Disney đang trong cơn khủng hoảng phòng vé nghiêm trọng khi năm nay liên tiếp thất bại ở phòng vé. Mở màn với chỉ 49 triệu USD, tác phẩm được đầu tư 200 triệu USD có nguy cơ bị thua lỗ nặng. Đây là thất bại mới nhất của hãng phim từng được coi là “bất khả chiến bại” tại phòng vé. Trong năm 2023, họ đã có hàng loạt những bom xịt như The Marvels, Indiana Jones and the Dial of Destiny, The Haunted Mansion và Ant-Man 3.
Trong mùa phim hè, The Little Mermaid không thất bại như những phản ứng tiêu cực ban đầu, nhưng so với tham vọng vượt 1 tỷ USD như Aladdin, The Lion King hay Beauty and the Beast thì không đạt, phim chỉ thu về gần 570 triệu USD. 1 trường hợp khác là Elemental, kiếm được 495 triệu USD vượt xa so với số tiền mở màn thấp kỷ lục. Song, so với thương hiệu Pixar danh tiếng thì vẫn khiến Disney không hài lòng.
Thành công duy nhất của Disney năm 2023 là Guardians of the Galaxy Vol. 3, thu về 845 triệu USD trên toàn cầu. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014 (ngoại trừ năm 2020 và 2021 xảy ra đại dịch), Disney chưa có 1 bộ phim nào đạt doanh thu hàng tỷ đô la. Đây là xét loạt dự án thuộc các xưởng phim Walt Disney Pictures, Walt Disney Animation, Marvel Studios, Lucasfilm và Pixar, không bao gồm các dự án do 20th Century Studios và Searchlight Pictures tự sản xuất và phát hành. 1 cuộc khủng hoảng phòng vé thực sự.
Loạt bom xịt phòng vé của Disney năm nay
Đó là thực tế không thể tưởng tượng được đối với Disney sau một thời gian thống trị phòng vé năm 2019, với 7 phim đạt trên 1 tỷ USD. Marvel Studios, Lucasfilm và Pixar đã cho ra lò hàng loạt dự án ăn khách giúp tập đoàn mẹ kiếm tiền từ mọi thứ. Nhung bây giờ, bàn tay vàng đã không còn chạm đến phòng vé nữa. Một nhà phân tích nhận xét “kho vũ khí” của Disney có dấu hiệu cạn kiệt sáng tạo.
Đó là sự xuất hiện của Disney+ khiến khán giả lười ra rạp hơn, tính sáng tạo bị mài mòn khiến tác phẩm không cạnh tranh được ở phòng vé. Bên cạnh đó, họ đang quá phụ thuộc vào các franchise đình đám. Avengers: Endgame từng là 1 trong các sự kiện văn hóa toàn cầu, nhưng đến The Marvels mới nhất, nó trở thành thảm họa phòng vé và có doanh thu thấp nhất MCU.
Một khía cạnh khác là tài chính. Các dự án của Disney thường cực kì tốn kém, thông thường đòi hỏi 200 triệu USD sản xuất và 100 triệu USD để marketing. Vì thế chúng đòi hỏi điểm hòa vốn cao hẳn sản phẩm của studio khác. Disney cần nhiều hơn lí do để hợp lý hóa việc thực hiện nhiều dự án tốn kém như vậy.
Disney cần doanh thu cao hơn các hãng khác để đủ hòa vốn
Chiến lược kinh doanh của họ là những giá trị kinh tế vượt ra khỏi giai đoạn chiếu rạp. Đó là hàng hóa ăn theo, điểm tham quan trong công viên giải trí, phát sóng trực tiếp trên Disney+ để kiếm thêm thuê bao. Tuy nhiên nếu bộ phim thất bại ngay từ ngoài rạp và không thu hút được công chúng, nó lập tức gây ra hiệu ứng dây chuyền. Do vậy, với thất bại nặng nề trong năm 2023, mô hình này đang bị hoài nghi về hiệu quả kinh tế.
Disney đang thiếu vắng những câu chuyện mới, trong khi siêu anh hùng Marvel, chuyển thể live-action dựa trên phim hoạt hình và phần thứ 5 của Indiana Jones đều không đủ thu hút 1 lượng lớn khán giả ra rạp. Lúc này, loạt tài sản của Fox như X-Men, Fantasic Four, Planet of the Apes hay Avatar trở thành cứu cánh tuyệt vời. Họ có thể khai thác chúng để lấy lại phong độ tại phòng vé và hình ảnh thương hiệu.
