cpsmartyboy
Pearl
Hãy chăm đi ngủ sớm đi các "cú đêm"! Nếu không muốn hối hận vì sức khỏe suy giảm, có thể gặp phải nhiều căn bệnh nguy hiểm sau này.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Rutgers đã tiến hành một cuộc điều tra chặt chẽ, tập trung vào sự khác biệt trao đổi chất giữa người hay thức đêm và dậy sớm. Kết quả, phát hiện những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch cao hơn.
Nghiên cứu đã phát hiện "cú đêm" thường có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và rối loạn thần kinh cao hơn. Một nghiên cứu theo dõi nửa triệu người trong gần 7 năm cũng cho thấy, "cú đêm" có nguy cơ tử vong cao hơn 10% so với người chăm thức dậy sớm.
Ngoài các yếu tố xã hội và hành vi, chẳng hạn ăn uống không đều đặn hoặc tập thể dục có thể dẫn đến sức khỏe sa sút, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu những người xu hướng thức khuya có khác biệt nào về trao đổi chất so với "cú đêm" nhưng vẫn c dậy sớm hay không.
Nghiên cứu mới này giải quyết câu hỏi cụ thể đó bằng cách kiểm tra chặt chẽ 51 tình nguyện viên, chia đều thành hai nhóm đối tượng là chuyên thức đêm (cú đêm) và những người hay dậy sớm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người hay dậy sớm nhạy cảm hơn với insulin, sử dụng chất béo làm năng lượng tốt hơn so với những người hay thức đêm. Ngược lại, người ăn đêm phụ thuộc nhiều hơn vào việc xử lý carbohydrate để tạo năng lượng, có dấu hiệu kháng insulin.
Steven Malin, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: “Sự khác biệt trong chuyển hóa chất béo giữa những người dậy sớm và "cú đêm" cho thấy nhịp sinh học của cơ thể (chu kỳ thức/ngủ) có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Khả năng nhạy cảm hoặc suy giảm để đáp ứng với hormone insulin có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe”.
Nghiên cứu không thể trả lời rõ liệu "cú đêm" về bản chất có tạo ra khác biệt về trao đổi chất hay không. Theo dõi hoạt động trong tuần trước các thí nghiệm cho thấy, người dậy sớm hoạt động thể chất nhiều hơn so với "cú đêm".
Vì vậy, câu hỏi lớn là liệu sự khác biệt về trao đổi chất giữa hai nhóm chỉ đơn giản là phản ánh khác biệt trong hoạt động thể chất? Hay hoạt động thể chất có lợi hơn về mặt trao đổi chất nếu được thực hiện vào buổi sáng so với đêm?
Malin lưu ý: “Cần nghiên cứu sâu hơn để kiểm tra mối liên hệ giữa loại thời gian, tập thể dục và sự thích ứng với quá trình trao đổi chất để xác định xem tập thể dục sớm hơn trong ngày có mang lại lợi ích sức khỏe lớn hơn hay không”.
Ít nhất, các nhà nghiên cứu chỉ ra kết quả khẳng định "cú đêm" có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh chuyển hóa cao hơn. Và mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng nhưng những người có xu hướng thức khuya nên nhận thức được nguy cơ gia tăng đối với sức khỏe của họ.
>>> WHO: Thế giới đang đứng rất gần ngưỡng cửa kết thúc đại dịch Covid-19
Nguồn: Newatlas
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Rutgers đã tiến hành một cuộc điều tra chặt chẽ, tập trung vào sự khác biệt trao đổi chất giữa người hay thức đêm và dậy sớm. Kết quả, phát hiện những người thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch cao hơn.
Ngoài các yếu tố xã hội và hành vi, chẳng hạn ăn uống không đều đặn hoặc tập thể dục có thể dẫn đến sức khỏe sa sút, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu những người xu hướng thức khuya có khác biệt nào về trao đổi chất so với "cú đêm" nhưng vẫn c dậy sớm hay không.
Nghiên cứu mới này giải quyết câu hỏi cụ thể đó bằng cách kiểm tra chặt chẽ 51 tình nguyện viên, chia đều thành hai nhóm đối tượng là chuyên thức đêm (cú đêm) và những người hay dậy sớm.
Steven Malin, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: “Sự khác biệt trong chuyển hóa chất béo giữa những người dậy sớm và "cú đêm" cho thấy nhịp sinh học của cơ thể (chu kỳ thức/ngủ) có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Khả năng nhạy cảm hoặc suy giảm để đáp ứng với hormone insulin có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe”.
Thức đêm luôn hại sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh
Các nhà nghiên cứu kết luận, những khác biệt về trao đổi chất này có thể khiến "cú đêm" dễ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường type 2 hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế đối với nghiên cứu này.Nghiên cứu không thể trả lời rõ liệu "cú đêm" về bản chất có tạo ra khác biệt về trao đổi chất hay không. Theo dõi hoạt động trong tuần trước các thí nghiệm cho thấy, người dậy sớm hoạt động thể chất nhiều hơn so với "cú đêm".
Vì vậy, câu hỏi lớn là liệu sự khác biệt về trao đổi chất giữa hai nhóm chỉ đơn giản là phản ánh khác biệt trong hoạt động thể chất? Hay hoạt động thể chất có lợi hơn về mặt trao đổi chất nếu được thực hiện vào buổi sáng so với đêm?
Ít nhất, các nhà nghiên cứu chỉ ra kết quả khẳng định "cú đêm" có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh chuyển hóa cao hơn. Và mặc dù lý do vẫn chưa rõ ràng nhưng những người có xu hướng thức khuya nên nhận thức được nguy cơ gia tăng đối với sức khỏe của họ.
>>> WHO: Thế giới đang đứng rất gần ngưỡng cửa kết thúc đại dịch Covid-19
Nguồn: Newatlas