Hiện tượng bạc trắng đầu chỉ sau một đêm như trong phim có tồn tại ở bên ngoài đời thực hay không?
Trong nhiều thế kỷ, người ta luôn tin rằng hiện tượng tóc đột nhiên chuyển sang màu bạc trắng sau 1 đêm là kết quả tất yếu khi phải trải qua quá trình sợ hãi, lo lắng hay khi phải đối mặt với một cơn sốc quá lớn nào đó. Hiện tượng này đã từng được ghi nhận ở những tù nhân vào đêm trước khi bị hành quyết. Sự thật của câu chuyện này là điều mà giới y học hết sức quan tâm.
Người ta nói rằng mái tóc của Marie Antoinette, hoàng hậu của vua Pháp Louis XVI, hoàn toàn chuyển sang màu trắng vào đêm trước khi bà bị chém, khi bà 38 tuổi. Vậy hiện tượng này có thực sự tồn tại hay không?
Câu chuyện trên có thể chỉ là hư cấu, thế nhưng hiện tượng tóc bị bạc đi chỉ sau một đêm hoặc trong một thời gian rất ngắn là hoàn toàn có thật và nó được gọi là Hội chứng Marie Antoinette.
Mọi người thường cho rằng hội chứng này được hình thành là do áp lực - có lẽ điều này được thể hiện rõ nhất qua các bức ảnh chụp nguyên thủ quốc gia trước và sau khi nhậm chức.
Tuy nhiên, do cơ chế cụ thể của việc tóc bạc vẫn chưa được làm rõ nên chưa rõ 3 yếu tố lão hóa, yếu tố di truyền và căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến việc tóc bạc ở mức độ nào.
Không có lý thuyết nào chứng minh tóc có thể đột nhiên bạc trắng sau 1 đêm.
Trên thực tế, các nhà khoa học khẳng định họ không tìm thấy bất kỳ lý thuyết nào chứng minh tóc có thể chuyển đổi một cách hữu cơ sang màu trắng, cho dù là đột ngột hay sau 1 đêm. Mặc dù các nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc luôn tuyên bố mình có thể khôi phục lại sức sống của tóc thì họ vẫn phải công nhận rằng tóc là phần “chết”, không có trao đổi hóa sinh (do đó ta không thấy đau khi cắt tóc). Và như vậy, nó không thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quá trình tâm sinh lý nào trong cơ thể (bao gồm cả sợ hãi hay những cú sốc).
Thậm chí nếu một căn bệnh, thương tích hoặc cú sốc bất ngờ thật sự có thể làm được điều này thì nó cũng phải mất nhiều tuần để biến mái tóc thành bạc trắng chứ không nhanh đến nỗi ngay sau một đêm bởi vì chỉ có gốc mới bị ảnh hưởng. Nguyên tắc này cũng tương tự như khi một người bị hỏng phần móng tay gần biểu bì, nó sẽ dần dần phát triển ra mà vẫn giữ nguyên tình trạng ban đầu.
Những biến cố nghiêm trọng tác động vào hệ tự miễn dịch chỉ có khả năng gây rụng tóc. Nó tấn công vào nang tóc, làm cho những sợi tóc có sắc tố đen, nâu, hay vàng bị rụng, nhưng những sợi nào không chứa sắc tố (xám hoặc trắng) sẽ vẫn còn lại trên da đầu. Tỷ lệ tóc trắng tăng dần, tóc màu giảm dần có thể là nguyên nhân hiện tượng này.
Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Nature xác định cơ chế khiến lông chuột bạc sớm khi bị căng thẳng.
Da đầu của con người trung bình có 100.000 nang tóc và con người cũng có nhiều màu tóc khác nhau. Màu tóc được xác định bởi các tế bào hắc tố, sản sinh ra melanin hấp thụ ánh sáng theo nhiều cách kết hợp khác nhau. Tế bào hắc tố có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo hắc tố (MeSC), nằm ở phần nhô ra của nang lông.
Chu kỳ phát triển của tóc được chia thành ba giai đoạn, đó là giai đoạn tăng trưởng anagen, giai đoạn nghỉ ngơi catagen và giai đoạn chuyển hóa dài (rụng) telogen.
Chu kỳ phát triển của tóc: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn nghỉ ngơi và giai đoạn rụng (từ trái sang phải).
