Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt

Máy tăm nước Xiaomi mình đã sử dụng được hơn một năm, một ngày quên không sạc pin để cạn kiệt, lúc sạc lại không phun nước được nữa, dù pin đầy.
Tham khảo một số nơi báo là hỏng pin (chắc là thợ vườn, vì đèn báo pin đầy) phải thay, giá thay là 250k. Có nơi báo là hỏng mạch. Cái này mình thấy cũng phi lý vì đèn báo pin và tốc độ phun nước vẫn sáng. Có đem ra thợ sửa chắc cũng mất tầm 200-300k, gần bằng mua máy mới. Vì vậy, mình tự mò vọc, hỏng hẳn thì vứt đi cũng không tiếc.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Máy tăm nước Xiaomi Mija khi còn mới trông trang nhã, sạch sẽ. Ảnh Tinh tế.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Sau một thời gian sử dụng, vỏ nhựa sẽ bị ố màu, không cọ sạch được. Hộp đựng nước nhựa trong dễ bị chuyển màu và khó sục rửa.
Tìm chỗ mở máy cũng khó phết. Tham khảo trên mạng không thấy có clip nào mở máy tăm nước Xiaomi, chỉ thấy mở máy tăm nước Panasonic là nhiều. Mở máy tăm nước Panasonic có vẻ dễ hơn vì nhìn thấy ngay ốc mở bên ngoài. Máy tăm nước Xiaomi hoàn thiện khá tốt, các khe kẽ chặt khít. Cuối cùng, mình phát hiện có một con ốc ngay tiếp giáp với hộp đựng nước tháo rời. Nó được che đi bởi một khúc nhựa trắng tròn.
Do máy sử dụng được một thời gian, bụi cặn, hơi nước kẹt lại giữa các mối khớp nên việc tháo rời hơi khó, phải dùng cán tô vít to gõ vài cái, ruột máy mới tụt ra khỏi vỏ.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Máy tăm nước sau khi được tháo ra khỏi vỏ. Do các khớp nối bị kẹt sau một thời gian sử dụng, mình phải cắt một phần đầu (phần lởm khởm phía tay phải trong hình) để dùng cán tô vít để gõ rời ra.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Máy bấm nút vẫn sáng đèn mà thợ dám phán hỏng mạch hoặc hỏng pin.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Mạch điện đơn giản, gọn gàng được phủ một lớp nhựa, ngoài ra có miếng đệm cao su dày màu đen để ngăn chặn va chạm, rung lắc giữa ruột máy và vỏ.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Xác định mạch không bị lỗi nên mình tháo rời để xem mô tơ thế nào. Mô tơ của máy được đặt trong một khung nhựa. Có thể nhìn thấy lớp bọc kim loại bên ngoài mô tơ bị rỉ sét hết cả. Nguyên nhân rỉ sét có thể do hơi nước lọt vào, hoặc quá trình sử dụng pin cũng có thể "toát mồ hôi".
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Chỉ cần xoay nút màu vàng để xác định mô tơ có bị kẹt không, số 2 là bơm cơ đẩy nước lên.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Mô tơ sử dụng cuộn dây đồng khá lớn, điện áp lại 3,7 V nên khả năng hỏng mô tơ rất khó. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng chổi than trong mô tơ có thể bị mòn, hoặc bị kẹt, dẫn đến tăm nước không phun nước ra được. Như trường hợp của mình, khi xoay đầu màu vàng (số 1) đã thấy bị kẹt, mình sử dụng chai R07 xịt vào một lúc là được.
Mổ máy tăm nước Xiaomi: Mô tơ khó hỏng, nhưng dễ bị kẹt
Đây là chiếc tăm nước Xiaomi đã được mở ra, khá nhiều ốc vít. Chịu khó mày mò là có thể tự sửa được chiếc máy này, vì máy không bị hỏng mạch hoặc động cơ.
Mổ máy ra mình đánh giá về linh kiện đơn giản, chi phí chắc không đáng kể, thiết kế sản phẩm hẳn là chiếm phần lớn trong giá bán khoảng 700 ngàn đồng. Máy cũng được gia cố chặt chẽ, mạch nối giữa các phần vỏ kín nhưng không tránh khỏi hơi nước lọt vào. Khi máy bị trục trặc, nếu bạn mang đi sửa có thể bị thợ "chặt chém" vô lý.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top