VNR Content
Pearl
I
Arkady Yurievich Volozh đang có tâm trạng tốt. Đó là vào ngày 11/2, sinh nhật ông, và vị tỷ phú 58 tuổi, đồng sáng lập kiêm CEO của Yandex, gã khổng lồ công nghệ Nga, đang nói chuyện trong chiếc ô tô của mình ở Tel Aviv, nội dung xoay quanh cha ông - một nhà địa chất dầu mỏ hơn 80 tuổi, người từng phát hiện ra dầu ở Israel.
Trong hơn 20 năm, Yandex nổi tiếng là “Google của Nga”: khởi đầu là một bộ máy tìm kiếm vào năm 1997, và cho đến nay vẫn nắm giữ hơn 60% thị phần thị trường tìm kiếm tại nga. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, công ty này đã trở thành một cái tên quen thuộc trong mọi gia đình Nga không phải chỉ nhờ tìm kiếm. Yandex Music là dịch vụ stream nhạc trả phí hàng đầu quốc gia này, và Yandex Taxi là lựa chọn số 1 khi nhắc đến ứng dụng gọi xe. Hàng triệu người Nga sử dụng Yandex Navigator, Yandex Market, Yandex News, và Yoo Money (trước đây là Yandex Wallet) để đáp ứng nhiều nhu cầu trong cuộc sống thường ngày, từ đi lại, mua sắm trực tuyến, đọc tin tức, đến tiêu tiền.
Volozh mới chỉ bắt đầu đưa đứa con tinh thần của mình ra thị trường phương Tây. Yandex Taxi đã thành lập một liên doanh với Uber vào năm 2017 và năm 2020, Yandex bắt đầu thử nghiệm xe tự lái tại Ann Arbor, Michigan (Mỹ). Năm ngoái, Yandex Rover, một con robot 6 bánh, bắt đầu đi vào hoạt động, đảm nhiệm giao nhận thức ăn đến các đại học ở Arizona và Ohio thông qua mối quan hệ hợp tác với Grubhub, và dự kiến sẽ mở rộng ra 250 đại học khác tại Mỹ. Yandex còn tung ra dịch vụ chuyển phát ở London và Paris. Tính đến cuối tháng 3/2022, vốn hóa thị trường của Yandex là 16 tỷ USD, và khoảng 85% tổng số cổ phiếu của hãng được giao dịch tại Mỹ.
Hầu hết trong số 18.000 nhân viên của Yandex vẫn làm việc tại trụ sở chính của công ty ở Moscow. Nhưng Arkady thì chủ yếu sống với gia đình ở Israel. Từ nhiều năm qua, Israel đã là trung tâm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới của công ty, đặc biệt là trên lĩnh vực vận tải, một lĩnh vực mà Yandex có tham vọng bành trướng đến các thị trường châu Âu, Mỹ, và Trung Đông.
Arkady Yurievich Volozh
Volozh được đánh giá là thuần thục những kỹ năng mà mọi tài phiệt Nga với tham vọng vươn ra toàn cầu cần có: thích nghi với những áp lực từ phía điện Kremlin, trong khi nồng nhiệt chào đón cả những nhà đầu tư chính phủ lẫn các đối tác phương Tây. “Ông ấy không có dáng vẻ của một thương gia” - theo John Boynton, một người Mỹ nằm trong ban quản trị của Yandex cho biết. Nói một cách ngắn gọn, ông trái ngược với những đại gia Nga có tiếng tăm trên trường chính trị. “Ông ấy giống như một tay sành công nghệ hơn là một ông chủ doanh nghiệp” - theo Esther Dyson, nhà đầu tư thiên thần người Mỹ, thành viên ban quản trị Yandex. Tại một quốc gia với nguồn dầu mỏ dồi dào và xuất khẩu dầu là một trong những trụ cột của nền kinh tế, Volozh là một người có tầm nhìn kiên định đối với ngành công nghệ, luôn hướng đến những thành tựu có thể đạt được trong tương lai - từ tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên, cho đến phương tiện tự hành - và tin rằng cộng đồng công nghệ Nga sẽ chung tay xây dựng nên những công nghệ đặc sắc đó.
