Dân túy là gì?


Dân túy là cách nói vắn tắt của chủ nghĩa dân túy. Không có định nghĩa nào về chủ nghĩa dân túy mô tả được đầy đủ tất cả những người theo chủ nghĩa dân túy. Đó là bởi vì chủ nghĩa dân túy là một “hệ tư tưởng mỏng manh” ở chỗ nó “chỉ nói đến một phần rất nhỏ của chương trình nghị sự chính trị”, theo Cas Mudde, giáo sư tại Đại học Georgia, đồng tác giả cuốn sách Chủ nghĩa dân túy: Lời giới thiệu ngắn gọn.

Theo Cas Mudde, trong khoa học chính trị, chủ nghĩa dân túy là ý tưởng cho rằng xã hội bị phân tách thành hai nhóm đối nghịch nhau - "những người thuần túy" và "giới tinh hoa thối nát".

Dân túy là gì? 

Những người ủng hộ phong trào dân túy Five Star ở Ý

Một hệ tư tưởng như chủ nghĩa phát xít bao hàm một cái nhìn tổng thể về cách thức sắp xếp chính trị, kinh tế và xã hội nói chung. Chủ nghĩa dân túy thì không; nó kêu gọi loại bỏ cơ sở chính trị, nhưng nó không chỉ rõ những gì nên thay thế. Vì vậy, nó thường được kết hợp với các hệ tư tưởng cánh tả hoặc cánh hữu “đậm đặc hơn” như chủ nghĩa dân tộc.

Dưới đây là một số khái niệm về chủ nghĩa dân túy:

Chủ nghĩa dân túy (populism) bắt nguồn từ nghĩa gốc của từ populus (tiếng Latin) có nghĩa là dân, quần chúng nhân dân. Trong từ Hán Việt, dân túy chủ nghĩa 民醉主義có chữ “túy” 醉với nghĩa là say sưa, say mê: chủ nghĩa dân túy là một số ít người làm cho cả một đám đông quần chúng nghe và tin theo chủ đích chính trị của mình.

Có quan niệm Chủ nghĩa dân túy” (populism) là một cách thức thực hành chính trị hiện đại, dựa theo truyền thông, thông tin, xây dựng hình ảnh và quảng bá chính sách chính trị nhằm thu hút sự ủng hộ của “đa số dân chúng.

Theo Từ điển Cambridge, chủ nghĩa dân túy là những tư tưởng và hoạt động chính trị với mục đích đại diện cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân bình thường nhằm đòi hỏi sự bình đẳng với giới thượng lưu và kêu gọi sự thay đổi hệ thống chính trị và xã hội theo xu hướng này; là những ý tưởng và hoạt động chính trị nhằm mục đích nhận được sự ủng hộ của những người bình thường bằng cách cho họ những gì họ muốn. Chủ nghĩa dân túy cũng được xem là những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ quần chúng(1); ý tưởng của họ là chủ nghĩa dân túy đơn giản - cắt giảm thuế và tiền lương cao hơn.

Bách khoa toàn thư về Dân chủ (Encyclopedia of Democracy) định nghĩa chủ nghĩa dân túy là: “Một phong trào chính trị nhấn mạnh lợi ích, đặc điểm văn hóa và tình cảm tự phát của những người dân bình thường, trái ngược với những người của một tầng lớp đặc quyền. Để hợp pháp hóa chính nó, các phong trào dân túy thường nói chuyện trực tiếp về ý muốn số đông - thông qua các cuộc họp đại chúng, trưng cầu dân ý hoặc các hình thức dân chủ trực tiếp - mà không cần quan tâm lớn đến việc phân chia quyền hạn, quyền lợi của thiểu số”.

Theo các tác giả trong sách “Lịch sử Hoa Kỳ” (tập 2), “Chủ nghĩa dân túy là chủ thuyết chính trị ủng hộ quyền lực của những người dân thường trong cuộc đấu tranh với tầng lớp đặc quyền. Một triết lý chính trị ủng hộ quyền và sức mạnh của người dân trong cuộc đấu tranh chống lại giới thượng lưu đặc quyền”(4). Theo định nghĩa này, dân túy được xem là một lý tưởng, qua đó những người đại diện cho đa số bị thiệt thòi, áp bức để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại thiểu số nắm phần lớn các đặc quyền, đặc lợi trong xã hội. Những chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy thường nhấn mạnh họ gần gũi dân chúng trái hẳn với giới có quyền lực, và chỉ trích đối thủ của họ là không nhận thấy được vấn đề, hành động không dân chủ và chỉ chú trọng đến lợi ích của giới “tinh hoa”.

Nguồn gốc chủ nghĩa dân túy xuất hiện từ cách đây hơn 100 năm (cuối thế kỷ XIX), bắt đầu ở Hoa Kỳ một số nước phương Tây. Những năm gần đây chủ nghĩa dân túy đã nổi lên thành một trào lưu thịnh hành trên toàn cầu. Có 3 gương mặt của chủ nghĩa dân túy toàn cầu nổi lên trong những năm gần đây gồm Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, Nigel Farage, lãnh đạo đảng Độc lập Anh, người đứng sau phong trào Brexit.

Thành viên mới đăng
Top