Tế bào hắc tố được tạo ra trong giai đoạn tăng trưởng. Khi con người già đi, các tế bào gốc melanin sẽ dần cạn kiệt, và sắc tố được tạo ra sẽ có màu "muối tiêu", sau đó chuyển sang màu xám, và cuối cùng là màu trắng - sắc tố bị mất hoàn toàn trong tất cả các nang lông.
Lúc đầu, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng căng thẳng sẽ gây ra một cuộc tấn công miễn dịch vào các tế bào gốc melanin. Nhưng sau đó điều này đã được chứng minh là một giả thuyết sai lầm, vì chuột thiếu tế bào miễn dịch những vẫn bị biến đổi và xuất hiện các đốm trắng.
Căng thẳng sẽ làm tăng tiết hormone cortisol nên các nhà nghiên cứu bắt đầu nghi ngờ rằng hormone cortisol là nguyên nhân khiến tóc bị thay đổi màu. Tuy nhiên, khi người ta loại bỏ các tuyến sản xuất cortisol ở chuột, lông của chuột sẽ vẫn chuyển sang màu trắng.
Cuối cùng, các nhà khoa học tập trung vào hệ thần kinh giao cảm - hệ thống trong cơ thể được sử dụng để kiểm soát phản ứng căng thẳng trong các tình huống nguy hiểm.
Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng tế bào gốc tạo hắc tố nằm trong phần phồng của nang lông, được bao bọc bởi các tế bào thần kinh của hệ thần kinh giao cảm và giải phóng một phân tử dẫn truyền thần kinh được gọi là norepinephrine.
Hoạt động của tế bào gốc melanin trong điều kiện bình thường và căng thẳng.
Như hình a có thể thấy, trong điều kiện bình thường, tế bào gốc melanin (MeSC) di chuyển từ chỗ phình ra (theo hướng mũi tên đỏ) và biệt hóa thành tế bào hắc tố trong quá trình phân tích. Từ đó, tế bào hắc tố tổng hợp sắc tố để làm cho tóc tái sinh có màu sẫm.
Trong giai đoạn thoái hóa và nghỉ ngơi, các tế bào gốc này bắt đầu chết. Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, vẫn sẽ có một lượng lớn MeSC mới được dùng để thay thế các tế bào gốc đã chết.
Trong hình b, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng áp lực bên ngoài kích thích và kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng cường giải phóng adrenaline trong các nang tóc. Sau đó, norepinephrine sẽ khiến MeSC biến đổi hoàn toàn thành tế bào hắc tố, và không có tế bào gốc nào còn sống sót qua giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ tiếp theo.
Vì không có tế bào hắc tố mới nào được sản sinh nên tóc sẽ tự nhiên có màu trắng xám.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm tác động của các áp lực khác nhau lên sự bạc màu của lông chuột.
Lông chuột đổi màu khi thay đổi nội tiết tố do căng thẳng gây ra.
Ở các giai đoạn mọc lông khác nhau, họ cho chuột tiếp xúc với ba yếu tố gây căng thẳng khác nhau - đau đớn, hạn chế vận động và căng thẳng tâm lý . Cả ba yếu tố này đều gây ra sự suy giảm MeSC, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của lông trắng.
Các lý thuyết phổ biến trước đây tin rằng những thay đổi nội tiết tố do căng thẳng gây ra (chẳng hạn như corticosterone) hoặc phản ứng tự miễn dịch là nguyên nhân khiến tóc bạc.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các cơ chế cơ bản này, trước tiên bằng cách ngăn chặn tín hiệu corticosterone, sau đó làm căng thẳng hệ thống miễn dịch của chuột.
Trong cả hai trường hợp, những thay đổi về corticosterone hoặc phản ứng tự miễn dịch không gây ra sự suy giảm MeSC. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự biểu hiện của MeSC phụ thuộc vào một thụ thể adrenaline, thụ thể này phản ứng với adrenaline.
Tuyến thượng thận là nguồn cung cấp adrenaline chính. Nhưng đáng ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc loại bỏ các tuyến này vẫn không thể ngăn được màu lông của chuột chuyển sang màu xám khi gặp căng thẳng.
Một nguồn khác của adrenaline là hệ thống thần kinh giao cảm (SNS), hoạt động tích cực để phản ứng với căng thẳng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng vùng phồng được kết nối bên trong bởi các tế bào thần kinh giao cảm. Sử dụng các phân tử độc tố thần kinh để phá hủy SNS hoặc ngăn tế bào thần kinh giao cảm giải phóng adrenaline có thể ngăn tóc chuyển sang màu xám do căng thẳng.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những con chuột có tế bào thần kinh giao cảm được kích hoạt và phát hiện ra rằng việc kích hoạt quá mức SNS ở những con chuột này có thể khiến lông chuyển sang màu xám mà không cần bị căng thẳng.