Khuynh hướng của ông là giữ Yandex tránh xa chính trị. Nhưng điều đó dường như bất khả thi. Vào một buổi sáng ngày 24/2, bộ phận PR của Yandex bắt đầu thông báo hủy bỏ mọi cuộc gặp đã được lên kế hoạch từ trước của Volozh, với lý do “những sự kiện vượt ngoài tầm kiểm soát” của họ “dẫn đến tình hình bất ổn nghiêm trọng”. Vài giờ trước đó, Tổng thống Nga Putin đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. “Bất ổn” là từ miêu tả chính xác tương lai sống còn mà Volozh, Yandex, và mọi người trong cộng đồng công nghệ Nga đột nhiên phải đối mặt. Đến chiều hôm đó, giá cổ phiếu của Yandex đã giảm hơn một nửa. Những ngày tiếp theo, Uber công bố 3 lãnh đạo trong ban quản trị của Yandex Taxi sẽ từ chức ngay lập tức, và bộ trưởng vận tải của Lithuania thì yêu cầu Google và Apple xóa bỏ ứng dụng taxi này khỏi các nền tảng của họ.
Trong khi cánh cửa đến phương Tây bị đóng sầm lại, thì tại quê nhà Nga, nội bộ Yandex cũng gặp vấn đề. Vào ngày 1/3, Lev Gershenzon, cựu lãnh đạo bộ phận tin tức của công ty, đăng tải một đoạn note đầy vẻ thống khổ trên Facebook trách móc các cựu đồng nghiệp: “Yandex ngày nay là công cụ quan trọng để che giấu thông tin về chiến tranh”. “Ít nhất 30 triệu người dùng Nga” của trang tin tức Yandex “thấy rằng chẳng có cuộc chiến nào, không có binh sỹ Nga nào thiệt mạng, không có thường dân nào thương vong vì xung đột”. Bài viết này còn đính kèm một ảnh chụp màn hình trang chủ Yandex ngày hôm đó, với câu chuyện nổi bật là bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine là nhằm bảo vệ nước Nga khỏi những mối đe dọa quân sự từ phương Tây. “Chưa quá muộn để tránh trở thành đồng lõa của một tội ác kinh hoàng. Nếu bạn không thể làm bất kỳ điều gì - hãy nghỉ việc đi” - Gershenzon viết.
Ông này còn khẳng định Volozh “là người chịu trách nhiệm với trang tin tức”, rằng “bây giờ là ngày thứ 7 của cuộc chiến, và chúng ta chưa thấy bất kỳ bài phát biểu nào từ ông ấy”. Tiếp tục trách móc, Gershenzon ai oán: “doanh nhân vĩ đại, người đàn ông tuyệt vời của gia đình, không hiểu trách nhiệm của ông ấy, và điều tồi tệ Yandex đang làm là tham gia cùng - hợp tác cùng - quân đội Nga... Nó khiến tôi phát ốm”
Khi cuộc chiến tiếp diễn, phía phương Tây loan tin nền kinh tế Nga bắt đầu sụp đổ do những lệnh cấm vận chính họ áp đặt. Vào ngày 3/3, Yandex cảnh báo rằng có thể trễ hạn trả khoản nợ 1,25 tỷ USD. Năm 2020, ngành công nghệ chiếm 8% sàn giao dịch chứng khoán Nga, gần với tỉ lệ trung bình của châu Âu, và Yandex là cái tên dẫn đầu. Nay, vẫn là phương Tây, nói rằng hàng trăm nghìn người Nga đang tìm cách rời khỏi đất nước, nhiều trong số đó là các chuyên gia công nghệ. Tham vọng trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế châu Âu và Bắc Mỹ của Nga hiển nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Tôi tin hoạt động của Yandex tại Nga chết chắc rồi” - Gershenzon nói, bởi theo ông này thì mấu chốt của Yandex “đều dựa vào khả năng chi tiền của người Nga”
Volozh mất hơn 20 năm để cho thế giới thấy rằng công nghệ đẳng cấp thế giới, tốt ngang ngửa bất kỳ thứ gì do phương Tây tạo nên, hoàn toàn có thể xuất phát từ Nga. Thật vậy, ông nổi tiếng là người luôn phủ nhận những điều mà phương Tây, và gần đây nhất là Tổng thống Mỹ Joe Biden, nói về Nga, rằngNnước Nga “chỉ có vũ khí hạt nhân và dầu mỏ, không còn gì khác cả”. Nay, khi Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thành quả và khát vọng cả đời ông đang bị đặt trước một thách thức cực lớn.
