Có kích cỡ não bộ như nhau nhưng con người hiện đại có một khác biệt nhỏ tạo nên trí tuệ vượt trội so với người Neanderthal tuyệt chủng

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Từ nghiên cứu các hộp sọ hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã biết được kích thước bộ não người Neanderthal gần như tương đương, nếu không muốn nói là lớn hơn một chút, so với người hiện đại. Tuy nhiên, quá trình phát triển bộ não Neanderthal lại là một bí ẩn bởi các mô mềm không được bảo quản tốt trong hóa thạch.
Theo CNN, nghiên cứu mới được công bố hôm 8/9 đã tiết lộ một sự khác biệt, mà theo các nhà khoa học chính là yếu tố mang lại cho người hiện đại, hay Homo sapien, khả năng nhận thức ưu việt hơn so với Neanderthal, chủng người xuất hiện từ thời Đồ Đá và sống ở châu Âu cũng như nhiều phần châu Á trước khi tuyệt chủng khoảng 40.000 năm trước.
Các nhà khoa học tại Viện Sinh học Tế bào Phân tử và Di truyền học Max Planck ở Dresden, Đức, cho biết đã xác định được một đột biến gene tạo ra khả năng hình thành neuron nhanh hơn trong bộ não Homo sapien. Gene này, gọi là TKTL1, trong bộ não Neanderthal có một amino acid khác với gene trong não người hiện đại.
Chúng tôi xác định được một gene góp phần tạo nên con người như chúng ta hiện nay” - theo tác giả nghiên cứu, Wieland Huttner, giáo sư và giám đốc danh dự tại viện.
Khi hai phiên bản của gene này được cấy vào phôi thai chuột, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng biến thể gene TKTL1 trong não người hiện đại dẫn đến sự tăng vọt về một loại tế bào cụ thể có chức năng tạo neuron trong vùng vỏ não mới. Các nhà khoa học còn thử nghiệm hai biến thể gene này trong phôi thai chồn sương và mô não nuôi trong phòng thí nghiệm, cấu thành từ các tế bào gốc con người, gọi là organoid, và thu được kết quả tương tự.
Nhóm nghiên cứu lý giải rằng khả năng sản xuất ra nhiều neuron hơn có lẽ đã mang lại cho Homo sapien ưu thế về nhận thức mà không cần kích cỡ bộ não quá lớn, cho thấy người hiện đại có “nhiều vỏ não mới để sử dụng hơn người Neanderthal cổ đại”.
Điều đó chứng tỏ kể cả khi chúng ta không biết não Neanderthal có bao nhiêu neuron, chúng ta vẫn có thể giả định người hiện đại có nhiều neuron hơn ở thùy trán của bộ não, nơi hoạt động của TKTL1 diễn ra sôi động nhất, so với Neanderthal” - Huttner giải thích.
Từ lâu chúng tôi đã luôn đặt câu hỏi liệu thùy trán của người Neanderthal có lớn như của người hiện đại không” - ông nói thêm.
Nhưng chúng tôi không cần quan tâm, bởi từ nghiên cứu này, chúng tôi đã biết người hiện đại hẳn phải có nhiều neuron hơn ở thùy trán…và chúng tôi nghĩ rằng đó là một ưu thế về khả năng nhận thức.
Có kích cỡ não bộ như nhau nhưng con người hiện đại có một khác biệt nhỏ tạo nên trí tuệ vượt trội so với người Neanderthal tuyệt chủng
Ảnh dựng người Neanderthal

Phát hiện “sơ khởi”

Alysson Muotri, giáo sư kiêm giám đốc Chương trình Tế bào Gốc và Trung tâm Khảo cổ Đại học California ở San Diego, cho biết dù các thử nghiệm trên động vật đã tiết lộ “sự khác biệt khá đáng kể” trong quá trình sản sinh neuron, sự khác biệt khó nhận ra hơn trong các organoid.
Nó chỉ mới được thực hiện trong một dòng tế bào…và sẽ hợp lý hơn nếu lặp lại thí nghiệm với một dòng thế bào thứ hai” - ông nói.
Ngoài ra, có khả năng phiên bản gene TKTL1 này không độc nhất ở người Neanderthal. Hầu hết cơ sở dữ liệu di truyền học đều tập trung vào người châu Âu ở phương Tây, và có khả năng dân cư loài người ở nhiều vùng khác trên thế giới cũng có chung gene đó của người Neanderthal.
Tôi nghĩ còn khá sớm để khẳng định những sự khác biệt trong nhận thức giữa người Nealderthal và người hiện đại” - ông nói.
Những phát hiện khảo cổ trong vài năm trở lại đây đã cho thấy người Neanderthal tinh thông hơn nhiều so với những gì được miêu tả trong văn hóa đại chúng, vốn xây dựng hình ảnh họ như những kẻ ăn lông ở lỗ, sống trong hốc đá. Những người họ hàng cổ đại của chúng ta đã biết cách sinh tồn trong thời tiết giá lạnh cũng như nắng nóng, và sử dụng được nhiều công cụ phức tạp. Họ còn biết làm sợi, bơi lội, và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
Đồng tác giả nghiên cứu, nhà di truyền học Svante Paabo, giám đốc Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức, là nhà tiên phong trong những nỗ lực trích xuất, giải mã tuần tự, và phân tích ADN cổ đại từ xương người Neanderthal.
Ông đã góp phần vào phát hiện hồi năm 2010 rằng những con người sơ khai đã lai giống với người Neanderthal. Các nhà khoa học sau đó đã so sánh gene của người Neanderthal với những hồ sơ về con người ngày nay để xem bộ gene của chúng ta trùng lắp và khác biệt ra sao với họ; TKTL1 chỉ là một trong hàng chục sự khác biệt đó, và một số gene chung khác được cho là mang nhiều ý nghĩa nhằm cải thiện sức khỏe con người trong tương lai.
Tham khảo: CNN

>> Trái đất sẽ khác như thế nào nếu loài người hiện đại chưa từng tồn tại?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top