Ảnh chụp chi tiết chưa từng có về Tinh vân Đại Bàng ngoài vũ trụ

James Webb Space Telescope (JWST hay Webb) đã chụp được 1 bức ảnh khổng lồ và chi tiết tuyệt đẹp về Các cột Hình thành (Pillars of Creation), vốn là một vùng thiên thể sinh ra các ngôi sao mới. Bức ảnh 122MP này được chụp bằng Camera Gần Hồng ngoại (NIRCam: Near-Infrared Camera) của Webb và là hình ảnh cận cảnh cho thấy một tập hợp con của Tinh vân Đại Bàng, vốn cách Trái Đất 6.500 năm ánh sáng.
Ảnh chụp chi tiết chưa từng có về Tinh vân Đại Bàng ngoài vũ trụ
Khu vực này được chụp lại lần đầu tiên bằng Kính viễn vọng Không gian Hubble (Hubble Space Telescope) vào năm 1995 (và một lần nữa vào năm 2014). Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) nói rằng nó là một chủ đề phổ biến và không chỉ được chụp lại bởi Hubble mà còn từ các đài quan sát đẳng cấp thế giới khác như Kính viễn vọng Herschel (Herschel Telescope). Hệ thống hình ảnh của Webb là hệ thống tiên tiến nhất từng chụp được Các cột Hình thành và nó tiên tiến hơn đáng kể so với hệ thống của Hubble. Hình ảnh mà nó tạo ra sẽ giúp nhiều nhà nghiên cứu cập nhật các mô hình hình thành sao của họ vì giờ đây họ có thể nhìn thấy những chi tiết chính xác hơn về quần thể sao cũng như lượng khí và bụi trong khu vực. Để tham khảo, dưới đây là bức ảnh về Các cột Hình thành mà Hubble đã chụp vào năm 2014:
Ảnh chụp chi tiết chưa từng có về Tinh vân Đại Bàng ngoài vũ trụ
ESA giải thích: “Các cột trụ 3 chiều trông giống như những khối đá hùng vĩ, nhưng có tính thẩm thấu cao hơn rất nhiều. Các cột này được tạo thành từ khí mát giữa các vì sao và bụi, đôi khi xuất hiện ở dạng trong suốt một nửa trong ánh sáng cận hồng ngoại.” Các “tiền sao” mới hình thành được ESA là “kẻ nổi bật hơn” và là những quả cầu màu đỏ tươi, vốn thường có nhiều gai nhiễu xạ cũng như nằm bên ngoài một trong các cột trụ. ESA cho biết thêm: “Khi các nút (knot) có khối lượng đủ lớn bên trong những cột khí và bụi, chúng bắt đầu sụp đổ dưới lực hấp dẫn của chính mình, từ trừ nóng lên và cuối cùng hình thành các ngôi sao mới.” “Còn những đường gợn sóng trông giống như dung nham thì sao? Đây là những vụ phóng ra từ các ngôi sao vẫn đang hình thành trong khí và bụi. Các ngôi sao trẻ định kỳ bắn ra các tia phản lực va chạm với những đám mây vật chất, giống như những cột trụ dày này. Điều này đôi khi cũng dẫn đến sóng xung kích phía trước, có thể tạo thành những mô hình gợn sóng giống như một chiếc thuyền khi nó di chuyển trong nước. Ánh sáng màu đỏ thẫm xuất phát từ các phân tử hydro đầy năng lượng, vốn được sinh ra từ phản lực và chấn động. Điều này thể hiện rõ ràng ở cột trụ thứ 2 và thứ 3 từ trên xuống - hình ảnh NIRCam thực tế đang bắt nhịp với hoạt động của chúng. Theo ước tính, những ngôi sao trẻ này chỉ mới vài trăm nghìn năm tuổi.” ESA lưu ý rằng mặc dù bức ảnh cận hồng ngoại của Webb có thể xuyên qua các đám mây nhằm mang đến cái nhìn cận cảnh về những thực thể vũ trụ bên ngoài Các cột Hình thành, thế nhưng, không có bất kỳ thiên hà nào trong tầm nhìn này. “Thay vào đó, một hỗn hợp khí và bụi mờ được gọi là môi trường giữa các vì sao cản đường. Nó chặn tầm nhìn sâu hơn của chúng ta về vũ trụ, và được thắp sáng bởi ánh sáng tập thể từ ‘nhóm’ ngôi sao đông đúc trong khu vực.” >>> Chúng ta sẽ thấy gì khi ở trong một tinh vân? Nguồn: PetaPixel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top