II
Sinh năm 1964, Volozh chủ yếu lớn lên tại Almaty, thủ đô của Kazakhstan thời Soviet. Cả cha ông, một nhà địa chất học dầu mỏ, và mẹ ông, một giáo viên âm nhạc, đều là người Do Thái. Vào thập niên 1970, nhiều gia đình Do Thái ở Soviet vì những lý do khác nhau đã tìm mọi cách để có được visa nhằm bắt đầu cuộc sống mới ở phương Tây; Sergey Brin, đồng sáng lập của Google, lúc bấy giờ mới 6 tuổi, đã đến Maryland theo cách như vậy.
Nhưng Volozh thì vẫn ở Soviet, nhập học một ngôi trường dành cho các thiên tài toán học. Đó là nơi ông kết thân với một thiên tài trẻ tuổi khác, Ilya Segalovich. Cả hai đến Moscow để học đại học vào thập niên 1980 - Volozh học ở một học viện dầu mỏ và khí đốt, trong khi Segalovich thì học viện mỏ địa chất. Volozh tốt nghiệp với bằng toán học ứng dụng, và cùng với Segalovich, bắt đầu lập ra hàng loạt công ty công nghệ thông tin nhỏ.
Trong thập niên 1990, nền kinh tế tư nhân hóa mới chớm nở thời hậu Soviet bắt đầu thành hình, chủ yếu nằm trong tay một nhóm các đầu sỏ chính trị lâu năm. Nhiều trong số đó có mối liên hệ khăng khít với ông chủ Kremlin lúc bấy giờ là Boris Yeltsin, và tìm cách tích lũy tài sản thông qua những chương trình đấu giá tư hữu hóa. Volozh và Segalovich giống với các nhà sáng lập của một startup nhỏ lẻ ở Thung lũng Silicon hơn: họ mày mò tìm hiểu và thử nghiệm tiềm năng thương mại hoàn toàn khả thi nhưng chưa được chứng minh của internet.
Bắt đầu từ khoảng năm 1993, bộ đôi đặt mục tiêu xây dựng một chương trình tìm kiếm kỹ thuật số dành cho các bằng sáng chế khoa học, Kinh thánh, và văn học kinh điển của Nga. Tên gọi của nó, theo lịch sử của công ty, được đưa ra sau khi Volozh và Segalovich “suy nghĩ đến những từ ‘tìm kiếm’ (search) và ‘chỉ mục’ (index)”. Họ đề xuất tên gọi Яndex, một cách viết tắt của “yet another indexer” (lại một hệ thống lập chỉ mục khác), và không lâu sau đó thì mở rộng phần mềm để tìm kiếm toàn bộ mạng lưới internet tại Nga, lúc bấy giờ có khoảng 5.000 trang web và 4Gb văn bản. Bộ máy tìm kiếm của họ chính thức ra mắt vào tháng 9/1997, “gần một năm trước Google” - Volozh tự hào nói.
Dù nền kinh tế Nga những năm 1990 vô cùng hỗn loạn, vẫn có nhiều nhà đầu tư phương Tây tập trung về đây. Năm 2000, công ty cổ phần tư nhân Baring Vostok, sáng lập bởi doanh nhân Mỹ Michael Calvey, đầu tư 5 triệu USD vào Yandex - vừa đủ để nắm giữ 35% cổ phần. Vào thời điểm đó, Yandex chỉ đạt doanh thu thường niên 72.000 USD và lỗ 2 triệu USD mỗi năm.
