NASA sắp phóng vệ tinh tỷ đô để điều tra nguồn tài nguyên quý giá nhất Trái Đất

Vệ tinh SWOT của NASA dự kiến sẽ được phóng vào thứ 5 ngày 15/12 và sử dụng radar tiên tiến để lập bản đồ đầy đủ hơn về nguồn tài nguyên quan trọng của Trái Đất.
Đây là sứ mệnh vệ tinh quốc tế được thiết lập như một phần của dự án khoa học Trái Đất đầu tiên nhằm tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện về các đại dương, hồ và sông trên thế giới.
Swot là vệ tinh radar tiên tiến của NASA, hứa hẹn cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn chưa từng có về chất lỏng mang lại sự sống bao phủ 70% hành tinh, làm sáng tỏ cơ học và hậu quả của biến đổi khí hậu.
Tên lửa Falcon 9, thuộc sở hữu và điều hành bởi công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cũng đã được chuẩn bị cất cánh để mang theo vệ tinh Swot vào quỹ đạo. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch, vệ tinh này sẽ có được những dữ liệu nghiên cứu quý giá trong vài tháng tới.
Swot được tạo ra từ gần 20 năm nghiên cứu và phát triển, kết hợp công nghệ radar vi sóng tiên tiến mà các nhà khoa học cho biết sẽ thu thập các phép đo chiều cao bề mặt của đại dương, hồ chứa nước và sông với chi tiết độ nét cao trên 90% địa cầu. Đây thực sự là sứ mệnh đầu tiên quan sát gần như toàn bộ nước trên bề mặt hành tinh.

NASA sắp phóng vệ tinh tỷ đô để điều tra nguồn tài nguyên quý giá nhất Trái Đất
Một trong nhiệm vụ chính của vệ tinh này là khám phá cách các đại dương hấp thụ nhiệt trong khí quyển và carbon dioxide trong một quá trình tự nhiên giúp điều hòa nhiệt độ toàn cầu và biến đổi khí hậu. Swot được thiết kế để đo chính xác sự khác biệt nhỏ về độ cao bề mặt xung quanh các dòng chảy và xoáy nhỏ hơn, nơi mà phần lớn sự suy giảm nhiệt và carbon của các đại dương được cho là xảy ra. Swot được cho là có thể thực hiện điều này với độ phân giải cao gấp 10 lần so với các công nghệ hiện có.
Việc nghiên cứu cơ chế hấp thụ nhiệt của đại dương sẽ giúp các nhà khoa học khí hậu trả lời một câu hỏi quan trọng: “Đâu là bước ngoặt mà tại đó các đại dương bắt đầu giải phóng, thay vì hấp thụ, một lượng nhiệt khổng lồ trở lại bầu khí quyển và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu, thay vì hạn chế nó."
Ngoài ra, dữ liệu thu được cũng giúp dự đoán mức độ lũ lụt do bão có thể xâm nhập sâu vào đất liền, mức độ xâm nhập mặn vào các cửa sông, vùng đất ngập nước và tầng chứa nước ngầm.


>>>Trạm không gian NASA sắp được sử dụng ổ SSD 8TB

Nguồn theguardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top