Sự xuất hiện của Disney+ làm giảm sự tập trung của khán giả vào phim Disney chiếu rạp
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong thời kì đại dịch, Disney gia nhập nhóm dịch vụ phát trực tuyến bằng Disney+. Họ tìm cách “bơm” nội dung lên đây thật nhiều và dàn mỏng đội ngũ sáng tạo, bỏ qua rạp chiếu và đưa phim lên thẳng Disney+ hoặc phát hành song song qua cả 2 kênh phân phối.
Nhiều vị phụ huynh không thể theo dõi sát sao thông báo về lịch chiếu phim đã trở nên bối rối. Họ không biết rõ về thời gian và địa điểm mà bộ phim sẽ ra mắt, nên kết quả là đã chọn ở nhà mà bỏ qua rạp chiếu. Trong thời gian đại dịch, Disney vô tình “huấn luyện” cho khán giả làm quen với dịch vụ trực tuyến thay vì rạp.
Mặc dù thống trị phân khúc khách hàng trẻ em và gia đình, nhưng công ty đang bị áp lực cạnh tranh gay gắt từ đối thủ như Universal và Sony Pictures. Chỉ 1 tuần trước khi Wish ra rạp, hãng phim hoạt hình DreamWorks của Universal đã phát hành Trolls Band Together, phần thứ ba trong loạt phim Trolls nổi tiếng. Các nhà phân tích phòng vé tin rằng Trolls đã “ăn” vào doanh thu bán vé của Wish.
Người ta không còn coi phim hoạt hình của hãng là lựa chọn hàng đầu nữa, họ có thể chọn Netflix, Sony hoặc Universal thay thế. Những công ty này không thiếu tác phẩm chất lượng hơn Disney để lấp vào khoảng trống để lại. Muốn lấy lại khán giả, công ty cần sớm khôi phục chất lượng sản xuất vốn có. Disney cần 1 tác phẩm thực sự thỏa mãn trước khi tiếp tục thua lỗ ở phòng vé.
>>> Phim hoạt hình kỉ niệm 100 năm của Disney thất bại.
Trong mùa phim hè, The Little Mermaid không thất bại như những phản ứng tiêu cực ban đầu, nhưng so với tham vọng vượt 1 tỷ USD như Aladdin, The Lion King hay Beauty and the Beast thì không đạt, phim chỉ thu về gần 570 triệu USD. 1 trường hợp khác là Elemental, kiếm được 495 triệu USD vượt xa so với số tiền mở màn thấp kỷ lục. Song, so với thương hiệu Pixar danh tiếng thì vẫn khiến Disney không hài lòng.
Thành công duy nhất của Disney năm 2023 là Guardians of the Galaxy Vol. 3, thu về 845 triệu USD trên toàn cầu. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014 (ngoại trừ năm 2020 và 2021 xảy ra đại dịch), Disney chưa có 1 bộ phim nào đạt doanh thu hàng tỷ đô la. Đây là xét loạt dự án thuộc các xưởng phim Walt Disney Pictures, Walt Disney Animation, Marvel Studios, Lucasfilm và Pixar, không bao gồm các dự án do 20th Century Studios và Searchlight Pictures tự sản xuất và phát hành. 1 cuộc khủng hoảng phòng vé thực sự.
Đó là thực tế không thể tưởng tượng được đối với Disney sau một thời gian thống trị phòng vé năm 2019, với 7 phim đạt trên 1 tỷ USD. Marvel Studios, Lucasfilm và Pixar đã cho ra lò hàng loạt dự án ăn khách giúp tập đoàn mẹ kiếm tiền từ mọi thứ. Nhung bây giờ, bàn tay vàng đã không còn chạm đến phòng vé nữa. Một nhà phân tích nhận xét “kho vũ khí” của Disney có dấu hiệu cạn kiệt sáng tạo.
Vì sao phim chiếu rạp Disney thua lỗ?