Đến năm 2003, thế giới công nghệ toàn cầu đã thấy rõ sức mạnh tìm kiếm của Yandex, đặc biệt trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tính toán khoảng cách giữa các từ khóa tìm kiếm. Năm đó, các nhà sáng lập Google là Brin và Larry Page đã đến gặp Volozh và Segalovich ở Moscow, hứa hẹn mua lại Yandex với giá 100 triệu USD. Đó là một lời mời gọi đầy cám dỗ, nhưng bộ đôi quyết định tiếp tục nắm quyền kiểm soát công ty của mình thay vì đầu quân cho Google. Khi Google tìm cách xâm nhập thị trường Nga vài năm sau đó, Yandex vẫn tỏ ra nhỉnh hơn một bậc về khả năng xử lý tiếng Nga, khi mà trong ngôn ngữ này, một từ có thể có nhiều âm cuối khác nhau.
Yandex IPO thành công vào năm 2011, thu về 1,3 tỷ USD
Đến năm 2009, Yandex nắm giữ 56% thị phần thị trường tìm kiếm tiếng Nga, hơn gấp đôi thị phần của Google. Nền kinh tế Nga đã ổn định, và doanh thu quảng cáo bắt đầu đổ vào két sắt công ty. Yandex nhanh chóng mở rộng sang mảng email, bản đồ, mua sắm trực tuyến, và dịch vụ chặn spam Spamooborona. Một sự thật trong tuyên bố của Volozh mà lúc này ai cũng phải thừa nhận là: không một công ty nào khác trên thế giới, ngoài Yandex, có thể cạnh tranh với Google và vẫn sống tốt, và đánh bại luôn cả họ.
Yandex phát triển mạnh mẽ một phần còn bởi chiếm được cảm tình từ Vladimir Putin, người trở thành Tổng thống Nga vào cuối năm 1999. Volozh và Segalovich thậm chí còn giúp Putin xây dựng hình ảnh trong mắt công chúng Nga. Năm 2006, Yandex tổ chức một buổi trò chuyện trực tiếp với tổng thống, phát sóng trên toàn quốc. Một người tham gia hỏi Putin rằng: “Lần đầu ngài quan hệ là lúc nào?”. Tổng thống đáp rằng, “Tôi không nhớ, nhưng chắc chắn có nhớ lần cuối”
Dẫu vậy, vẫn có những lúc bất đồng quan điểm xảy ra, và dù Volozh và Segalovich đều không mặn mà với chính trị, họ phản ứng khác nhau đối với những nỗ lực của Kremlin nhằm kiểm soát nền chính trị Nga. Năm 2011, Segalovich tham gia tuần hành phản đối kết quả bầu cử quốc hội; một số nhân viên Yandex cũng đi cùng ông. Volozh lựa chọn đứng ngoài cuộc, khuyến khích mọi người không chính trị hóa Yandex.
Sự khác biệt giữa họ còn liên quan đến vai trò tại công ty; Segalovich là giám đốc công nghệ (CTO), Volozh là CEO. Công việc của Volozh là phụ trách chiến lược kinh doanh và phát triển những mối quan hệ cá nhân với các quan chức Kramlin (Alexander Voloshin, cựu chánh văn phòng của Putin, nằm trong ban quản trị Yandex). Những mối quan hệ như vậy mang lại lợi ích khi Yandex cần giúp đỡ chống lại một nỗ lực chiếm đoạt công ty vào năm 2008 bởi một đầu sỏ chính trị trên lĩnh vực kim loại, Alisher Usmanov, người lúc bấy giờ đang tìm cách lấn sân sang công nghệ.
Năm 2011, Yandex gọi vốn được 1,3 tỷ USD trong đợt IPO ở sàn Nasdaq - đây cũng là thương vụ IPO lớn nhất bấy giờ, kể từ sau IPO của Google. Peter Loukianoff, một người Mỹ gốc Nga, chủ công ty đầu tư mạo hiểm Almaz Capital, một nhà đầu tư ban đầu của Yandex, nói rằng đó là khoảnh khắc báo hiệu một thời kỳ mới về sáng tạo trí tuệ tại Nga - một thời kỳ mà chính Volozh và Segalovich là những người khai sinh ra. “Nga nay đã có một Steve Jobs và Steve Wozniak” - Loukianoff nói. Và trong bạch thư IPO của mình, Yandex nêu rõ rằng, “những doanh nghiệp lớn tại Nga, như chúng tôi, có thể rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành động với mục đích chính trị”.
