Tam quốc diễn nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14, kể về thời kỳ hỗn loạn Tam quốc với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.
Tam quốc diễn nghĩa mô tả về một thời kỳ loạn lạc và khốc liệt tới nỗi chiến loạn đã trở thành chuyện cơm bữa. Đây cũng là thời đại nhân tài vô số, quần hùng tranh bá, dẫn tới những câu chuyện bi hùng khiến người đọc cả ngàn năm sau vẫn thấy thổn thức. Tuy nhiên, ngoài những câu chuyện bị hùng cũng có những tình huống khiến độc giả cười ra nước mắt.
Trong Tam quốc diễn nghĩa hồi thứ 5, khi tham gia liên minh chống Đổng Trác do Viên Thiệu cầm đầu, Tào Tháo là người am hiểu quân Tây Lương của Đổng Trác nhất. Tại đây Tào Tháo có nói đến tứ đại mãnh tướng của Đổng Trác: Thứ nhất là Lã Bố, thứ hai là Lý Giác (Lý Quyết), thứ ba là Quách Dĩ (Quách Tỵ), thứ tư là Hoa Hùng. Khi 18 lộ chư hầu khởi binh thảo phạt Đổng Trác, Hoa Hùng đến khiêu chiến, các tướng của 18 lộ chư hầu tỏ ra coi thường Hoa Hùng xem nhẹ lời cảnh báo của Tào Tháo. Tướng của Viên Thuật là Du Thiệp xin ra, đánh được 3 hiệp đã bị ********* khiến các tướng đều sợ hãi. Thái thú Ký Châu Hàn Phức nói: “Tôi có Thượng tướng Phan Phụng có thể chém được Hoa Hùng”.
Phan Phụng vác búa xông ra, được một lát đã bị Hoa Hùng *********. Theo phân tích, có lẽ Phan Phụng tự biết mình không phải đối thủ của Hoa Hùng nên đã không chủ động xin ra đánh, nhưng do chủ tiến cử nên đã sớm bỏ mạng.
Trong Tam quốc diễn nghĩa thường là khi quân hai bên dàn trận, chủ soái thường hỏi ai có thể ra nghênh địch, lúc đó vị tướng quân nào thấy mình có thể đánh bại được tướng địch mới xin ra ứng chiến. Có thể Phan Phụng khi bị điểm tên cũng rất hoảng, nhưng khi chủ đã ra lệnh thì biết chết cũng phải xông ra. Có thể nói ông chết oan vì chủ không biết năng lực của thuộc hạ; nhưng cũng có thể thường ngày Phan Phụng huênh hoang quá mức về tài cán của mình, nếu thế thì chết không oan...
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung cũng mô tả Hoa Hùng bị Quan Vũ ********* khi tiến đánh 18 lộ chư hầu, tuy nhiên các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng tình tiết này là hư cấu. Thực tế Hoa Hùng do Tôn Kiên giết chết, và Hoa Hùng cũng không có thành tích quân sự đáng kể, kể cả chiến công chém 2 tướng Du Thiệp, Phan Phụng cũng chỉ là hư cấu.
>>> Tiết lộ vị võ tướng đáng kính nhất thời Tam Quốc qua con mắt nhìn người của Tào Tháo
Tam quốc diễn nghĩa mô tả về một thời kỳ loạn lạc và khốc liệt tới nỗi chiến loạn đã trở thành chuyện cơm bữa. Đây cũng là thời đại nhân tài vô số, quần hùng tranh bá, dẫn tới những câu chuyện bi hùng khiến người đọc cả ngàn năm sau vẫn thấy thổn thức. Tuy nhiên, ngoài những câu chuyện bị hùng cũng có những tình huống khiến độc giả cười ra nước mắt.
Trong Tam quốc diễn nghĩa hồi thứ 5, khi tham gia liên minh chống Đổng Trác do Viên Thiệu cầm đầu, Tào Tháo là người am hiểu quân Tây Lương của Đổng Trác nhất. Tại đây Tào Tháo có nói đến tứ đại mãnh tướng của Đổng Trác: Thứ nhất là Lã Bố, thứ hai là Lý Giác (Lý Quyết), thứ ba là Quách Dĩ (Quách Tỵ), thứ tư là Hoa Hùng. Khi 18 lộ chư hầu khởi binh thảo phạt Đổng Trác, Hoa Hùng đến khiêu chiến, các tướng của 18 lộ chư hầu tỏ ra coi thường Hoa Hùng xem nhẹ lời cảnh báo của Tào Tháo. Tướng của Viên Thuật là Du Thiệp xin ra, đánh được 3 hiệp đã bị ********* khiến các tướng đều sợ hãi. Thái thú Ký Châu Hàn Phức nói: “Tôi có Thượng tướng Phan Phụng có thể chém được Hoa Hùng”.
Trong Tam quốc diễn nghĩa thường là khi quân hai bên dàn trận, chủ soái thường hỏi ai có thể ra nghênh địch, lúc đó vị tướng quân nào thấy mình có thể đánh bại được tướng địch mới xin ra ứng chiến. Có thể Phan Phụng khi bị điểm tên cũng rất hoảng, nhưng khi chủ đã ra lệnh thì biết chết cũng phải xông ra. Có thể nói ông chết oan vì chủ không biết năng lực của thuộc hạ; nhưng cũng có thể thường ngày Phan Phụng huênh hoang quá mức về tài cán của mình, nếu thế thì chết không oan...
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung cũng mô tả Hoa Hùng bị Quan Vũ ********* khi tiến đánh 18 lộ chư hầu, tuy nhiên các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng tình tiết này là hư cấu. Thực tế Hoa Hùng do Tôn Kiên giết chết, và Hoa Hùng cũng không có thành tích quân sự đáng kể, kể cả chiến công chém 2 tướng Du Thiệp, Phan Phụng cũng chỉ là hư cấu.
>>> Tiết lộ vị võ tướng đáng kính nhất thời Tam Quốc qua con mắt nhìn người của Tào Tháo