thuha19051234
Pearl
Kể từ sau vụ phun trào khủng khiếp vào đầu năm 2022, cho đến nay đã là thời điểm cuối năm mà người ta vẫn chưa thôi nói về Tonga. Còn các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về nó, một luồng núi lửa đã phá vỡ mọi kỷ lục và thậm chí xuyên qua nhiều lớp khí quyển ngoài bề mặt Trái Đất.
Khi núi lửa phun trào, nó sẽ tạo ra một lượng lớn khói có chứa tro, khí, nước và các phần tử khác. Khói bụi này phụt ra khỏi núi lửa với áp suất khổng lồ, bay vào bầu khí quyển của Trái Đất tới độ cao vài km. Nhưng có lẽ bạn khó có thể tưởng tượng cột khói từ ngọn núi lửa Tonga có thể bay cao đến mức nào.
Một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện, chùm khói từ núi lửa Hunga-Tonga đã cao tới 57 km. Chưa từng có lượng khí từ bất kỳ ngọn núi lửa nào trên Trái đất đạt đến độ cao như vậy. Đây là một điều gây kinh ngạc vì ở hầu hết các vụ phun trào núi lửa, giới hạn độ cao đạt được chỉ chạm vào vùng nhiệt đới (phần cuối của lớp đối lưu).
Nhưng sự kiện Tonga cho thấy, khói từ núi lửa không chỉ đi qua tầng đối lưu mà còn vượt qua cả tầng bình lưu (17-50 km), kết thúc đâu đó trong tầng trung lưu (50-90km).
Núi lửa Tonga phun sau 10, 50 và 100 phút (từ trái sang phải)
Để đo độ cao của ngọn núi lửa đang phun trào, các nhà khoa học thường dùng phương pháp thị sai dựa trên nguyên tắc hai người ở những nơi khác nhau nhìn vào cùng một vật thể. Trong trường hợp của núi lửa Tonga, họ đã sử dụng 3 thiết bị vệ tinh, các độ cao khác nhau được quan sát bởi vệ tinh riêng biệt hòng tìm ra độ cao lớn nhất của chùm khói.
Họ tính toán rằng độ cao tối đa của cột khói từ vụ phun trào Tonga là 57 km, phá vỡ kỷ lục của khói bụi trên Núi Pinatubo cao 40 km vào ngày 15/6/1991. Nếu so sánh với Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới có chiều cao khoảng 0.8 km - thì độ cao của khói bụi phun trào sẽ cao gấp 68 lần tính từ đỉnh tòa nhà.
Hình ảnh phun trào khủng khiếp nhìn từ trên cao
Vụ phun trào Tonga là một trong những sự kiện núi lửa mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại. Vụ nổ từ ngọn núi lửa này mạnh gấp 500 lần so với quả bom hạt nhân tàn phá Hiroshima năm 1945. Hơn nữa, lượng hơi nước thoát ra cùng với chùm tia của nó cũng đủ để lấp đầy 58.000 bể bơi cỡ Olympic.
Các tác giả nghiên cứu thậm chí còn suy đoán, chùm khói có thể đã vượt xa hơn 57 km như dự tính. Bởi các vệ tinh không chụp ảnh mọi khoảnh khắc của vụ phun trào.
>>>Núi lửa Tonga phun trào giải phóng 50 triệu tấn hơi nước, có thể khiến khí hậu toàn cầu ấm hơn trong thời gian tới
Nguồn interesting
Khi núi lửa phun trào, nó sẽ tạo ra một lượng lớn khói có chứa tro, khí, nước và các phần tử khác. Khói bụi này phụt ra khỏi núi lửa với áp suất khổng lồ, bay vào bầu khí quyển của Trái Đất tới độ cao vài km. Nhưng có lẽ bạn khó có thể tưởng tượng cột khói từ ngọn núi lửa Tonga có thể bay cao đến mức nào.
Một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện, chùm khói từ núi lửa Hunga-Tonga đã cao tới 57 km. Chưa từng có lượng khí từ bất kỳ ngọn núi lửa nào trên Trái đất đạt đến độ cao như vậy. Đây là một điều gây kinh ngạc vì ở hầu hết các vụ phun trào núi lửa, giới hạn độ cao đạt được chỉ chạm vào vùng nhiệt đới (phần cuối của lớp đối lưu).
Nhưng sự kiện Tonga cho thấy, khói từ núi lửa không chỉ đi qua tầng đối lưu mà còn vượt qua cả tầng bình lưu (17-50 km), kết thúc đâu đó trong tầng trung lưu (50-90km).
Để đo độ cao của ngọn núi lửa đang phun trào, các nhà khoa học thường dùng phương pháp thị sai dựa trên nguyên tắc hai người ở những nơi khác nhau nhìn vào cùng một vật thể. Trong trường hợp của núi lửa Tonga, họ đã sử dụng 3 thiết bị vệ tinh, các độ cao khác nhau được quan sát bởi vệ tinh riêng biệt hòng tìm ra độ cao lớn nhất của chùm khói.
Họ tính toán rằng độ cao tối đa của cột khói từ vụ phun trào Tonga là 57 km, phá vỡ kỷ lục của khói bụi trên Núi Pinatubo cao 40 km vào ngày 15/6/1991. Nếu so sánh với Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới có chiều cao khoảng 0.8 km - thì độ cao của khói bụi phun trào sẽ cao gấp 68 lần tính từ đỉnh tòa nhà.
Vụ phun trào Tonga là một trong những sự kiện núi lửa mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử nhân loại. Vụ nổ từ ngọn núi lửa này mạnh gấp 500 lần so với quả bom hạt nhân tàn phá Hiroshima năm 1945. Hơn nữa, lượng hơi nước thoát ra cùng với chùm tia của nó cũng đủ để lấp đầy 58.000 bể bơi cỡ Olympic.
Các tác giả nghiên cứu thậm chí còn suy đoán, chùm khói có thể đã vượt xa hơn 57 km như dự tính. Bởi các vệ tinh không chụp ảnh mọi khoảnh khắc của vụ phun trào.
>>>Núi lửa Tonga phun trào giải phóng 50 triệu tấn hơi nước, có thể khiến khí hậu toàn cầu ấm hơn trong thời gian tới
Nguồn interesting