(còn tiếp)
Tham khảo: Wired
Arkady Yurievich Volozh đang có tâm trạng tốt. Đó là vào ngày 11/2, sinh nhật ông, và vị tỷ phú 58 tuổi, đồng sáng lập kiêm CEO của Yandex, gã khổng lồ công nghệ Nga, đang nói chuyện trong chiếc ô tô của mình ở Tel Aviv, nội dung xoay quanh cha ông - một nhà địa chất dầu mỏ hơn 80 tuổi, người từng phát hiện ra dầu ở Israel.
Trong hơn 20 năm, Yandex nổi tiếng là “Google của Nga”: khởi đầu là một bộ máy tìm kiếm vào năm 1997, và cho đến nay vẫn nắm giữ hơn 60% thị phần thị trường tìm kiếm tại nga. Nhưng trong thập kỷ vừa qua, công ty này đã trở thành một cái tên quen thuộc trong mọi gia đình Nga không phải chỉ nhờ tìm kiếm. Yandex Music là dịch vụ stream nhạc trả phí hàng đầu quốc gia này, và Yandex Taxi là lựa chọn số 1 khi nhắc đến ứng dụng gọi xe. Hàng triệu người Nga sử dụng Yandex Navigator, Yandex Market, Yandex News, và Yoo Money (trước đây là Yandex Wallet) để đáp ứng nhiều nhu cầu trong cuộc sống thường ngày, từ đi lại, mua sắm trực tuyến, đọc tin tức, đến tiêu tiền.
Volozh mới chỉ bắt đầu đưa đứa con tinh thần của mình ra thị trường phương Tây. Yandex Taxi đã thành lập một liên doanh với Uber vào năm 2017 và năm 2020, Yandex bắt đầu thử nghiệm xe tự lái tại Ann Arbor, Michigan (Mỹ). Năm ngoái, Yandex Rover, một con robot 6 bánh, bắt đầu đi vào hoạt động, đảm nhiệm giao nhận thức ăn đến các đại học ở Arizona và Ohio thông qua mối quan hệ hợp tác với Grubhub, và dự kiến sẽ mở rộng ra 250 đại học khác tại Mỹ. Yandex còn tung ra dịch vụ chuyển phát ở London và Paris. Tính đến cuối tháng 3/2022, vốn hóa thị trường của Yandex là 16 tỷ USD, và khoảng 85% tổng số cổ phiếu của hãng được giao dịch tại Mỹ.
Hầu hết trong số 18.000 nhân viên của Yandex vẫn làm việc tại trụ sở chính của công ty ở Moscow. Nhưng Arkady thì chủ yếu sống với gia đình ở Israel. Từ nhiều năm qua, Israel đã là trung tâm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới của công ty, đặc biệt là trên lĩnh vực vận tải, một lĩnh vực mà Yandex có tham vọng bành trướng đến các thị trường châu Âu, Mỹ, và Trung Đông.
Volozh được đánh giá là thuần thục những kỹ năng mà mọi tài phiệt Nga với tham vọng vươn ra toàn cầu cần có: thích nghi với những áp lực từ phía điện Kremlin, trong khi nồng nhiệt chào đón cả những nhà đầu tư chính phủ lẫn các đối tác phương Tây. “Ông ấy không có dáng vẻ của một thương gia” - theo John Boynton, một người Mỹ nằm trong ban quản trị của Yandex cho biết. Nói một cách ngắn gọn, ông trái ngược với những đại gia Nga có tiếng tăm trên trường chính trị. “Ông ấy giống như một tay sành công nghệ hơn là một ông chủ doanh nghiệp” - theo Esther Dyson, nhà đầu tư thiên thần người Mỹ, thành viên ban quản trị Yandex. Tại một quốc gia với nguồn dầu mỏ dồi dào và xuất khẩu dầu là một trong những trụ cột của nền kinh tế, Volozh là một người có tầm nhìn kiên định đối với ngành công nghệ, luôn hướng đến những thành tựu có thể đạt được trong tương lai - từ tìm kiếm ngôn ngữ tự nhiên, cho đến phương tiện tự hành - và tin rằng cộng đồng công nghệ Nga sẽ chung tay xây dựng nên những công nghệ đặc sắc đó.
