'Nụ hôn thần chết' của Apple: tìm hiểu hợp tác, lôi kéo nhân sự và chôm ý tưởng

TienCM

Pearl
Hơn 20 CEO, nhà phát minh, nhà đầu tư và luật sư tố cáo Apple đã "sao chép" công nghệ của mình để biến thành tính năng riêng.
Năm 2013, Joe Kiani, người sáng lập Masimo - công ty chuyên về công nghệ xử lý tín hiệu trong các máy kiểm tra sức khỏe tưởng rằng đã có mối quan hệ trong mơ khi được Apple ngỏ lời. Ban đầu, Kiani cho rằng công nghệ của mình hoàn toàn phù hợp với thiết bị Apple Watch.
Tuy nhiên, mọi chuyện trở nên bất thường ngay sau khi cuộc gặp ấy. Apple bắt đầu thuê nhân viên từ Masimo Corp, bao gồm cả đội ngũ kỹ sư và mời ông O'reilly, Giám đốc y tế về làm việc, đồng thời "dòm ngó các thông tin cực kỳ nhạy cảm", theo cáo buộc của Masimo.
'Nụ hôn thần chết' của Apple: tìm hiểu hợp tác, lôi kéo nhân sự và chôm ý tưởng
Masimo, công ty chuyên về công nghệ xử lý tín hiệu trong các máy kiểm tra sức khỏe, đã đâm đơn kiện Apple lên tòa án liên bang California vào năm 2020 với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại. Ảnh: CNET.
Kiani cho biết Apple đề nghị tăng lương gấp đôi cho họ. Đến năm 2019, Apple công bố bằng sáng chế dưới tên của một cựu kỹ sư Masimo. Điểm bất ngờ là các cảm biến này tương tự chính sản phẩm của Masimo. Năm 2020, "Táo khuyết" chính thức tung ra một chiếc đồng hồ có thể đo nồng độ oxy trong máu.

"Nụ hôn thần chết"​

“Khi Apple quan tâm đến một công ty, đó là nụ hôn của thần chết. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy phấn khích, nhưng sau đó nhận ra rằng kế hoạch dài hạn của họ là lấy đi tất cả”, Kiani nói.
Ông Kiani chỉ là một trong số hơn 20 CEO, nhà phát minh, nhà đầu tư và luật sư đã mô tả những cuộc gặp gỡ tương tự với Apple.
Ban đầu, các cuộc thảo luận chỉ xoay quanh câu chuyện về quan hệ đối tác tiềm năng hoặc gợi ý tích hợp công nghệ của họ vào các sản phẩm Apple. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đều bị dừng lại và sau đó, Apple tung ra các tính năng tương tự như đối tác mà họ hẹn gặp.
'Nụ hôn thần chết' của Apple: tìm hiểu hợp tác, lôi kéo nhân sự và chôm ý tưởng
Joe Kiani, người sáng lập Masimo tiết lộ mình bị Apple lừa đánh cắp sản phẩm. Ảnh: The Wall Street Journal.
Đáp trả lại, Apple tuyên bố không ăn cắp công nghệ và khẳng định hãng luôn tôn trọng tài sản trí tuệ của các công ty khác.
Thậm chí, Apple còn nộp đơn kiện Masimo vì sao chép Apple Watch. Viết trong đơn kiện, Táo khuyết khẳng định dòng smartwatch W1 mới nhất của Masimo ăn cắp thiết kế và bằng sáng chế của Apple Watch như công nghệ theo dõi sức khỏe, thiết kế vỏ và sạc.
Theo WSJ, nhà sản xuất iPhone đã cố gắng vô hiệu hóa hàng trăm bằng sáng chế thuộc sở hữu của nhiều công ty từng cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế của họ.
Theo luật sư và CEO tại một số công ty nhỏ hơn, Apple đôi khi nộp nhiều đơn kiện cho một khiếu nại bằng sáng chế duy nhất và cố gắng làm mất hiệu lực bằng sáng chế không liên quan đến tranh chấp ban đầu.
Apple từng bị cáo buộc sử dụng công nghệ của người khác trên sản phẩm Apple Watch. Cụ thể, tháng 12/2019, một bác sĩ tim mạch tại New York kiện Apple vì đã ngầm sao chép tính năng thông báo nhịp tim không đều và đưa lên Apple Watch ngay từ thế hệ đầu tiên. Do đó, ông đòi hưởng phần từ tính năng do ông đăng ký bản quyền.
Nhiều công ty lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, từ lâu đã được biết đến với chiêu trò thu hút nhân viên và công nghệ từ các đối thủ tiềm năng nhỏ hơn.
Các nhà phát triển phần mềm đã đặt tên cho những gì họ mô tả cho hành vi của Apple trong những trường hợp như vậy với tên gọi Sherlocking.
Thuật ngữ này đề cập đến một giai đoạn cách đây khoảng hai thập kỷ, khi Apple phát hành một sản phẩm phần mềm có tên là Sherlock giúp người dùng tìm tệp ở máy tính Mac và thực hiện tìm kiếm trên Internet.
'Nụ hôn thần chết' của Apple: tìm hiểu hợp tác, lôi kéo nhân sự và chôm ý tưởng
Một mô hình cảm biến đo oxy xung trong phòng thí nghiệm của Masimo. Ảnh: The Wall Street Journal.
Một công ty khác sau đó đã xây dựng một công cụ tương tự Sherlock nhưng có thêm một vài tính năng khác, được gọi là Watson. Apple lập tức phát hành phiên bản cập nhật của Sherlock với nhiều tính năng tương tự Watson.
Theo lời kể của kỹ sư đã chế tạo ra Watson, đích thân đồng sáng lập Apple là Steve Jobs đã gọi điện cho ông để bảo vệ động thái này.