Tổng hợp lại, những kết quả này chỉ ra rằng adrenaline được giải phóng từ các tế bào thần kinh giao cảm khi được hoạt động sẽ gây ra sự suy giảm MeSC.
Màu đỏ cho thấy các tế bào gốc melanin ở dưới cùng của các nang lông và các dây thần kinh giao cảm được hiển thị bằng màu xanh lá cây xung quanh chúng.
Do đó, hung thủ gây ra Hội chứng Marie Antoinette chính là adrenaline, thế nhưng vấn đề của chúng ta vẫn chưa kết thúc. Căng thẳng sản sinh ra adrenaline làm bạc tóc, vậy một mái tóc bị chuyển sang màu bạc có thể giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng?
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard do Xu Yajie đứng đầu tin rằng việc làm trắng tóc thực chất là một tác dụng phụ của quá trình xử lý căng thẳng của hệ thần kinh giao cảm: "Đối với những loài như bạch tuộc và tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc nhanh chóng, các tế bào sắc tố trong cơ thể chúng sẽ được kích hoạt dưới tác động của hệ thần kinh. Nhưng đối với động vật có vú ngày nay, chỉ có tế bào hắc tố vẫn còn rất nhạy cảm với các hormone do hệ thần kinh tiết ra. Một khi hormone được tiết ra quá mức, các tế bào này sẽ vô tình bị kích hoạt".
Màu tóc bị bạc không mang lại nguy hiểm tính mạng nên trong quá trình tiến hóa, khuyết điểm nhỏ này vẫn được giữ nguyên. Trên thực tế, khi đối mặt với căng thẳng, tóc sẽ không thực sự biến đổi hoàn toàn thành màu trắng trong một sớm một chiều, đây là một quá trình diễn ra chậm và kéo dài trong vài tháng.
Ngoài việc liên quan đến căng thẳng và tuổi tác, tóc bạc đôi khi có thể liên quan đến kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo và lòng tin.
Ví dụ, khi một con khỉ đột núi lưng bạc đực trưởng thành hoàn toàn, nó sẽ mọc lông màu xám trên lưng và trở thành thủ lĩnh của bầy khỉ đột. Sau khi hứng chịu đủ áp lực, những cá thể được "nhuộm" lông trắng thường có địa vị trong cộng đồng cao hơn so với tuổi của chúng.
Theo Báo Đất Việt/Trí Thức Trẻ
Trong nhiều thế kỷ, người ta luôn tin rằng hiện tượng tóc đột nhiên chuyển sang màu bạc trắng sau 1 đêm là kết quả tất yếu khi phải trải qua quá trình sợ hãi, lo lắng hay khi phải đối mặt với một cơn sốc quá lớn nào đó. Hiện tượng này đã từng được ghi nhận ở những tù nhân vào đêm trước khi bị hành quyết. Sự thật của câu chuyện này là điều mà giới y học hết sức quan tâm.
Người ta nói rằng mái tóc của Marie Antoinette, hoàng hậu của vua Pháp Louis XVI, hoàn toàn chuyển sang màu trắng vào đêm trước khi bà bị chém, khi bà 38 tuổi. Vậy hiện tượng này có thực sự tồn tại hay không?
Câu chuyện trên có thể chỉ là hư cấu, thế nhưng hiện tượng tóc bị bạc đi chỉ sau một đêm hoặc trong một thời gian rất ngắn là hoàn toàn có thật và nó được gọi là Hội chứng Marie Antoinette.
Mọi người thường cho rằng hội chứng này được hình thành là do áp lực - có lẽ điều này được thể hiện rõ nhất qua các bức ảnh chụp nguyên thủ quốc gia trước và sau khi nhậm chức.
Tuy nhiên, do cơ chế cụ thể của việc tóc bạc vẫn chưa được làm rõ nên chưa rõ 3 yếu tố lão hóa, yếu tố di truyền và căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến việc tóc bạc ở mức độ nào.
Trên thực tế, các nhà khoa học khẳng định họ không tìm thấy bất kỳ lý thuyết nào chứng minh tóc có thể chuyển đổi một cách hữu cơ sang màu trắng, cho dù là đột ngột hay sau 1 đêm. Mặc dù các nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc luôn tuyên bố mình có thể khôi phục lại sức sống của tóc thì họ vẫn phải công nhận rằng tóc là phần “chết”, không có trao đổi hóa sinh (do đó ta không thấy đau khi cắt tóc). Và như vậy, nó không thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quá trình tâm sinh lý nào trong cơ thể (bao gồm cả sợ hãi hay những cú sốc).
