thumbnail - Căn cước công dân điện tử chính thức đưa vào sử dụng từ khi nào?
Hải Đường
Hà Nội

Căn cước công dân điện tử chính thức đưa vào sử dụng từ khi nào?

Theo quy định mới nêu trong Nghị định 59, từ ngày 20/10/2022, các công dân đã làm thẻ căn cước công dân gắn chip bản cứng sẽ có quyền được sử dụng thông tin định danh điện tử để chứng minh nhân thân.

Theo quy định trên, các đối tượng gồm: công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên (đủ tuổi làm căn cước công dân gắn chip) người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử. Trường hợp chưa đủ 14 tuổi, đối tượng sẽ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

VNReview.vn 

Tài khoản định dạng điện tử sẽ gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác, được cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thiết lập. Khi có tài khoản này, mỗi công dân sẽ có danh tính điện tử, hay còn gọi là "căn cước công dân điện tử", giống như việc truy xuất thông tin từ thẻ căn cước công dân bản cứng. Danh tính này chính là nguồn thông tin cho phép các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng trong môi trường điện tử.

Danh tính điện tử của công dân Việt Nam gồm: Thông tin cá nhân (mã số định danh), họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính và thông tin sinh trắc học (ảnh chân dung, vân tay). Đối với người nước ngoài, sẽ được bổ sung thêm các thông tin quốc tịch, giấy tờ có giá trị di chuyển quốc tế.

Ngoài cá nhân thì các tổ chức cũng được phép đăng ký tài khoản định danh điện tử, với các nội dung như mã tổ chức, tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập đơn vị, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu tổ chức.


>>>Sắp có những thay đổi gì quan trọng đối với Căn cước công dân gắn chip mà mọi người cần biết?

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác