Núi lửa Tonga phun trào giải phóng 50 triệu tấn hơi nước, có thể khiến khí hậu toàn cầu ấm hơn trong thời gian tới

Đã hơn 8 tháng sau khi núi lửa dưới nước gần Tonga phun trào vào ngày 14/1, nhưng các nhà khoa học vẫn đang phân tích tác động của vụ nổ dữ dội. Mới đây, họ phát hiện nó có thể làm ấm hành tinh nhanh hơn.
Gần đây, họ đã tính toán vụ phun trào này đã phun ra 50 triệu tấn hơi nước, được xả hoàn toàn vào bầu khí quyển cùng một lượng khổng lồ tro và khí núi lửa. Các nghiên cứu cũng cho biết, sự phun hơi khổng lồ này đã làm tăng lượng ẩm trong tầng bình lưu toàn cầu lên khoảng 5%. Dẫn đến kích hoạt chu kỳ làm mát và làm nóng bề mặt ở tầng này, cùng với những tác động kéo dài có thể tồn tại trong nhiều tháng tới.
Vụ phun trào của Tonga bắt đầu vào ngày 13/1 và đạt đỉnh 2 ngày sau đó. Đây là vụ phun trào mạnh nhất được chứng kiến trên Trái đất trong nhiều thập kỷ qua. Nó kéo dài đến 260 km, đưa các cột tro bụi, hơi nước và khí bay lên không trung hơn 20 km.

Núi lửa Tonga phun trào giải phóng 50 triệu tấn hơi nước, có thể khiến khí hậu toàn cầu ấm hơn trong thời gian tới
Dư âm từ vụ phun trào Tonga vẫn khiến khoa học kinh ngạc
Các vụ phun trào lớn thường làm nguội hành tinh bằng cách đưa lưu huỳnh đioxit vào tầng trên của bầu khí quyển, có tác dụng lọc bức xạ mặt trời. Những hạt đá và tro cũng làm mát tạm thời hành tinh bằng cách ngăn chặn ánh sáng mặt trời. Tức là ban đầu, nhiệt độ sẽ giảm
Theo cách đó, hoạt động núi lửa lan rộng và dữ dội trong quá khứ của Trái đất từng góp phần gây ra biến đổi khí hậu, gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt hàng triệu năm trước.
Tonga đã thải ra khoảng 441.000 tấn lưu huỳnh đioxit.

Núi lửa Tonga phun trào giải phóng 50 triệu tấn hơi nước, có thể khiến khí hậu toàn cầu ấm hơn trong thời gian tới
Hơi nước từ vụ phun trào sẽ khiến Trái Đất nóng lên
Các nhà nghiên cứu đã phân tích lượng nước trong các chùm tia bằng cách đánh giá dữ liệu ,được thu thập bằng các công cụ gọi là radiosondes, gắn vào nhiều quả bóng thời tiết và gửi lên cao giữa những chùm núi lửa. Khi các thiết bị này bay lên, cảm biến gắn vào chúng sẽ đo nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm tương đối, rồi truyền dữ liệu tới một máy thu trên mặt đất.
Hơi nước trong khí quyển hấp thụ bức xạ mặt trời và phát lại dưới dạng nhiệt. Với hàng chục triệu tấn hơi ẩm của Tonga hiện đang tích tụ trong tầng bình lưu, bề mặt Trái Đất sẽ nóng lên, nhưng cụ thể là bao nhiêu thì chưa rõ.


>>>Giới khoa học choáng váng trước vụ núi lửa Tonga phun trào, lượng nước đủ lấp đầy 58.000 hồ bơi Olympic

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top