Thay cho các phương pháp xét nghiệm xâm lấn và tốn nhiều chi phí, việc có thể chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer nhờ xét nghiệm máu là một bước tiến đột phá trong việc điều trị căn bệnh này.
Ngày 22-12, tập đoàn cung cấp các giải pháp xét nghiệm Sysmex của Nhật Bản công bố nước này vừa phê duyệt bộ xét nghiệm máu có thể chẩn đoán bệnh Alzheimer. Đây được đánh giá là một bước tiến đột phá trong việc điều trị căn bệnh gây ảnh hưởng đến hàng chục triệu người trên toàn thế giới.
Theo báo SCMP, Sysmex cho biết bộ xét nghiệm máu của họ chẩn đoán Alzheimer nhờ đo lường sự tích tụ các protein có hại trong não được gọi là amyloid - vốn là dấu hiệu mắc bệnh. Sysmex đang nỗ lực để đưa bộ kit này ra thị trường càng sớm càng tốt.
Hai loại protein là tau và beta amyloid là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer khi tích tụ thành các mảng và đám rối, gọi là các tập hợp, khiến tế bào não chết dần và dẫn đến teo não.
Được biết, các phương pháp chẩn đoán Alzheimer hiện tại rất tốn kém và thường xâm lấn, như yêu cầu phải chụp cộng hưởng não bộ hoặc chọc dò tủy sống.
“Sysmex đã và đang phát triển một công nghệ nhằm phát hiện nhanh và dễ dàng hơn các protein amyloid beta trong não người bệnh nhằm chẩn đoán Alzheimer”, tập đoàn Sysmex cho hay.
“Khác với các phương pháp xét nghiệm thông thường, việc xét nghiệm máu sẽ giúp giảm các ảnh hưởng lên thể chất, tinh thần của người bệnh và giảm gánh nặng kinh tế”, Sysmex nói thêm.
Hiệp hội Alzheimer, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, cho rằng hiện “đang có nhu cầu rất cấp thiết đối với một phương pháp xét nghiệm đơn giản, ít chi phí, ít xâm lấn và dễ dàng tiếp cận như các xét nghiệm máu để có thể chẩn đoán Alzheimer".
Hiện nay có một loại thuốc mới tên là Lecanemab, được xem là “một phương án điều trị thật sự” cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh Alzheimer gây suy giảm nhận thức.
Theo dữ liệu nghiên cứu, Lecanemab có khả năng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở bệnh nhân mắc Alzheimer tới 27% trong 18 tháng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng gây các tác dụng phụ như chảy máu và sưng não.
>> Người cao huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?
Ngày 22-12, tập đoàn cung cấp các giải pháp xét nghiệm Sysmex của Nhật Bản công bố nước này vừa phê duyệt bộ xét nghiệm máu có thể chẩn đoán bệnh Alzheimer. Đây được đánh giá là một bước tiến đột phá trong việc điều trị căn bệnh gây ảnh hưởng đến hàng chục triệu người trên toàn thế giới.
Hai loại protein là tau và beta amyloid là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer khi tích tụ thành các mảng và đám rối, gọi là các tập hợp, khiến tế bào não chết dần và dẫn đến teo não.
Được biết, các phương pháp chẩn đoán Alzheimer hiện tại rất tốn kém và thường xâm lấn, như yêu cầu phải chụp cộng hưởng não bộ hoặc chọc dò tủy sống.
“Sysmex đã và đang phát triển một công nghệ nhằm phát hiện nhanh và dễ dàng hơn các protein amyloid beta trong não người bệnh nhằm chẩn đoán Alzheimer”, tập đoàn Sysmex cho hay.
“Khác với các phương pháp xét nghiệm thông thường, việc xét nghiệm máu sẽ giúp giảm các ảnh hưởng lên thể chất, tinh thần của người bệnh và giảm gánh nặng kinh tế”, Sysmex nói thêm.
Hiệp hội Alzheimer, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, cho rằng hiện “đang có nhu cầu rất cấp thiết đối với một phương pháp xét nghiệm đơn giản, ít chi phí, ít xâm lấn và dễ dàng tiếp cận như các xét nghiệm máu để có thể chẩn đoán Alzheimer".
Hiện nay có một loại thuốc mới tên là Lecanemab, được xem là “một phương án điều trị thật sự” cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh Alzheimer gây suy giảm nhận thức.
Theo dữ liệu nghiên cứu, Lecanemab có khả năng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở bệnh nhân mắc Alzheimer tới 27% trong 18 tháng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng gây các tác dụng phụ như chảy máu và sưng não.
>> Người cao huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?