Trong khi nhiều quốc gia đang tiếc thương cho sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II, một số quốc gia từng là thuộc địa nước Anh lại tỏ ra không chút cảm thông do lịch sử đen tối của chế độ xâm lược để lại. Theo Vice, người dân Ấn Độ đang nhắc lại chuyện đòi viên kim cương khổng lồ có tên Koh-i-Noor từ nước Anh.
Ngay sau khi Nữ hoàng Anh qua đời, trên mạng xã hội Twitter Ấn Độ đã thịnh hành từ khóa #Kohinoor. Đây là viên klim cương cực lớn nặng 109 carat có tên Koh-i-Noor, được định giá khoảng 400 triệu USD và là viên kim cương đắt nhất trên thế giới. Nó hiện đang được gắn trên vương miện Nữ hoàng, biểu tượng hoàng gia cao quý nhất.
Dự kiến tại lễ truyền ngôi, bà Camilla sẽ tiếp nhận chiếc vương miện này khi chồng bà là ông Charles lên ngôi vua. Viên kim cương Koh-i-Noor trên vương miện từ lâu đã là tâm điểm tranh cãi giữa Anh và các nước Nam Á thuộc địa, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan và Iran. Bây giờ, người Ấn và không ít người dân các nước thuộc vùng Nam Á lại khơi chuyện quá khứ, muốn Anh trao trả viên kim cương.
Bà Camilla sẽ được kế thừa vương miện khi chồng lên ngôi vua
Nhiều người đăng trên Twitter tố cáo tội ác chế độ thuộc địa của Anh. Một tài khoản viết gay gắt: “Chỉ có 22 nước mà Anh chưa bao giờ đem quân xâm lược đến trong suốt lịch sử. Nước Anh đã mang theo 3 triệu người châu Phi đi làm nô lệ tại Tân Thế giới (đưa sang châu Mỹ để khai phá thuộc địa mới). Một đế chế chẳng để lại gì cho châu Á và châu Phi ngoài đau khổ và nghèo đói”.
Nhà kinh tế học Ấn Độ Utsa Patnaik cho biết, người Anh đã bòn rút ít nhất 45.000 tỷ USD từ tiểu lục địa này, giai đoạn 1765 tới 1938. Con số gấp 17 lần GDP hàng năm của nước Anh hiện tại.
Về phía Anh, hoàng gia khẳng định viên kim cương Koh-i-Noor là 1 “món quà” được trao cho Nữ hoàng Anh khi đấy là Victoria.
Một thành viên quốc hội Ấn Độ, Shashi Tharoor, bày tỏ sự ủng hộ của việc lấy lại viên kim cương Ngọn núi ánh sáng (tên tiếng Ba tư của Koh-i-Nooh). “Nước Anh nợ chúng tôi. Tuy nhiên, thay vì trả lại cho chủ nhân, họ lại khoa trương viên kim cương Koh-i-Nooh trên vương miện Nữ hoàng Anh, được trưng bày tại tháp London” - ông viết, đồng thời chỉ trích gay gắt chế độ thực dân.
>>> Em gái Nữ hoàng Anh.
Nguồn: Vice
Ngay sau khi Nữ hoàng Anh qua đời, trên mạng xã hội Twitter Ấn Độ đã thịnh hành từ khóa #Kohinoor. Đây là viên klim cương cực lớn nặng 109 carat có tên Koh-i-Noor, được định giá khoảng 400 triệu USD và là viên kim cương đắt nhất trên thế giới. Nó hiện đang được gắn trên vương miện Nữ hoàng, biểu tượng hoàng gia cao quý nhất.
Dự kiến tại lễ truyền ngôi, bà Camilla sẽ tiếp nhận chiếc vương miện này khi chồng bà là ông Charles lên ngôi vua. Viên kim cương Koh-i-Noor trên vương miện từ lâu đã là tâm điểm tranh cãi giữa Anh và các nước Nam Á thuộc địa, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan và Iran. Bây giờ, người Ấn và không ít người dân các nước thuộc vùng Nam Á lại khơi chuyện quá khứ, muốn Anh trao trả viên kim cương.
Nhiều người đăng trên Twitter tố cáo tội ác chế độ thuộc địa của Anh. Một tài khoản viết gay gắt: “Chỉ có 22 nước mà Anh chưa bao giờ đem quân xâm lược đến trong suốt lịch sử. Nước Anh đã mang theo 3 triệu người châu Phi đi làm nô lệ tại Tân Thế giới (đưa sang châu Mỹ để khai phá thuộc địa mới). Một đế chế chẳng để lại gì cho châu Á và châu Phi ngoài đau khổ và nghèo đói”.
Nhà kinh tế học Ấn Độ Utsa Patnaik cho biết, người Anh đã bòn rút ít nhất 45.000 tỷ USD từ tiểu lục địa này, giai đoạn 1765 tới 1938. Con số gấp 17 lần GDP hàng năm của nước Anh hiện tại.
Về phía Anh, hoàng gia khẳng định viên kim cương Koh-i-Noor là 1 “món quà” được trao cho Nữ hoàng Anh khi đấy là Victoria.
Một thành viên quốc hội Ấn Độ, Shashi Tharoor, bày tỏ sự ủng hộ của việc lấy lại viên kim cương Ngọn núi ánh sáng (tên tiếng Ba tư của Koh-i-Nooh). “Nước Anh nợ chúng tôi. Tuy nhiên, thay vì trả lại cho chủ nhân, họ lại khoa trương viên kim cương Koh-i-Nooh trên vương miện Nữ hoàng Anh, được trưng bày tại tháp London” - ông viết, đồng thời chỉ trích gay gắt chế độ thực dân.
>>> Em gái Nữ hoàng Anh.
Nguồn: Vice