Không so vi xử lý A15 với A14 như trước, có phải hiệu năng iPhone đã "đụng trần"?

M
Minh Bảo
Phản hồi: 0
iPhone hiện đang chiếm phần lớn doanh thu sản phẩm hằng năm của Apple, vì vậy, có thể nói sự kiện ra mắt 4 mẫu iPhone mới hôm 14/9 là thông báo quan trọng nhất của Apple trong năm. Ngoài ra, sự kiện này còn thêm phần quan trọng hơn, vì Apple cũng đã cho ra mắt bộ vi xử lý thế hệ mới A15 Bionic.
Không so vi xử lý A15 với A14 như trước, có phải hiệu năng iPhone đã đụng trần?
Ảnh: Apple
Ngày nay, các sản phẩm của Apple – từ Mac, iPad cho đến iPhone – hầu hết đều sử dụng bộ xử lý do chính Apple sản xuất. Sự xuất hiện của A15 là khởi đầu của một nền tảng mới cho các thiết bị Apple ra mắt vào năm 2023. Cũng chỉ mới năm ngoái, bộ xử lý A14 cũng là nền tảng cho bộ vi xử lý M1 và có thể sẽ tiếp tục có phiên bản cải tiến M1X trong sản phẩm MacBook Pros sắp ra mắt. Thiết kế lõi của bộ xử lý A15 có thể sẽ được sử dụng trong các dòng sản phẩm Mac và iPad Pro trong tương lai.
Bộ xử lý A15 có khá nhiều thông số tương đồng với A14. Cả hai đều có thiết kế 6 nhân, trong đó có 4 nhân hiệu năng cao và 2 nhân hiệu suất cao. Thông thường, các nhân tiết kiệm năng lượng sẽ xử lý toàn bộ tác vụ, nhưng khi cần thiết, các nhân tốc độ cao sẽ hoạt động và đẩy hiệu suất thiết bị đạt đỉnh. Cả hai bộ xử lý đều được trang bị Neural Engine 16 nhân chuyên biệt cho trình máy học như quét ảnh vật thể hay khuôn mặt.
Sự khác biệt rõ nét nhất giữa A15 và A14 là bộ xử lý đồ họa: Dù bộ xử lý A15 trên iPhone 13 cũng chỉ có GPU 4 nhân như A14, nhưng bộ xử lý A15 trên iPhone 13 Pro và iPad mini thế hệ mới có đến 5 nhân.
Không so vi xử lý A15 với A14 như trước, có phải hiệu năng iPhone đã đụng trần?
Trên lý thuyết, A15 và A14 có nhiều điểm tương đồng về mặt thông số (Ảnh: Apple)
Trước đây, khi Apple thay đổi số nhân GPU trên cùng một dòng chip (điển hình nhất là bộ xử lý M1 có loại 7 nhân và loại 8 nhân), hãng sử dụng một kỹ thuật gọi là binning để vô hiệu hóa nhân thứ yếu trên GPU và vẫn sử dụng nó trên thiết bị. Thực tế, chỉ có một bộ xử lý M1 duy nhất.
Khá thú vị khi thấy Apple cũng đưa GPU binning lên các dòng iPhone để tạo sự khác biệt nhỏ giữa hai mẫu iPhone 13 và iPhone 13 Pro. Vì GPU không có nhân xử lý thứ 5, nên khả năng đồ họa trên iPhone 13 sẽ chỉ đạt khoảng 80% so với iPhone 13 Pro. Tuy nhiên, có thể iPhone 13 Pro cần thêm hiệu năng đồ họa để hỗ trợ màn hình ProMotion 120Hz.
Có một điều khá thú vị trong sự kiện ra mắt A15 Bionic vừa qua của Apple. Đó là Apple không so sánh hiệu năng giữa A15 và A14. Từ trước đến nay, Apple luôn so sánh hiệu năng giữa dòng iPhone mới và bản tiền nhiệm. Nhưng năm nay, Apple đã chọn cách tuyên bố rằng bộ xử lý A15 trên iPhone 13 Pro có hiệu năng đồ họa và CPU cao hơn 50% “so với đối thủ”.
Chúng ta cứ tạm cho rằng Apple đang dẫn đầu về mảng hiệu suất vi xử lý trên điện thoại thông minh, thì tuyên bố “lạ lùng” lần này lại cho thấy bộ xử lý A15 chẳng có tiến bộ là bao so với A14 như cách nó vượt qua bộ xử lý của Qualcomm trên các dòng điện thoại Android cao cấp nhất. Do vậy, điều này khiến tôi tự hỏi liệu Apple có đang cố gắng né tránh sự thật rằng bộ xử lý mới không nhanh hơn nhiều so với phiên bản năm ngoái?
Trong khi đó, Apple lại rất phấn khích khi so sánh thời lượng pin sử dụng giữa iPhone 12 và iPhone 13 với độ chênh lệch tăng thêm từ 1,5 đến 2,5 giờ sử dụng – một cải tiến lớn của Apple. Nhưng nó lại khiến tôi băn khoăn, có phải Apple chọn giới hạn khả năng của A15 để đánh đổi lấy hiệu năng của thiết bị?
Chúng ta sẽ không thể biết được đáp án là gì nếu chưa được trải nghiệm trực tiếp bộ xử lý A15 trên dòng iPhone và iPad mới ra mắt năm nay. Nhưng phải thú thực là tôi không quá trông đợi iPhone 13 sẽ có hiệu suất đột phá, hay tương tự vậy.
Không so vi xử lý A15 với A14 như trước, có phải hiệu năng iPhone đã đụng trần?
Dòng iPad mini mới ra mắt cũng được trang bị bộ xử lý A15 tương tự iPhone 13 (Ảnh: Apple)
Hoặc chúng ta cũng có thể tự tính toán một chút. Trên trang giới thiệu iPad mini, Apple tuyên bố sản phẩm iPad mini mới ra mắt với bộ xử lý A15 có hiệu suất tăng 40% so với mẫu iPad mini cũ với bộ xử lý A12. Geekbench Browser chấm điểm benchmark cho mẫu iPad mini cũ là 1114 điểm (đơn nhân) và 2685 điểm (đa nhân). Nếu tính theo con số mà Apple tuyên bố (có thể trên thực tế sẽ không cao bằng do nhiều yếu tố), điểm benchmark mà mẫu iPad mini mới có thể đạt được là 1560 điểm (đơn nhân) và 3760 điểm (đa nhân). Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bộ xử lý A14 có điểm benchmark còn cao hơn thế, khoảng 1583 điểm (đơn nhân) và 4198 điểm (đa nhân).
Có phải tôi đang cho rằng bộ xử lý A15 mới chậm hơn A14? Không hẳn là như vậy, và thực tế là Apple đã chọn các so sánh với các đối thủ Android thay vì chính những sản phẩm đi trước của họ đã cho thấy con số sẽ không thể làm choáng ngợp người dùng như chúng ta vẫn nghĩ.
Trong suốt 20 năm qua, mỗi thế hệ vi xử lý thành công đều sẽ đạt hiệu suất cao hơn khoảng 20% cho đơn nhân. Năm nay, có lẽ mọi chuyện đã khác. Mặc dù việc cho ra mắt bộ vi xử lý A-series mới luôn là một sự kiện lớn, đó lại là một câu hỏi mở rằng liệu A15 có thực sự là một bước tiến lớn?
Theo MacWorld
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top