Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất "chạm mặt" một hố đen?

Hố đen gần nhất với Hệ mặt trời vừa bị "bắt quả tang" đang âm thầm ẩn mình rất gần với hành tinh xanh. Lỗ đen này có khối lượng gấp 12 lần Mặt Trời, nằm cách chúng ta khoảng 1.550 năm ánh sáng.
Thực tế, 1.550 năm ánh sáng là khoảng cách rất lớn đối với con người (tương đương 1.550 x 9,5 ngàn tỷ km). Tuy nhiên, nó là hố đen gần nhất từng được biết đến. Câu hỏi đặt ra ở thời điểm này: điều gì sẽ xảy ra nếu một lỗ đen ở gần hơn nhiều hoặc thậm chí trôi qua Hệ mặt trời?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất chạm mặt một hố đen?
Hầu hết các hố đen rất rộng lớn, với lực hấp dẫn mạnh đến mức không một ánh sáng nào có thể thoát ra khỏi lực hút của chúng. Hố đen được hình thành từ phần lõi trơ của một ngôi sao sắp "tàn đời," sau khi toàn bộ khối lượng của ngôi sao đã sụp đổ dưới sức hút của lực hấp dẫn.
Vì các hố đen không cho ánh sáng thoát ra ngoài nên chúng càng khó bị phát hiện. Ở khoảng cách 1.500 năm ánh sáng, nó chưa chắc đã là nguồn gần nhất nhưng cũng không quá xa.
Các hố đen có thể trôi qua thiên hà thay vì quay quanh trung tâm thiên hà như Mặt Trời. Một số còn đưa ra giả thuyết, có thể tồn tại một lỗ đen ẩn nấp ở rìa Hệ mặt trời, âm thầm ảnh hưởng đến quỹ đạo các hành tinh bằng lực hấp dẫn của nó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất chạm mặt một hố đen?
Nhà vật lý thiên văn Steven Tingay nói: "Để Trái đất bị hủy diệt, nó sẽ phải có một cuộc chạm trán rất gần với một lỗ đen lớn. Tuy nhiên, kết quả của sự tương tác sẽ rất thảm khốc trước khi Trái đất bị phá hủy. Sự nhiễu loạn lớn về quỹ đạo của các hành tinh cũng có thể ném Trái đất hoặc một hành tinh khác ra khỏi hệ Mặt trời. Kết quả cũng tàn khốc như vậy, thậm chí còn tồi tệ hơn việc bị hố đen 'ăn thịt'".
Tuy vậy, các nhà khoa học nói có ít lý do phải lo lắng vì "khả năng một hố đen đi qua Hệ mặt trời là rất nhỏ." Nếu một hố đen không đến gần Trái Đất, chúng ta không nhận thấy bất kỳ tác động nào. Một hố đen rất nhỏ có thể đi xuyên qua Hệ mặt rời nhưng lại rất khó nhận ra.
Nhà nghiên cứu Romani cũng đồng ý như vậy: "Trừ khi một lỗ đen nằm trong phạm vi vài chục km, lực hấp dẫn của lỗ đen hoạt động tương tự như một ngôi sao có cùng khối lượng. Vì vậy, tác động lên Hệ mặt trời của một lỗ đen đi qua gần đó sẽ giống như một ngôi sao, hoặc ít hơn và hầu như không đáng kể."

>>>Hố đen "quái vật " lớn gấp 12 lần Mặt Trời được phát hiện "ẩn mình" ở vị trí rất gần Trái Đất
Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top