thuha19051234
Pearl
Tiếng ồn liên tục của động cơ tàu thuyền cũng như từ con người đang gây những phiền toái lớn cho nhiều sinh vật biển, làm gián đoạn quá trình kiếm ăn, khả năng định hướng và liên lạc của chúng. Một nghiên cứu mới nhất còn cho thấy, ô nhiễm tiếng ồn khiến những con cua đa tình "không còn tâm trạng để giao phối".
Hầu hết các công trình nghiên cứu về ô nhiễm tiếng ồn ở biển đều chủ yếu tập trung vào các loài động vật có vú lớn. Tuy nhiên Kara Rising, một sinh viên tốt nghiệp ngành sinh thái biển tại Đại học Derby ở Anh, đã tò mò muốn biết nó ảnh hưởng đến các loài giáp xác như thế nào.
Rising nói: “Tất cả các loài động vật đều ở đó vì ba mục tiêu của nó: Chiến đấu, kiếm ăn và … giao phối. Nếu bất kỳ cái nào trong số đó bị gián đoạn, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến dân số loài."
Rising đã thu thập những con cua bờ xanh đực từ các bãi biển ở Cornwall, Anh, đặt từng con một vào một bể cá nhỏ. Cô còn đặt một con cua cái giả để làm mồi nhử - miếng bọt biển màu vàng có chân bằng tăm tẩm pheromone giới tính tổng hợp. Cô nói rằng mặc dù thị giác không phải giác quan quan trọng nhất đối với cua khi giao phối, nhưng chúng sẽ thu hút bạn tình đầu tiên.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến việc giao phối của loài cua
Cua biển giao phối sau khi con cái lột xác khi vỏ của nó vẫn còn mềm. Chúng giữ nguyên như vậy trong vài ngày, con đực bảo vệ con cái vỏ mềm dễ bị tổn thương cho đến khi nó sẵn sàng đẻ trứng.
Trong thí nghiệm, những con cua tỏ vẻ hào hứng khi tiếp cận vào con cua bọt biển giả. Sau đó, Rising cho phát các đoạn âm thanh của tàu thuyền và nhận thấy rằng tiếng ồn liên tục đã làm gián đoạn hành động "tế nhị" này của loài cua. Lũ cua dường như giảm khả năng giao phối với mồi nhử bọt biển khi môi trường xung quanh quá ồn.
Carlos Duarte, một nhà sinh học biển nói rằng thí nghiệm này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách động vật bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Đó là một nghiên cứu đặc biệt quan trọng, vì nó tập trung vào loài chưa được nghiên cứu kỹ. Đồng thời, nó xem xét tiếng ồn ảnh hưởng như thế nào đến hành vi quần thể.
>>>Giải cứu hơn 1.500 con dơi suýt chết cóng trong đêm
Nguồn popsci
Hầu hết các công trình nghiên cứu về ô nhiễm tiếng ồn ở biển đều chủ yếu tập trung vào các loài động vật có vú lớn. Tuy nhiên Kara Rising, một sinh viên tốt nghiệp ngành sinh thái biển tại Đại học Derby ở Anh, đã tò mò muốn biết nó ảnh hưởng đến các loài giáp xác như thế nào.
Rising nói: “Tất cả các loài động vật đều ở đó vì ba mục tiêu của nó: Chiến đấu, kiếm ăn và … giao phối. Nếu bất kỳ cái nào trong số đó bị gián đoạn, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến dân số loài."
Rising đã thu thập những con cua bờ xanh đực từ các bãi biển ở Cornwall, Anh, đặt từng con một vào một bể cá nhỏ. Cô còn đặt một con cua cái giả để làm mồi nhử - miếng bọt biển màu vàng có chân bằng tăm tẩm pheromone giới tính tổng hợp. Cô nói rằng mặc dù thị giác không phải giác quan quan trọng nhất đối với cua khi giao phối, nhưng chúng sẽ thu hút bạn tình đầu tiên.
Cua biển giao phối sau khi con cái lột xác khi vỏ của nó vẫn còn mềm. Chúng giữ nguyên như vậy trong vài ngày, con đực bảo vệ con cái vỏ mềm dễ bị tổn thương cho đến khi nó sẵn sàng đẻ trứng.
Trong thí nghiệm, những con cua tỏ vẻ hào hứng khi tiếp cận vào con cua bọt biển giả. Sau đó, Rising cho phát các đoạn âm thanh của tàu thuyền và nhận thấy rằng tiếng ồn liên tục đã làm gián đoạn hành động "tế nhị" này của loài cua. Lũ cua dường như giảm khả năng giao phối với mồi nhử bọt biển khi môi trường xung quanh quá ồn.
Carlos Duarte, một nhà sinh học biển nói rằng thí nghiệm này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách động vật bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Đó là một nghiên cứu đặc biệt quan trọng, vì nó tập trung vào loài chưa được nghiên cứu kỹ. Đồng thời, nó xem xét tiếng ồn ảnh hưởng như thế nào đến hành vi quần thể.
>>>Giải cứu hơn 1.500 con dơi suýt chết cóng trong đêm
Nguồn popsci