Thậm chí nếu một căn bệnh, thương tích hoặc cú sốc bất ngờ thật sự có thể làm được điều này thì nó cũng phải mất nhiều tuần để biến mái tóc thành bạc trắng chứ không nhanh đến nỗi ngay sau một đêm bởi vì chỉ có gốc mới bị ảnh hưởng. Nguyên tắc này cũng tương tự như khi một người bị hỏng phần móng tay gần biểu bì, nó sẽ dần dần phát triển ra mà vẫn giữ nguyên tình trạng ban đầu.
Những biến cố nghiêm trọng tác động vào hệ tự miễn dịch chỉ có khả năng gây rụng tóc. Nó tấn công vào nang tóc, làm cho những sợi tóc có sắc tố đen, nâu, hay vàng bị rụng, nhưng những sợi nào không chứa sắc tố (xám hoặc trắng) sẽ vẫn còn lại trên da đầu. Tỷ lệ tóc trắng tăng dần, tóc màu giảm dần có thể là nguyên nhân hiện tượng này.
Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Nature xác định cơ chế khiến lông chuột bạc sớm khi bị căng thẳng.
Da đầu của con người trung bình có 100.000 nang tóc và con người cũng có nhiều màu tóc khác nhau. Màu tóc được xác định bởi các tế bào hắc tố, sản sinh ra melanin hấp thụ ánh sáng theo nhiều cách kết hợp khác nhau. Tế bào hắc tố có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo hắc tố (MeSC), nằm ở phần nhô ra của nang lông.
Chu kỳ phát triển của tóc được chia thành ba giai đoạn, đó là giai đoạn tăng trưởng anagen, giai đoạn nghỉ ngơi catagen và giai đoạn chuyển hóa dài (rụng) telogen.
Tế bào hắc tố được tạo ra trong giai đoạn tăng trưởng. Khi con người già đi, các tế bào gốc melanin sẽ dần cạn kiệt, và sắc tố được tạo ra sẽ có màu "muối tiêu", sau đó chuyển sang màu xám, và cuối cùng là màu trắng - sắc tố bị mất hoàn toàn trong tất cả các nang lông.
Lúc đầu, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng căng thẳng sẽ gây ra một cuộc tấn công miễn dịch vào các tế bào gốc melanin. Nhưng sau đó điều này đã được chứng minh là một giả thuyết sai lầm, vì chuột thiếu tế bào miễn dịch những vẫn bị biến đổi và xuất hiện các đốm trắng.
Căng thẳng sẽ làm tăng tiết hormone cortisol nên các nhà nghiên cứu bắt đầu nghi ngờ rằng hormone cortisol là nguyên nhân khiến tóc bị thay đổi màu. Tuy nhiên, khi người ta loại bỏ các tuyến sản xuất cortisol ở chuột, lông của chuột sẽ vẫn chuyển sang màu trắng.
Cuối cùng, các nhà khoa học tập trung vào hệ thần kinh giao cảm - hệ thống trong cơ thể được sử dụng để kiểm soát phản ứng căng thẳng trong các tình huống nguy hiểm.
Thông qua các nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng tế bào gốc tạo hắc tố nằm trong phần phồng của nang lông, được bao bọc bởi các tế bào thần kinh của hệ thần kinh giao cảm và giải phóng một phân tử dẫn truyền thần kinh được gọi là norepinephrine.
Như hình a có thể thấy, trong điều kiện bình thường, tế bào gốc melanin (MeSC) di chuyển từ chỗ phình ra (theo hướng mũi tên đỏ) và biệt hóa thành tế bào hắc tố trong quá trình phân tích. Từ đó, tế bào hắc tố tổng hợp sắc tố để làm cho tóc tái sinh có màu sẫm.
Trong giai đoạn thoái hóa và nghỉ ngơi, các tế bào gốc này bắt đầu chết. Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, vẫn sẽ có một lượng lớn MeSC mới được dùng để thay thế các tế bào gốc đã chết.
Trong hình b, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng áp lực bên ngoài kích thích và kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng cường giải phóng adrenaline trong các nang tóc. Sau đó, norepinephrine sẽ khiến MeSC biến đổi hoàn toàn thành tế bào hắc tố, và không có tế bào gốc nào còn sống sót qua giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ tiếp theo.
