Các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Nhật Bản đang xây dựng nhiều nhà máy mới tại quê nhà, với tầm nhìn xa hơn sự sụt giảm nhu cầu chip hiện tại, đó là thời đại xe điện và cuộc chạy đua lật đổ TSMC của Samsung và Intel.
V Technology là công ty chuyên thiết kế máy móc cho ngành công nghiệp chip, bao gồm các thiết bị kiểm tra mặt nạ bình quang (photomask) - một phần của quá trình in mạch. Nhưng cho đến nay, họ không có nhà máy riêng nên phải nhờ một công ty khác gia công sản xuất. Yokosuka là nhà máy đầu tiên của công ty.
Chủ tịch Shigeto Sugimoto cho biết: “Bằng cách sở hữu nhà máy của riêng mình, chúng tôi có thể giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất và nhận ra những lợi ích đáng kể về chi phí.”
Sugimoto cho biết, nhu cầu về chip cho máy tính cá nhân và thiết bị tiêu dùng khác có thể giảm, nhưng về lâu dài, nhiều máy chủ hơn và sự phổ biến của xe điện sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn.
TSMC đã thực hiện những khoản đầu tư như vậy để xây dựng 1 nhà máy tại Nhật Bản, hợp tác với Sony, Denso,...
Nhà phân tích Akira Minamikawa của công ty tình báo thị trường Anh Omdia cho biết: “Sẽ đặc biệt khó khăn trong nửa đầu năm 2023.”
Về lâu dài, kết nối 5G và xe điện dự kiến sẽ nâng cao nhu cầu về bán dẫn. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị khoảng 100 nghìn tỷ Yên, tương đương hơn 700 tỷ USD vào năm 2030 - gấp đôi mức năm 2020.
Trong khoảng thời gian đó, thị trường thiết bị sản xuất bán dẫn của Nhật Bản đã sẵn sàng tăng gấp đôi lên hơn 4 nghìn tỷ Yên.
Kokusai Electric (Nhật Bản), chuyên sản xuất thiết bị xử lý tấm wafer bán dẫn, đang chi 24 tỷ Yên để xây dựng 1 nhà máy ở thành phố Tonami. Đây là khoản đầu tư lớn nhất của công ty, kể từ khi được quỹ phòng hộ KKR của Mỹ mua lại từ tay Hitachi vào năm 2017.
Kokusai Electric, vốn có Intel là khách hàng, có những nhà máy ở Hàn Quốc và Nhật Bản hoạt động hết công suất, nhưng công ty không thể đáp ứng kịp các lô hàng. Việc xây dựng nhà máy Tonami dự kiến hoàn thành trong năm 2024, Kokusai Electric sẽ mở rộng công suất tại các cơ sở hiện có. Công suất cuối cùng sẽ tăng gấp đôi so với quy mô của năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021.
Canon, công ty sản xuất máy in thạch bản dùng để tạo mạch chip, sẽ xây dựng 1 nhà máy mới ở Utsunomiya. Dự kiến hoạt động vào mùa xuân năm 2025, nó sẽ tăng gấp đôi công suất trên toàn công ty.
Giám đốc điều hành cấp cao Hiroaki Takeishi cho biết: “Khoản đầu tư quyết định này sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất, từ đó đảm bảo nguồn cung ổn định.”
Thiết bị sản xuất bán dẫn chiếm một nửa số dự án mới sắp được triển khai tại nước này.
Nhật Bản cũng đã công bố nỗ lực của riêng mình đối với mục tiêu chế tạo chip tiên tiến và xoay chuyển tình trạng mất khả năng cạnh tranh trước các đối thủ Hàn Quốc và Đài Loan. Rapidus, một công ty mới của Nhật Bản có các nhà đầu tư bao gồm Toyota Motor và NTT, đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2027.
Theo Omdia, Nhật Bản chiếm khoảng 30% thị phần trong thị trường thiết bị bán dẫn, giúp ngành này có nền tảng cạnh tranh tương đối tốt hơn so với toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản.
>>> Nhật "liên thủ" với Mỹ, đầu tư 2,38 tỷ USD xây trung tâm nghiên cứu chip 2nm chạy đua với Hàn Quốc, Trung Quốc
Nguồn: Nikkei Asia
Cược vào xe điện
V Technology bắt đầu hoạt động hết công suất trong tuần này tại 1 nhà máy và trung tâm nghiên cứu ở thành phố cảng Yokosuka, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ Yên (tương đương 14,2 triệu USD).V Technology là công ty chuyên thiết kế máy móc cho ngành công nghiệp chip, bao gồm các thiết bị kiểm tra mặt nạ bình quang (photomask) - một phần của quá trình in mạch. Nhưng cho đến nay, họ không có nhà máy riêng nên phải nhờ một công ty khác gia công sản xuất. Yokosuka là nhà máy đầu tiên của công ty.