Khuynh hướng của ông là giữ Yandex tránh xa chính trị. Nhưng điều đó dường như bất khả thi. Vào một buổi sáng ngày 24/2, bộ phận PR của Yandex bắt đầu thông báo hủy bỏ mọi cuộc gặp đã được lên kế hoạch từ trước của Volozh, với lý do “những sự kiện vượt ngoài tầm kiểm soát” của họ “dẫn đến tình hình bất ổn nghiêm trọng”. Vài giờ trước đó, Tổng thống Nga Putin đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. “Bất ổn” là từ miêu tả chính xác tương lai sống còn mà Volozh, Yandex, và mọi người trong cộng đồng công nghệ Nga đột nhiên phải đối mặt. Đến chiều hôm đó, giá cổ phiếu của Yandex đã giảm hơn một nửa. Những ngày tiếp theo, Uber công bố 3 lãnh đạo trong ban quản trị của Yandex Taxi sẽ từ chức ngay lập tức, và bộ trưởng vận tải của Lithuania thì yêu cầu Google và Apple xóa bỏ ứng dụng taxi này khỏi các nền tảng của họ.
Trong khi cánh cửa đến phương Tây bị đóng sầm lại, thì tại quê nhà Nga, nội bộ Yandex cũng gặp vấn đề. Vào ngày 1/3, Lev Gershenzon, cựu lãnh đạo bộ phận tin tức của công ty, đăng tải một đoạn note đầy vẻ thống khổ trên Facebook trách móc các cựu đồng nghiệp: “Yandex ngày nay là công cụ quan trọng để che giấu thông tin về chiến tranh”. “Ít nhất 30 triệu người dùng Nga” của trang tin tức Yandex “thấy rằng chẳng có cuộc chiến nào, không có binh sỹ Nga nào thiệt mạng, không có thường dân nào thương vong vì xung đột”. Bài viết này còn đính kèm một ảnh chụp màn hình trang chủ Yandex ngày hôm đó, với câu chuyện nổi bật là bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine là nhằm bảo vệ nước Nga khỏi những mối đe dọa quân sự từ phương Tây. “Chưa quá muộn để tránh trở thành đồng lõa của một tội ác kinh hoàng. Nếu bạn không thể làm bất kỳ điều gì - hãy nghỉ việc đi” - Gershenzon viết.
Ông này còn khẳng định Volozh “là người chịu trách nhiệm với trang tin tức”, rằng “bây giờ là ngày thứ 7 của cuộc chiến, và chúng ta chưa thấy bất kỳ bài phát biểu nào từ ông ấy”. Tiếp tục trách móc, Gershenzon ai oán: “doanh nhân vĩ đại, người đàn ông tuyệt vời của gia đình, không hiểu trách nhiệm của ông ấy, và điều tồi tệ Yandex đang làm là tham gia cùng - hợp tác cùng - quân đội Nga... Nó khiến tôi phát ốm”
Khi cuộc chiến tiếp diễn, phía phương Tây loan tin nền kinh tế Nga bắt đầu sụp đổ do những lệnh cấm vận chính họ áp đặt. Vào ngày 3/3, Yandex cảnh báo rằng có thể trễ hạn trả khoản nợ 1,25 tỷ USD. Năm 2020, ngành công nghệ chiếm 8% sàn giao dịch chứng khoán Nga, gần với tỉ lệ trung bình của châu Âu, và Yandex là cái tên dẫn đầu. Nay, vẫn là phương Tây, nói rằng hàng trăm nghìn người Nga đang tìm cách rời khỏi đất nước, nhiều trong số đó là các chuyên gia công nghệ. Tham vọng trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế châu Âu và Bắc Mỹ của Nga hiển nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Tôi tin hoạt động của Yandex tại Nga chết chắc rồi” - Gershenzon nói, bởi theo ông này thì mấu chốt của Yandex “đều dựa vào khả năng chi tiền của người Nga”
Volozh mất hơn 20 năm để cho thế giới thấy rằng công nghệ đẳng cấp thế giới, tốt ngang ngửa bất kỳ thứ gì do phương Tây tạo nên, hoàn toàn có thể xuất phát từ Nga. Thật vậy, ông nổi tiếng là người luôn phủ nhận những điều mà phương Tây, và gần đây nhất là Tổng thống Mỹ Joe Biden, nói về Nga, rằngNnước Nga “chỉ có vũ khí hạt nhân và dầu mỏ, không còn gì khác cả”. Nay, khi Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thành quả và khát vọng cả đời ông đang bị đặt trước một thách thức cực lớn.