Vì không có tế bào hắc tố mới nào được sản sinh nên tóc sẽ tự nhiên có màu trắng xám.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm tác động của các áp lực khác nhau lên sự bạc màu của lông chuột.
Ở các giai đoạn mọc lông khác nhau, họ cho chuột tiếp xúc với ba yếu tố gây căng thẳng khác nhau - đau đớn, hạn chế vận động và căng thẳng tâm lý . Cả ba yếu tố này đều gây ra sự suy giảm MeSC, cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của lông trắng.
Các lý thuyết phổ biến trước đây tin rằng những thay đổi nội tiết tố do căng thẳng gây ra (chẳng hạn như corticosterone) hoặc phản ứng tự miễn dịch là nguyên nhân khiến tóc bạc.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các cơ chế cơ bản này, trước tiên bằng cách ngăn chặn tín hiệu corticosterone, sau đó làm căng thẳng hệ thống miễn dịch của chuột.
Trong cả hai trường hợp, những thay đổi về corticosterone hoặc phản ứng tự miễn dịch không gây ra sự suy giảm MeSC. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự biểu hiện của MeSC phụ thuộc vào một thụ thể adrenaline, thụ thể này phản ứng với adrenaline.
Tuyến thượng thận là nguồn cung cấp adrenaline chính. Nhưng đáng ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc loại bỏ các tuyến này vẫn không thể ngăn được màu lông của chuột chuyển sang màu xám khi gặp căng thẳng.
Một nguồn khác của adrenaline là hệ thống thần kinh giao cảm (SNS), hoạt động tích cực để phản ứng với căng thẳng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng vùng phồng được kết nối bên trong bởi các tế bào thần kinh giao cảm. Sử dụng các phân tử độc tố thần kinh để phá hủy SNS hoặc ngăn tế bào thần kinh giao cảm giải phóng adrenaline có thể ngăn tóc chuyển sang màu xám do căng thẳng.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu những con chuột có tế bào thần kinh giao cảm được kích hoạt và phát hiện ra rằng việc kích hoạt quá mức SNS ở những con chuột này có thể khiến lông chuyển sang màu xám mà không cần bị căng thẳng.
Tổng hợp lại, những kết quả này chỉ ra rằng adrenaline được giải phóng từ các tế bào thần kinh giao cảm khi được hoạt động sẽ gây ra sự suy giảm MeSC.
Do đó, hung thủ gây ra Hội chứng Marie Antoinette chính là adrenaline, thế nhưng vấn đề của chúng ta vẫn chưa kết thúc. Căng thẳng sản sinh ra adrenaline làm bạc tóc, vậy một mái tóc bị chuyển sang màu bạc có thể giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng?
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard do Xu Yajie đứng đầu tin rằng việc làm trắng tóc thực chất là một tác dụng phụ của quá trình xử lý căng thẳng của hệ thần kinh giao cảm: "Đối với những loài như bạch tuộc và tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc nhanh chóng, các tế bào sắc tố trong cơ thể chúng sẽ được kích hoạt dưới tác động của hệ thần kinh. Nhưng đối với động vật có vú ngày nay, chỉ có tế bào hắc tố vẫn còn rất nhạy cảm với các hormone do hệ thần kinh tiết ra. Một khi hormone được tiết ra quá mức, các tế bào này sẽ vô tình bị kích hoạt".
Màu tóc bị bạc không mang lại nguy hiểm tính mạng nên trong quá trình tiến hóa, khuyết điểm nhỏ này vẫn được giữ nguyên. Trên thực tế, khi đối mặt với căng thẳng, tóc sẽ không thực sự biến đổi hoàn toàn thành màu trắng trong một sớm một chiều, đây là một quá trình diễn ra chậm và kéo dài trong vài tháng.
Ngoài việc liên quan đến căng thẳng và tuổi tác, tóc bạc đôi khi có thể liên quan đến kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo và lòng tin.
Ví dụ, khi một con khỉ đột núi lưng bạc đực trưởng thành hoàn toàn, nó sẽ mọc lông màu xám trên lưng và trở thành thủ lĩnh của bầy khỉ đột. Sau khi hứng chịu đủ áp lực, những cá thể được "nhuộm" lông trắng thường có địa vị trong cộng đồng cao hơn so với tuổi của chúng.
Theo Báo Đất Việt/Trí Thức Trẻ