Nam Phi coi săn bắn tê giác là cách để bảo tồn loài vật này

nhhgiap

Pearl
Trong khi chính phủ Anh đang xem xét lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm từ hoạt động săn bắn, chính phủ Nam Phi phê duyệt hạn ngạch tối đa hàng năm cho mười cuộc săn bắn tê giác đen đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nam Phi đã cho phép săn bắn tê giác trắng, không có giới hạn hạn ngạch, kể từ 1972. Lý do cho quyết định trên là gì?
Nam Phi coi săn bắn tê giác là cách để bảo tồn loài vật này
Hạn ngạch mà chính phủ Nam Phi phê duyệt phù hợp với những hạn ngạch trước đây kể từ khi tê giác đen được phép săn vào 2005. Trong đơn chấp thuận nêu rõ chỉ cho phép săn khi cá thể bị săn đáp ứng bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nhóm quản lý tê giác.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cả tê giác đen và trắng đều bị đe dọa bởi nạn săn trộm, trong đó tê giác đen đặc biệt nguy cấp. Liệu có hợp lý khi chính phủ hợp pháp hóa việc săn bắn loài tê giác?
Bằng cách phân tích thông tin và dữ liệu lịch sử về số lượng các cuộc săn bắn tê giác hợp pháp ở Nam Phi và Namibia trong nửa thế kỷ qua, nhóm khoa học cho rằng vấn đề không hề đơn giản.
Mặc dù làn sóng bảo vệ động vật hoang dã ngày càng lớn những năm gần đây nhưng hoạt động săn tê giác từ lâu đã là truyền thống ở khu vực này. Thực tế, nó hỗ trợ hoạt động bảo tồn hơn là phá hủy.
Lý do là vì khi loại bỏ một phần nhỏ tê giác đực có thể giúp nâng cao nhân khẩu học dân số cũng như sự đa dạng di truyền. Từ đó giúp khuyến khích mở rộng dân số đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế xã hội thiết thực cho ngành bảo tồn, vốn rất tốn kém.

Lịch sử săn bắn tê giác

Cùng với hoạt động khai thác đất, mất môi trường sống và nạn săn trộm là những nguyên nhân gây sụt giảm số lượng tê giác trên khắp châu Phi và châu Á trong thế kỷ 19 và 20. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 20, một số giống tê giác được hưởng lợi từ các khu bảo tồn của nhà nước. Quần thể tê giác trắng phương nam còn sót lại cuối cùng trên thế giới, ở Công viên Hluhluwe-iMfolozi của Nam Phi, đã phục hồi từ ít hơn 50 cá thể lên hơn 1.200 vào năm 1960.
Sau những lo ngại của ban quản lý về nguy cơ quá tải dân số tê giác, từ năm 1961, nhiều con đã được chuyển đi để tạo quần thể mới khắp châu Phi. Một số nơi tiếp nhận mong muốn nhận nhiều tê giác cái hơn là tê giác đực vì giúp tăng số lượng nhanh, điều này dẫn đến lệch tỷ lệ đực-cái. Vấn đề cuối cùng được giải quyết khi chính phủ cho phép mua và bán một số con tê giác đực theo luật pháp.

Nam Phi coi săn bắn tê giác là cách để bảo tồn loài vật này
Di chuyển những con tê giác dư thừa để thiết lập các quần thể mới, cùng việc săn bắn số lượng nhỏ con đực đã giúp khuyến khích sự gia tăng dân số và mở rộng phạm vi. Mô hình này dần chứng minh được tính hiệu quả khi rất nhiều con tê giác xuất hiện ở Nam Phi và Nambia, sau này bắt đầu áp dụng cho tê giác đen.
Tuy nhiên, nạn săn trộm đã hình thành một thói quen tiêu thụ sừng tê giác khó bỏ. Đây là nguyên nhân gây ra sự suy giảm nghiêm trọng số lượng tê giác trắng trong Vườn quốc gia Kruger của Nam Phi, nơi không được phép săn bắn. Số lượng sụt giảm 75% từ năm 2011 đến năm 2020.
Ở chiều hướng ngược lại, số lượng tê giác được phép săn bắn lại rất ít (dưới 100 con, chiếm ít hơn 0,5% tổng dân số). Không giống như hoạt động săn trộm, giết cả con cái lẫn con non, săn bắn hợp pháp yêu cầu tính chọn lọc cao chỉ với những con đực cụ thể.
Tỷ lệ sinh sản tốt tạo ra khác biệt dài hạn, giúp chống lại hoạt động săn trộm. Tê giác phát triển theo quy mô nuôi nhốt, vì vậy khi đạt đến giới hạn chứa, nhà bảo tồn phải chuyển bớt tê giác đi. Ngoài ra, nếu tỷ lệ tê giác đực cao cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo tồn. Với mật độ ngày càng tăng, con đực sẽ tranh giành lãnh thổ, dẫn đến thương vong nghiêm trọng trong đàn. Săn bắn có chọn lọc có thể giúp giải quyết vấn đề trên.

Bằng chứng về tính hiệu quả

Hiện Nam Phi và Namibia là hai quốc gia có nhiều tê giác châu Phi nhất. Vào năm 1970, trước khi hoạt động săn bắn hợp pháp được áp dụng, họ đã cùng nhau bắt giữ khoảng 1.950 con tê giác trắng, chiếm 61% tổng số của châu Phi. Con số đó đã tăng lên khoảng 16.600 (92%) vào năm 2017.
Năm 2004, một năm trước khi các cuộc săn bắn tê giác đen hợp pháp được áp dụng, hai quốc gia đã bảo tồn khoảng 2.310 con tê giác đen, chiếm khoảng 66% tổng số tê giác của châu Phi. Đến năm 2018, con số này đã tăng lên khoảng 3.975 (70,6%) mặc dù nạn săn trộm gia tăng trong giai đoạn này.
Nhìn vào những con số trên, khó có thể phủ nhận độ hiệu quả của chính sách săn bắn có chọn lọc. Thực tế, lợi ích sinh học và kinh tế xã hội được tạo ra từ những cuộc săn bắn này, có thể thúc đẩy hiệu suất bảo tồn thông qua tăng cường dân số cũng như hoạt động tài trợ. Nếu được quản lý nghiêm ngặt, săn bắn hợp pháp và buôn bán chiến lợi phẩm có thể đóng góp lớn cho ngành bảo tồn.
Nguồn: The Conservation
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top