Cha mẹ mắc chứng rối loạn lo âu có thể "lây truyền" sang con cái

Những mối lo lắng xảy ra trong gia đình đã được biết đến từ lâu, nhưng nghiên cứu mới còn cho thấy những hệ quả nghiêm trọng của nó, rằng rối loạn lo âu được truyền từ mẹ sang con gái và việc có một người cha không lo lắng sẽ bảo vệ con trai khỏi phát triển tình trạng này.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét vai trò của tự nhiên so với sự nuôi dưỡng trong sự phát triển của chứng lo âu, kiểm tra tập dữ liệu của khoảng 400 trẻ em Canada ở độ tuổi khoảng 10, những người trước đây đã tham gia vào một nghiên cứu tập trung vào các gia đình có nguy cơ bị rối loạn tâm trạng.
Bởi vì di truyền đóng một vai trò quan trọng đáng kể, cho nên rối loạn lo âu có lẽ sẽ xảy ra ở trẻ em của cả hai giới với tỷ lệ như nhau bất kể cha hay mẹ là người gây ra tình trạng lo âu. Nếu trẻ phát triển chứng rối loạn lo lâu do chúng tự làm mẫu và học hỏi từ cha mẹ thì sẽ có một kiểu lây truyền khác biệt từ mẹ sang con gái và từ cha sang con trai.
Trong nghiên cứu, những đứa trẻ có cha hoặc mẹ mắc chứng rối loạn lo âu có cơ hội phát triển tình trạng tương tự gần gấp ba lần so với các bạn cùng lứa tuổi. Rối loạn lo âu của người mẹ (nhưng không phải của người cha) làm tăng nguy cơ con gái họ bị chẩn đoán mắc chứng này. Còn các con trai sẽ không mắc chứng rối loạn lo âu nếu cha của chúng bị, tuy nhiên, nếu người cha không mắc phải thì vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc ở con trai. Rõ ràng là có mối liên hệ ở đây.


Cha mẹ mắc chứng rối loạn lo âu có thể lây truyền sang con cái

Nghiên cứu không thể chứng minh được rõ ràng về nguyên nhân và kết quả vì nó chỉ mang tính chất quan sát và hồi cứu. Nếu có mối liên hệ nhân quả, thật khó để nói nó đang vận hành theo hướng nào "với vòng phản hồi hai chiều" , nghĩa là trẻ em có thể đang khiến cha mẹ lo lắng thay vì ngược lại.
Tuy nhiên, nếu mối liên hệ này được thiết lập, điều này có thể ngăn chặn sự lây truyền giữa các thế hệ của chứng lo âu bằng cách điều trị từ cha mẹ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng lo lắng có thể là một hành vi học được mà trẻ em có được từ cha mẹ của chúng. Chẳng hạn như một thử nghiệm trong đó cha mẹ được hướng dẫn ngẫu nhiên để hành động lo lắng hoặc bình tĩnh trong khi trẻ chuẩn bị cho bài kiểm tra chính tả, cho thấy rằng trẻ em phản ánh thái độ đó và phát triển nhận thức lo lắng và hành vi tránh né.
Nguồn
sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top