thuha19051234
Pearl
Nhật Bản đã ngừng hoạt động hầu hết các lò phản ứng hạt nhân và chuyển sang sử dụng than sau thảm họa Fukushima năm 2011. Nhưng bây giờ họ đang tìm cách tiếp nhận hạt nhân một lần nữa.
Hiện đất nước đang có kế hoạch chuyển hướng mạnh mẽ trở lại năng lượng hạt nhân, sau hơn một thập kỷ sau thảm họa hạt nhân Fukushima, làm tổn hại niềm tin của công chúng vào sự an toàn của nguồn điện không carbon.
Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch tái khởi động thêm nhiều lò phản ứng hạt nhân đã bị đình chỉ sau khi một trận sóng thần khổng lồ làm ngập nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào năm 2011. Chính phủ sẽ đi đầu trong các biện pháp khác nhau để khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân.
Sau thảm họa hạt nhân, Nhật Bản đã ngừng hoạt động hầu hết các lò phản ứng và chuyển sang sử dụng than, các nhiên liệu hóa thạch khác để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng. Hiện tại, chỉ có 5 trong số 60 lò phản ứng của Nhật Bản đang hoạt động, phần lớn năng lượng của nó đến từ nước ngoài.
Tuy nhiên, giá nhiên liệu tăng vọt do xung đột Nga - Ukraine, cùng với áp lực ngày càng lớn trong việc đáp ứng các mục tiêu phát thải carbon, đã khiến chính quyền của thủ tướng Kishida phải cân nhắc việc quay trở lại với năng lượng hạt nhân. Ông có kế hoạch khởi động lại 17 nhà máy điện hạt nhân vào mùa hè năm 2023.
Năng lượng nguyên tử hiện chỉ cung cấp 4% điện năng của đất nước, so với khoảng 30% trước năm 2011. Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng con số đó lên từ 20 đến 22% vào năm 2030, một kế hoạch vấp phải sự phản đối từ công chúng, vì họ cho rằng Nhật Bản cần phải cảnh giác với hậu quả của thảm họa hạt nhân.
Lần đầu tiên sau hơn 10 năm, các cuộc thăm dò được tiến hành vào tháng 3 cho thấy phần lớn người Nhật ủng hộ việc khởi động lại các lò phản ứng. Nguồn cung điện hạn chế của Nhật Bản, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vào mùa hè này, khi thời tiết nắng nóng bất thường đã thúc đẩy nhu cầu điện. Để ngăn chặn tình trạng suy giảm điện năng, chính phủ đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt các thiết bị gia dụng khi không cần thiết.
Tuy nhiên, đời không ai biết trước chữ ngờ. Căng thẳng Nga - Ukraine đã chứng tỏ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với năng lượng hạt nhân. Đức, nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng của Nga, đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu và hiện đang cân nhắc việc trì hoãn đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.
Xung đột Nga - Ukraine khiến thế giới rơi vào khủng hoảng nhiên liệu
Vào tháng 4 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi động một chương trình tín dụng trị giá 6 tỷ USD để hỗ trợ các nhà máy điện hạt nhân có nguy cơ đóng cửa. Tại châu Á, các nhà lãnh đạo mới đắc cử của Philippines và Hàn Quốc cũng đã thúc đẩy khởi động lại hoặc xây dựng các nhà máy hạt nhân mới để giảm bớt tình trạng thiếu điện.
Nhật Bản hy vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giúp cho nước này đạt được mục tiêu về mức độ trung hòa carbon vào năm 2050. Theo kế hoạch mà thủ tướng đã nêu tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc vào mùa thu năm ngoái. Nhật hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, hơn 90% trong số đó đến từ 4 quốc gia ở Trung Đông. Than đá và khí đốt tự nhiên hóa lỏng chiếm khoảng 25% tổng năng lượng của Nhật Bản.