II
Sinh năm 1964, Volozh chủ yếu lớn lên tại Almaty, thủ đô của Kazakhstan thời Soviet. Cả cha ông, một nhà địa chất học dầu mỏ, và mẹ ông, một giáo viên âm nhạc, đều là người Do Thái. Vào thập niên 1970, nhiều gia đình Do Thái ở Soviet vì những lý do khác nhau đã tìm mọi cách để có được visa nhằm bắt đầu cuộc sống mới ở phương Tây; Sergey Brin, đồng sáng lập của Google, lúc bấy giờ mới 6 tuổi, đã đến Maryland theo cách như vậy.
Nhưng Volozh thì vẫn ở Soviet, nhập học một ngôi trường dành cho các thiên tài toán học. Đó là nơi ông kết thân với một thiên tài trẻ tuổi khác, Ilya Segalovich. Cả hai đến Moscow để học đại học vào thập niên 1980 - Volozh học ở một học viện dầu mỏ và khí đốt, trong khi Segalovich thì học viện mỏ địa chất. Volozh tốt nghiệp với bằng toán học ứng dụng, và cùng với Segalovich, bắt đầu lập ra hàng loạt công ty công nghệ thông tin nhỏ.
Trong thập niên 1990, nền kinh tế tư nhân hóa mới chớm nở thời hậu Soviet bắt đầu thành hình, chủ yếu nằm trong tay một nhóm các đầu sỏ chính trị lâu năm. Nhiều trong số đó có mối liên hệ khăng khít với ông chủ Kremlin lúc bấy giờ là Boris Yeltsin, và tìm cách tích lũy tài sản thông qua những chương trình đấu giá tư hữu hóa. Volozh và Segalovich giống với các nhà sáng lập của một startup nhỏ lẻ ở Thung lũng Silicon hơn: họ mày mò tìm hiểu và thử nghiệm tiềm năng thương mại hoàn toàn khả thi nhưng chưa được chứng minh của internet.
Bắt đầu từ khoảng năm 1993, bộ đôi đặt mục tiêu xây dựng một chương trình tìm kiếm kỹ thuật số dành cho các bằng sáng chế khoa học, Kinh thánh, và văn học kinh điển của Nga. Tên gọi của nó, theo lịch sử của công ty, được đưa ra sau khi Volozh và Segalovich “suy nghĩ đến những từ ‘tìm kiếm’ (search) và ‘chỉ mục’ (index)”. Họ đề xuất tên gọi Яndex, một cách viết tắt của “yet another indexer” (lại một hệ thống lập chỉ mục khác), và không lâu sau đó thì mở rộng phần mềm để tìm kiếm toàn bộ mạng lưới internet tại Nga, lúc bấy giờ có khoảng 5.000 trang web và 4Gb văn bản. Bộ máy tìm kiếm của họ chính thức ra mắt vào tháng 9/1997, “gần một năm trước Google” - Volozh tự hào nói.
Dù nền kinh tế Nga những năm 1990 vô cùng hỗn loạn, vẫn có nhiều nhà đầu tư phương Tây tập trung về đây. Năm 2000, công ty cổ phần tư nhân Baring Vostok, sáng lập bởi doanh nhân Mỹ Michael Calvey, đầu tư 5 triệu USD vào Yandex - vừa đủ để nắm giữ 35% cổ phần. Vào thời điểm đó, Yandex chỉ đạt doanh thu thường niên 72.000 USD và lỗ 2 triệu USD mỗi năm.
