi không phải là người duy nhất nghĩ [kế hoạch của bà Truss] là sai lầm” và gọi kết cục với nền tài chính Anh là “dễ đoán”.
Ngày 16/10: Cựu Bộ trưởng Crispin Blunt công khai kêu gọi bà Truss từ chức. Hai Nghị sĩ Andrew Bridgen và Jamie Wallis sau đó cũng có yêu cầu tương tự
Ngày 17/10: Bộ trưởng Hunt loại bỏ đa số kế hoạch kinh tế của bà Truss để làm dịu lại thị trường. Ông cho biết kế hoạch giảm thuế cơ bản 1% sẽ không diễn ra, đồng thời nâng mức giá trần năng lượng.
Ngày 19/10: Bà Truss tuyên bố mình là “một chiến binh, không phải kẻ bỏ cuộc”. Quốc hội Anh xảy ra tranh cãi về lệnh cấm khai thác khí đốt bằng phương pháp thủy lực cắt phá (fracking). Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman từ chức và chỉ trích nhiệm kỳ Thủ tướng của bà Truss.
Bà Liz Truss tuyên bố từ chức bên ngoài Số 10 Phố Downing hôm 20/10
Ngày 20/10: Thủ tướng Liz Truss từ chức sau 44 ngày nắm quyền. Bà Truss hiện là Thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Thủ tướng Anh kế nhiệm bà sẽ được lựa chọn ra trong tuần sau.
Ngày 5/9: Bà Liz Truss chiến thắng cuộc bầu cử lãnh đạo Đảng Bảo thủ và sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo của nước Anh. Bà cam kết một “kế hoạch táo bạo” nhằm cắt giảm thuế và phát triển kinh tế cũng như “đối phó với khủng hoảng năng lượng”.
Ngày 6/9: Bà Truss trở thành Thủ tướng, bổ nhiệm ông Kwasi Kwarteng làm Bộ trưởng Tài chính.
Ngày 7/9: Bà Truss công bố nội các mới, bổ nhiệm mới 15 quan chức cấp cao và giữ nguyên 16 quan chức từ nội các cũ.
Ngày 8/9: Thủ tướng Truss tuyên bố mức giá trần năng lượng và cam kết hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn với hóa đơn trong vòng 6 tháng, và hỗ trợ một cách chọn lọc với những công ty dễ bị tổn thương.
Bà mô tả động thái trên là “táo bạo” và nói thêm “chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và không có lựa chọn nào là miễn phí".
Buổi chiều cùng ngày, Nữ hoàng Anh qua đời.
Ngày 23/9: Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng công bố kế hoạch ngân sách nhỏ trước Quốc hội với mục tiêu cắt giảm thuế, hóa đơn năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây là kế hoạch cắt giảm thuế lớn nhất kể từ năm 1972.
Ông Kwarteng cho biết kế hoạch tăng cường vay nợ thêm 70 tỷ bảng Anh này sẽ giải quyết ba vấn đề: đảm bảo giá năng lượng, hỗ trợ công bằng cho doanh nghiệp và tài trợ cho thị trường năng lượng.
Ngày 26/9: Đồng bảng Anh chỉ còn đổi được 1,035 USD, mức thấp nhất trong hàng chục năm. Các nhà giao dịch lo sợ khối nợ phình to của chính phủ Anh.
Ngày 27/9: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tuyên bố “đang quan sát cẩn thận” các diễn biến và kêu gọi London thay đổi cách tiếp cận.
Ngày 28/9: Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tuyên bố tạm thời mua vào 65 tỷ bảng Anh trái phiếu chính phủ để hỗ trợ các quỹ hưu trí đang có nguy cơ sụp đổ vì lợi suất lên cao.
Ngày 29/9: Thủ tướng Anh bảo vệ kế hoạch kinh tế của mình, khẳng định bà sẵn sàng đưa ra những “quyết định khó khăn” để giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Bà cho biết Anh đang đối mặt với “thời kỳ kinh tế rất, rất khó khăn” và đổ lỗi cho cuộc xung đột Ukraine.
Ngày 2/10: Bà Truss thừa nhận những sai lầm trong kế hoạch ngân sách nhỏ, nhưng vẫn từ chối cắt giảm chi tiêu công.
Ngày 3/10: Bà Truss và ông Kwarteng chấm dứt kế hoạch bỏ thuế suất thu nhập cá nhân 45% với những người giàu nhất. “Chúng tôi hiểu và đã lắng nghe”, Bộ trưởng Tài chính Anh nói.
Ngày 5/10: Bà Truss hứa “sẽ đưa chúng ta vượt qua bão tố” và “đưa nước Anh tiến lên”.
Ngày 12/10: Bà Truss tái khẳng định sẽ không cắt giảm chi tiêu để cân bằng ngân sách, bất chấp việc các nhà kinh tế và thị trường tài chính đặt câu hỏi về kế hoạch của bà.
Ngày 14/10: Bộ trưởng Tài chính Kwarteng bị sa thải sau khi trở về từ cuộc họp với IMF tại Washington.
Bà Truss sau đó đưa ông Jeremy Hunt lên làm Bộ trưởng Tài chính mới. Bà tuyên bố sẽ tăng thuế doanh nghiệp từ 19% lên 25% vào tháng 4/2023.
Ngày 15/10: Bộ trưởng Hunt chỉ trích chương trình nghị sự kinh tế của bà Truss. Tổng thống Joe Biden cũng chỉ trích kế hoạch này: “Tôi không phải là người duy nhất nghĩ [kế hoạch của bà Truss] là sai lầm” và gọi kết cục với nền tài chính Anh là “dễ đoán”.
Ngày 16/10: Cựu Bộ trưởng Crispin Blunt công khai kêu gọi bà Truss từ chức. Hai Nghị sĩ Andrew Bridgen và Jamie Wallis sau đó cũng có yêu cầu tương tự
Ngày 17/10: Bộ trưởng Hunt loại bỏ đa số kế hoạch kinh tế của bà Truss để làm dịu lại thị trường. Ông cho biết kế hoạch giảm thuế cơ bản 1% sẽ không diễn ra, đồng thời nâng mức giá trần năng lượng.
Ngày 19/10: Bà Truss tuyên bố mình là “một chiến binh, không phải kẻ bỏ cuộc”. Quốc hội Anh xảy ra tranh cãi về lệnh cấm khai thác khí đốt bằng phương pháp thủy lực cắt phá (fracking). Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman từ chức và chỉ trích nhiệm kỳ Thủ tướng của bà Truss.
Ngày 20/10: Thủ tướng Liz Truss từ chức sau 44 ngày nắm quyền. Bà Truss hiện là Thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Thủ tướng Anh kế nhiệm bà sẽ được lựa chọn ra trong tuần sau.