>>>"Khác bọt" như Nhật Bản: ngay cả dáng đi trẻ em cũng đặc biệt hơn những nước khác
Nguồn Vice
Hiện đất nước đang có kế hoạch chuyển hướng mạnh mẽ trở lại năng lượng hạt nhân, sau hơn một thập kỷ sau thảm họa hạt nhân Fukushima, làm tổn hại niềm tin của công chúng vào sự an toàn của nguồn điện không carbon.
Xây dựng lại các nhà máy hạt nhân do chi phí nhiên liệu tăng
Thủ tướng Fumio Kishida hôm thứ Tư cho biết, chính phủ sẽ xem xét việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, trong bối cảnh chi phí nhiên liệu tăng cao và áp lực cắt giảm lượng khí thải carbon.Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch tái khởi động thêm nhiều lò phản ứng hạt nhân đã bị đình chỉ sau khi một trận sóng thần khổng lồ làm ngập nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào năm 2011. Chính phủ sẽ đi đầu trong các biện pháp khác nhau để khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân.
Sau thảm họa hạt nhân, Nhật Bản đã ngừng hoạt động hầu hết các lò phản ứng và chuyển sang sử dụng than, các nhiên liệu hóa thạch khác để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng. Hiện tại, chỉ có 5 trong số 60 lò phản ứng của Nhật Bản đang hoạt động, phần lớn năng lượng của nó đến từ nước ngoài.
Năng lượng nguyên tử hiện chỉ cung cấp 4% điện năng của đất nước, so với khoảng 30% trước năm 2011. Năm 2014, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng con số đó lên từ 20 đến 22% vào năm 2030, một kế hoạch vấp phải sự phản đối từ công chúng, vì họ cho rằng Nhật Bản cần phải cảnh giác với hậu quả của thảm họa hạt nhân.
Lần đầu tiên sau hơn 10 năm, các cuộc thăm dò được tiến hành vào tháng 3 cho thấy phần lớn người Nhật ủng hộ việc khởi động lại các lò phản ứng. Nguồn cung điện hạn chế của Nhật Bản, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vào mùa hè này, khi thời tiết nắng nóng bất thường đã thúc đẩy nhu cầu điện. Để ngăn chặn tình trạng suy giảm điện năng, chính phủ đã kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt các thiết bị gia dụng khi không cần thiết.
Xung đột Nga - Ukraine khiến Nhật Bản và nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng khủng hoảng nhiên liệu
Tai nạn Fukushima đã giáng một đòn mạnh vào năng lượng hạt nhân trên toàn cầu. Sau đó, Đức cũng cho biết nước này sẽ loại bỏ dần điện hạt nhân vào năm 2022 và đóng cửa hầu hết các lò phản ứng của nước này. Một số quốc gia châu Âu khác, có kế hoạch tạm dừng xây dựng các nhà máy mới hoặc đóng cửa các lò phản ứng hiện có.Tuy nhiên, đời không ai biết trước chữ ngờ. Căng thẳng Nga - Ukraine đã chứng tỏ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với năng lượng hạt nhân. Đức, nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng của Nga, đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhiên liệu và hiện đang cân nhắc việc trì hoãn đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân.
Vào tháng 4 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi động một chương trình tín dụng trị giá 6 tỷ USD để hỗ trợ các nhà máy điện hạt nhân có nguy cơ đóng cửa. Tại châu Á, các nhà lãnh đạo mới đắc cử của Philippines và Hàn Quốc cũng đã thúc đẩy khởi động lại hoặc xây dựng các nhà máy hạt nhân mới để giảm bớt tình trạng thiếu điện.
Nhật Bản hy vọng rằng năng lượng hạt nhân sẽ giúp cho nước này đạt được mục tiêu về mức độ trung hòa carbon vào năm 2050. Theo kế hoạch mà thủ tướng đã nêu tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc vào mùa thu năm ngoái. Nhật hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, hơn 90% trong số đó đến từ 4 quốc gia ở Trung Đông. Than đá và khí đốt tự nhiên hóa lỏng chiếm khoảng 25% tổng năng lượng của Nhật Bản.
>>>"Khác bọt" như Nhật Bản: ngay cả dáng đi trẻ em cũng đặc biệt hơn những nước khác
Nguồn Vice