Đến năm 2003, thế giới công nghệ toàn cầu đã thấy rõ sức mạnh tìm kiếm của Yandex, đặc biệt trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tính toán khoảng cách giữa các từ khóa tìm kiếm. Năm đó, các nhà sáng lập Google là Brin và Larry Page đã đến gặp Volozh và Segalovich ở Moscow, hứa hẹn mua lại Yandex với giá 100 triệu USD. Đó là một lời mời gọi đầy cám dỗ, nhưng bộ đôi quyết định tiếp tục nắm quyền kiểm soát công ty của mình thay vì đầu quân cho Google. Khi Google tìm cách xâm nhập thị trường Nga vài năm sau đó, Yandex vẫn tỏ ra nhỉnh hơn một bậc về khả năng xử lý tiếng Nga, khi mà trong ngôn ngữ này, một từ có thể có nhiều âm cuối khác nhau.
Đến năm 2009, Yandex nắm giữ 56% thị phần thị trường tìm kiếm tiếng Nga, hơn gấp đôi thị phần của Google. Nền kinh tế Nga đã ổn định, và doanh thu quảng cáo bắt đầu đổ vào két sắt công ty. Yandex nhanh chóng mở rộng sang mảng email, bản đồ, mua sắm trực tuyến, và dịch vụ chặn spam Spamooborona. Một sự thật trong tuyên bố của Volozh mà lúc này ai cũng phải thừa nhận là: không một công ty nào khác trên thế giới, ngoài Yandex, có thể cạnh tranh với Google và vẫn sống tốt, và đánh bại luôn cả họ.
Yandex phát triển mạnh mẽ một phần còn bởi chiếm được cảm tình từ Vladimir Putin, người trở thành Tổng thống Nga vào cuối năm 1999. Volozh và Segalovich thậm chí còn giúp Putin xây dựng hình ảnh trong mắt công chúng Nga. Năm 2006, Yandex tổ chức một buổi trò chuyện trực tiếp với tổng thống, phát sóng trên toàn quốc. Một người tham gia hỏi Putin rằng: “Lần đầu ngài quan hệ là lúc nào?”. Tổng thống đáp rằng, “Tôi không nhớ, nhưng chắc chắn có nhớ lần cuối”
Dẫu vậy, vẫn có những lúc bất đồng quan điểm xảy ra, và dù Volozh và Segalovich đều không mặn mà với chính trị, họ phản ứng khác nhau đối với những nỗ lực của Kremlin nhằm kiểm soát nền chính trị Nga. Năm 2011, Segalovich tham gia tuần hành phản đối kết quả bầu cử quốc hội; một số nhân viên Yandex cũng đi cùng ông. Volozh lựa chọn đứng ngoài cuộc, khuyến khích mọi người không chính trị hóa Yandex.
Sự khác biệt giữa họ còn liên quan đến vai trò tại công ty; Segalovich là giám đốc công nghệ (CTO), Volozh là CEO. Công việc của Volozh là phụ trách chiến lược kinh doanh và phát triển những mối quan hệ cá nhân với các quan chức Kramlin (Alexander Voloshin, cựu chánh văn phòng của Putin, nằm trong ban quản trị Yandex). Những mối quan hệ như vậy mang lại lợi ích khi Yandex cần giúp đỡ chống lại một nỗ lực chiếm đoạt công ty vào năm 2008 bởi một đầu sỏ chính trị trên lĩnh vực kim loại, Alisher Usmanov, người lúc bấy giờ đang tìm cách lấn sân sang công nghệ.
Năm 2011, Yandex gọi vốn được 1,3 tỷ USD trong đợt IPO ở sàn Nasdaq - đây cũng là thương vụ IPO lớn nhất bấy giờ, kể từ sau IPO của Google. Peter Loukianoff, một người Mỹ gốc Nga, chủ công ty đầu tư mạo hiểm Almaz Capital, một nhà đầu tư ban đầu của Yandex, nói rằng đó là khoảnh khắc báo hiệu một thời kỳ mới về sáng tạo trí tuệ tại Nga - một thời kỳ mà chính Volozh và Segalovich là những người khai sinh ra. “Nga nay đã có một Steve Jobs và Steve Wozniak” - Loukianoff nói. Và trong bạch thư IPO của mình, Yandex nêu rõ rằng, “những doanh nghiệp lớn tại Nga, như chúng tôi, có thể rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành động với mục đích chính trị”.
(còn tiếp)
Tham khảo: Wired