Cách cá ngựa đực mang thai và sinh con "độc nhất vô nhị" không loài nào học được

Ở loài cá ngựa, con đực sẽ mang thai và sinh con. Cá ngựa bố sẽ ấp các phôi đang phát triển trong một cái túi nằm trên đuôi của chúng. Túi này tương đương với tử cung của động vật có vú cái. Nó chứa nhau thai hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cá ngựa con.
Cá ngựa bố sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy cho con trong thời kỳ mang thai, sử dụng một số cơ chế di truyền giống như quá trình mang thai của động vật có vú. Tuy vậy, khi đến thời kỳ sinh nở, nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy cá ngựa đực dường như dựa vào các hành vi phức tạp và cấu trúc cơ thể độc đáo của chúng để tạo thuận lợi hết cỡ cho việc chuyển dạ.

Hormone "chịu trách nhiệm" cho việc sinh con

Chuyển dạ là một quá trình sinh học khá phức tạp ở động vật mang thai cái được điều khiển bởi các hormone bao gồm oxytocin. Động vật có vú và bò sát, oxytocin gây ra các cơn co thắt ở các cơ trơn của tử cung.
Ở động vật có vú cái, thành tử cung chứa nhiều cơ trơn. Oxytocin kích thích cơ trơn này co lại, giúp mang lại quá trình chuyển dạ.
Nhóm các nhà nghiên cứu của từ Đại học Sydney và Đại học Newcastle đã bắt đầu xác định cách thức hoạt động của quá trình chuyển dạ ở cá ngựa đực.

Cách cá ngựa đực mang thai và sinh con độc nhất vô nhị không loài nào học được
Cá ngựa đực ấp các phôi đang phát triển trong một cái túi nằm trên đuôi của chúng
Dữ liệu di truyền cho thấy việc chuyển dạ ở cá ngựa có thể bao gồm một quá trình tương tự như quá trình chuyển dạ ở động vật có vú cái. Một nghiên cứu từ năm 1970 cũng chỉ ra rằng khi cá ngựa đực không mang thai tiếp xúc với oxytocin phiên bản cá - được gọi là isotocin, chúng sẽ biểu hiện các hành vi giống như chuyển dạ.
Do vậy các nhà nghiên cứu dự đoán cá ngựa đực sẽ sử dụng hormone họ oxytocin để kiểm soát quá trình sinh nở thông qua việc co các cơ trơn bên trong túi cá bố mẹ.

Những gì khoa học đã thấy

Để tìm hiểu việc sinh để ở cá ngựa, các nhà khoa học đã cho các mảnh túi cá ngựa tiếp xúc với isotocin. Nếu isotocin làm cho các mô kiểm soát (ruột) của ở con người co lại, thì đáng ngạc nhiên là hormone này không tạo ra các cơn co thắt nào ở những túi này của cá.
Khi họ kiểm tra các túi này dưới kính hiển vi, họ nhận thấy nó chỉ chứa các bó cơ trơn nhỏ rải rác, ít hơn nhiều so với tử cung của động vật có vú cái, cho nên trong thí nghiệm nói trên nó không tạo ra cơn co.
Tiếp tục sử dụng kỹ thuật hình ảnh 3D kết hợp với kính hiển vị, nhóm nghiên cứu so sánh cấu trúc cơ thể của cá ngựa bụng đực và cá ngựa cái. Ở cá thể đực, họ thấy ba xương nằm gần lỗ mở túi, liên kết với các cơ xương lớn.

Cách cá ngựa đực mang thai và sinh con độc nhất vô nhị không loài nào học được
Bộ xương của cá ngựa đực dường như thích nghi với việc sinh nở
Các loại xương và cơ này kiểm soát vây hậu môn ở các loài cá khác. Ở cá ngựa, vây hậu môn rất nhỏ và có rất ít hoặc không có chức năng bơi lội. Cơ và xương vây hậu môn ở cá ngựa đực lớn hơn nhiều so với cá ngựa cái, và định hướng của chúng cho thấy chúng có thể kiểm soát việc mở túi tử cung.

Sự tương đồng thú vị giữa hành vi "tán tỉnh" và sinh con ở cá ngựa đực

Tán tỉnh ở cá ngựa được xem là một quá trình gian nan. Con đực sẽ mở và đổ đổ đầy nước vào túi bằng cách để cơ thể cúi gập về phía trước và co cơ thể lại để ép nước vào túi, trước khi thực hiện hành vi giao phối với cá cái.
Tương tự, khi chuyển dạ, cá ngựa đực uốn cong cơ thể về phía đuôi, ấn vào rồi thả lỏng. Cá ngựa đực còn được nhận thấy là có những cú giật toàn thân ấn tượng. Chuyển động này kết hợp với việc mở túi cho phép nước biển chảy vào.
Khi lỗ túi mở càng lớn hơn, những nhóm cá ngựa con bị đẩy ra theo mỗi chuyển động. Hàng trăm chú cá sơ sinh được đẩy ra trong một thời gian ngắn.

Những phát hiện này cho thấy việc mở túi vừa là để "tán gái" vừa là để sinh nở được tạo điều kiện thuận lợi nhờ sự co thắt của các cơ xương lớn nằm gần lỗ mở túi. Chính các cơ này kiểm soát việc mở túi cá ngựa, cho phép cá ngựa bố kiểm soát có ý thức việc tống xuất con non của chúng vào cuối thai kỳ.
Những kết quả bất ngờ từ nghiên cứu đã tiết lộ rằng cá ngựa đực sử dụng các cơ chế khác nhau để sinh con so với cá cái mang thai. Nhóm nghiên cứu đã suy đoán rằng hormone oxytocin đã giúp kích hoạt hàng loạt các hành vi của cá ngựa dẫn đến sinh nở. Có vẻ như cá ngựa bố có một cách sinh con "độc nhất vô nhị".

>>>Vì sao phụ nữ mang thai không nên lạm dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc?
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top