Đối tác nguy hiểm​

Kể từ khi thành lập, Apple đã nổi tiếng về sự đổi mới và chi rất nhiều tiền để phát triển công nghệ cho riêng mình. Trong sổ sách năm tài chính 2022, ngân sách nghiên cứu và phát triển của Apple đạt 26 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm 2021.
'Nụ hôn thần chết' của Apple: tìm hiểu hợp tác, lôi kéo nhân sự và chôm ý tưởng
Một nhân viên làm việc về công nghệ cảm biến tại văn phòng Masimo. Ảnh: The Wall Street Journal.
Dưới thời CEO Tim Cook , Apple đã cố gắng tăng tỷ suất lợi nhuận và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách tự thiết kế thêm các thành phần.
Tuy nhiên, theo các CEO và luật sư bằng sáng chế, những người từng cố gắng đạt được thỏa thuận hợp tác với Apple, đôi khi hãng sẽ mua lại để tiếp cận công nghệ và tránh thỏa thuận cấp phép.
Năm 2016, một công ty có tên AliveCor công bố phụ kiện dây đeo dành cho Apple Watch mang tên KardiaBand, có thể đo điện tâm đồ (ECG).
Trước khi sản phẩm ra mắt, người sáng lập AliveCor, David Albert đã được mời đến trụ sở chính của Apple ở Cupertino và có cuộc gặp gỡ trong 45 phút với COO Jeff Williams, người lãnh đạo các sáng kiến chăm sóc sức khỏe.
Trả lời WSJ, Albert cho biết mình đã đặt một nguyên mẫu của thiết bị lên cổ tay của ông Williams để kiểm tra nhịp tim. “Chúng tôi muốn tìm cách hợp tác, nhưng cũng có thể cạnh tranh với ông", nhà sáng lập AliveCor nhớ lại những gì mà COO Apple đã nói với ông.
'Nụ hôn thần chết' của Apple: tìm hiểu hợp tác, lôi kéo nhân sự và chôm ý tưởng
Apple Watch chứa rất nhiều tính năng theo dõi sức khỏe khác nhau. Ảnh: Cnet.
Năm 2017, AliveCor trở thành phụ kiện thiết bị y tế đầu tiên cho Apple Watch được FDA phê duyệt. Tuy nhiên, Táo khuyết đã tích hợp tính năng này lên Apple Watch Series 4 vào năm 2018 mà không cần phụ kiện AliveCor.
Sau đó, "Táo khuyết" còn thay đổi hệ điều hành của mình theo cách tích hợp phần cứng, khiến phần mềm của AliveCor không còn hoạt động được với Apple Watch. Một năm sau, AliveCor chính thức ngừng bán phụ kiện Apple Watch.
Năm 2021, AliveCor khởi kiện Apple về hành vi độc quyền liên quan đến công nghệ theo dõi nhịp tim trên Apple Watch.
Trong hồ sơ gửi tòa án Quận Bắc California, doanh nghiệp này tố gã khổng lồ xứ Cupertino đánh cắp công nghệ, hành động theo kiểu "săn mồi" và "triệt hạ" đối thủ cạnh tranh.
"Apple không chấp nhận cạnh tranh công bằng. Ngay sau khi AliveCor bán KardiaBand và ứng dụng kèm theo, họ đã mở một chiến dịch đánh chiếm thị trường phân tích nhịp tim trên Apple Watch vì nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu này. Hành vi phản cạnh tranh của Apple ******** đến tận cùng", AliveCor giải thích trong đơn kiện.
Rút kinh nghiệm từ vụ của AliveCor, Vinod Khosla, nhà sáng lập quỹ đầu tư Khosla cho biết ông đã chỉ đạo các công ty mà mình đầu tư tránh xa bất kỳ cuộc đàm phán nào với Apple.
'Nụ hôn thần chết' của Apple: tìm hiểu hợp tác, lôi kéo nhân sự và chôm ý tưởng
Thiết bị đo điện tâm đồ của AliveCor. Ảnh: AliveCor.
“Apple sẽ nói chuyện với mọi người và sau đó cố gắng đánh cắp những người giỏi nhất đang phát triển công nghệ", Khosla nói.
Trong khi đó, theo ông Kiani, Apple vẫn đang làm mọi cách để chèo kéo nhân viên của Masimo. Nhà sáng lập này cho biết Masimo đã phải tốn đến 55 triệu USD cho các vụ kiện chống lại Apple và bảo vệ các bằng sáng chế của mình trước hội đồng phúc thẩm.
Kiani ước tính điều này có thể khiến công ty của ông phải trả hơn 100 triệu USD để chống lại "nanh vuốt" của Apple trong cuộc bảo vệ bằng sáng chế của mình.
Nguồn: Zingnews/WSJ
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top