Chủ tịch Shigeto Sugimoto cho biết: “Bằng cách sở hữu nhà máy của riêng mình, chúng tôi có thể giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất và nhận ra những lợi ích đáng kể về chi phí.”
Sugimoto cho biết, nhu cầu về chip cho máy tính cá nhân và thiết bị tiêu dùng khác có thể giảm, nhưng về lâu dài, nhiều máy chủ hơn và sự phổ biến của xe điện sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn.
Thị trường chip đang suy giảm
Thị trường bán dẫn đã trở nên ảm đạm hơn khi các lô hàng smartphone và PC chững lại. Theo tổ chức Thống kê Thương mại Chất bán dẫn Thế giới, doanh số bán dẫn đã giảm 2% trong tháng 7, đây là mức giảm đầu tiên trong 32 tháng so với cùng kỳ năm ngoái. Sự suy giảm đó tiếp tục diễn ra trong tháng 8 và tháng 9.Nhà phân tích Akira Minamikawa của công ty tình báo thị trường Anh Omdia cho biết: “Sẽ đặc biệt khó khăn trong nửa đầu năm 2023.”
Về lâu dài, kết nối 5G và xe điện dự kiến sẽ nâng cao nhu cầu về bán dẫn. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, thị trường bán dẫn toàn cầu dự kiến sẽ đạt giá trị khoảng 100 nghìn tỷ Yên, tương đương hơn 700 tỷ USD vào năm 2030 - gấp đôi mức năm 2020.
Trong khoảng thời gian đó, thị trường thiết bị sản xuất bán dẫn của Nhật Bản đã sẵn sàng tăng gấp đôi lên hơn 4 nghìn tỷ Yên.
Nhiều tỷ USD vẫn đang đổ vào ngành chip
Tại Mỹ, Đạo luật Khoa học và CHIPS do Tổng thống Joe Biden ký hồi tháng 8 sẽ cung cấp 39 tỷ USD trong vòng 5 năm nhằm khuyến khích sản xuất trong nước. Với việc các nhà máy sản xuất chip mới của Mỹ đang được Intel, TSMC và những công ty khác xây dựng, luật này sẽ khuyến khích nhiều nhà cung cấp thiết bị đầu tư năng lực.Kokusai Electric (Nhật Bản), chuyên sản xuất thiết bị xử lý tấm wafer bán dẫn, đang chi 24 tỷ Yên để xây dựng 1 nhà máy ở thành phố Tonami. Đây là khoản đầu tư lớn nhất của công ty, kể từ khi được quỹ phòng hộ KKR của Mỹ mua lại từ tay Hitachi vào năm 2017.
Kokusai Electric, vốn có Intel là khách hàng, có những nhà máy ở Hàn Quốc và Nhật Bản hoạt động hết công suất, nhưng công ty không thể đáp ứng kịp các lô hàng. Việc xây dựng nhà máy Tonami dự kiến hoàn thành trong năm 2024, Kokusai Electric sẽ mở rộng công suất tại các cơ sở hiện có. Công suất cuối cùng sẽ tăng gấp đôi so với quy mô của năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021.
Canon, công ty sản xuất máy in thạch bản dùng để tạo mạch chip, sẽ xây dựng 1 nhà máy mới ở Utsunomiya. Dự kiến hoạt động vào mùa xuân năm 2025, nó sẽ tăng gấp đôi công suất trên toàn công ty.
Giám đốc điều hành cấp cao Hiroaki Takeishi cho biết: “Khoản đầu tư quyết định này sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian sản xuất, từ đó đảm bảo nguồn cung ổn định.”
Thiết bị sản xuất bán dẫn chiếm một nửa số dự án mới sắp được triển khai tại nước này.
Nhật Bản cũng đã công bố nỗ lực của riêng mình đối với mục tiêu chế tạo chip tiên tiến và xoay chuyển tình trạng mất khả năng cạnh tranh trước các đối thủ Hàn Quốc và Đài Loan. Rapidus, một công ty mới của Nhật Bản có các nhà đầu tư bao gồm Toyota Motor và NTT, đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2027.
Theo Omdia, Nhật Bản chiếm khoảng 30% thị phần trong thị trường thiết bị bán dẫn, giúp ngành này có nền tảng cạnh tranh tương đối tốt hơn so với toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản.
>>> Nhật "liên thủ" với Mỹ, đầu tư 2,38 tỷ USD xây trung tâm nghiên cứu chip 2nm chạy đua với Hàn Quốc, Trung Quốc
Nguồn: Nikkei Asia