Mặc dù không có dự án nào đạt trên 1 tỷ USD, Disney vẫn sở hữu 4/10 vị trí ăn khách nhất phòng vé Bắc Mỹ. Dẫu vậy, các nhà phân tích cũng gợi ý 1 số nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ phòng vé của hãng phim vào đúng dịp kỉ niệm 100 năm thành lập.Đó là sự xuất hiện của Disney+ khiến khán giả lười ra rạp hơn, tính sáng tạo bị mài mòn khiến tác phẩm không cạnh tranh được ở phòng vé. Bên cạnh đó, họ đang quá phụ thuộc vào các franchise đình đám. Avengers: Endgame từng là 1 trong các sự kiện văn hóa toàn cầu, nhưng đến The Marvels mới nhất, nó trở thành thảm họa phòng vé và có doanh thu thấp nhất MCU.
Một khía cạnh khác là tài chính. Các dự án của Disney thường cực kì tốn kém, thông thường đòi hỏi 200 triệu USD sản xuất và 100 triệu USD để marketing. Vì thế chúng đòi hỏi điểm hòa vốn cao hẳn sản phẩm của studio khác. Disney cần nhiều hơn lí do để hợp lý hóa việc thực hiện nhiều dự án tốn kém như vậy.
Chiến lược kinh doanh của họ là những giá trị kinh tế vượt ra khỏi giai đoạn chiếu rạp. Đó là hàng hóa ăn theo, điểm tham quan trong công viên giải trí, phát sóng trực tiếp trên Disney+ để kiếm thêm thuê bao. Tuy nhiên nếu bộ phim thất bại ngay từ ngoài rạp và không thu hút được công chúng, nó lập tức gây ra hiệu ứng dây chuyền. Do vậy, với thất bại nặng nề trong năm 2023, mô hình này đang bị hoài nghi về hiệu quả kinh tế.
Disney đang thiếu vắng những câu chuyện mới, trong khi siêu anh hùng Marvel, chuyển thể live-action dựa trên phim hoạt hình và phần thứ 5 của Indiana Jones đều không đủ thu hút 1 lượng lớn khán giả ra rạp. Lúc này, loạt tài sản của Fox như X-Men, Fantasic Four, Planet of the Apes hay Avatar trở thành cứu cánh tuyệt vời. Họ có thể khai thác chúng để lấy lại phong độ tại phòng vé và hình ảnh thương hiệu.
Disney bị cạnh tranh dữ dội
Xưa nay, tập khách hàng quen thuộc của hãng phim là trẻ em và gia đình. Các bộ phim từ Marvel Studios, Pixar và Walt Disney Animation luôn hướng đến phục vụ nhóm này và đạt được thành công rộng rãi. Thật khó tưởng tượng công ty lại làm 1 bộ phim u tối, nhạy cảm và không phù hợp với bầu không khí gia đình.Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong thời kì đại dịch, Disney gia nhập nhóm dịch vụ phát trực tuyến bằng Disney+. Họ tìm cách “bơm” nội dung lên đây thật nhiều và dàn mỏng đội ngũ sáng tạo, bỏ qua rạp chiếu và đưa phim lên thẳng Disney+ hoặc phát hành song song qua cả 2 kênh phân phối.
Nhiều vị phụ huynh không thể theo dõi sát sao thông báo về lịch chiếu phim đã trở nên bối rối. Họ không biết rõ về thời gian và địa điểm mà bộ phim sẽ ra mắt, nên kết quả là đã chọn ở nhà mà bỏ qua rạp chiếu. Trong thời gian đại dịch, Disney vô tình “huấn luyện” cho khán giả làm quen với dịch vụ trực tuyến thay vì rạp.
Mặc dù thống trị phân khúc khách hàng trẻ em và gia đình, nhưng công ty đang bị áp lực cạnh tranh gay gắt từ đối thủ như Universal và Sony Pictures. Chỉ 1 tuần trước khi Wish ra rạp, hãng phim hoạt hình DreamWorks của Universal đã phát hành Trolls Band Together, phần thứ ba trong loạt phim Trolls nổi tiếng. Các nhà phân tích phòng vé tin rằng Trolls đã “ăn” vào doanh thu bán vé của Wish.
Người ta không còn coi phim hoạt hình của hãng là lựa chọn hàng đầu nữa, họ có thể chọn Netflix, Sony hoặc Universal thay thế. Những công ty này không thiếu tác phẩm chất lượng hơn Disney để lấp vào khoảng trống để lại. Muốn lấy lại khán giả, công ty cần sớm khôi phục chất lượng sản xuất vốn có. Disney cần 1 tác phẩm thực sự thỏa mãn trước khi tiếp tục thua lỗ ở phòng vé.
>>> Phim hoạt hình kỉ niệm 100 năm của Disney thất bại.