OpenAI: chiến lược thiên tài tạo ra startup hấp dẫn nhất ngành công nghệ, chatbot AI khuynh đảo thế giới

Công ty khởi nghiệp hấp dẫn nhất ở Thung lũng Silicon hiện tại là OpenAI, nhà phát triển ChatGPT do Microsoft hậu thuẫn, một chatbot được quảng cáo rầm rộ với khả năng viết thơ, bài luận cho sinh viên đại học, thậm chí là cả mã phần mềm.
Ông trùm Tesla, Elon Musk, là nhà đầu tư ban đầu vào OpenAI và Microsoft được cho là đang đàm phán để tăng khoản đầu tư ban đầu tư 1 tỷ đô la lên 10 tỷ đô la nhằm mục tiêu thách thức công cụ tìm kiếm thống trị thế giới của Google.
Nếu được chấp thuận, việc bơm tiền mặt của nhà sản xuất Windows sẽ định giá OpenAI ở mức khổng lồ 29 tỷ đô la, khiến nó trở thành một thành công hiếm có trong thế giới công nghệ, trong bối cảnh những gã khổng lồ như Amazon, Meta và Twitter đang cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên.

OpenAI: chiến lược thiên tài tạo ra startup hấp dẫn nhất ngành công nghệ, chatbot AI khuynh đảo thế giới
Trước khi cho ra đời ChatGPT, OpenAI đã gây ấn tượng mạnh với giới công nghệ với Dall-E 2, phần mềm tạo hình ảnh kỹ thuật số với một hướng dẫn đơn giản. Microsoft cũng không giấu diếm tham vọng AI của mình, đã tích hợp Dall-E 2 vào một số ứng dụng của mình và hiện tại họ đang muốn kết hợp ChatGPT với công cụ tìm kiếm Bing của mình để cạnh tranh với Google.
Kể từ khi ChatGPT được giới thiệu vào tháng 11, sức mạnh của chatbot này đã khơi dậy sự tò mò và mê hoặc của người dùng internet. Chatbot này có khả năng đưa ra những câu trả lời chi tiết cho nhiều chủ đề khác nhau chỉ trong vài giây, nhiều người thậm chí còn lo ngại rằng nó sẽ dễ bị lạm dụng bởi những kẻ gian lận trong trường học hoặc đưa ra những thông tin sai lệch.
Chuyên gia AI Robb Wilson, người sáng lập OneReach.ai, một công ty phần mềm, cho biết thành công chóng mặt một phần nhờ vào chiến lược tiếp thị thông minh của OpenAI, trong đó nó giúp những người không phải là chuyên gia có thể tiếp cận nghiên cứu của mình.
Được thành lập vào cuối năm 2015, OpenAI được dẫn dắt bởi Sam Altman, một doanh nhân 37 tuổi và là cựu chủ tịch của vườn ươm khởi nghiệp Y Combinator. Công ty tin tưởng vào sự hỗ trợ tài chính của những người đóng góp có uy tín ngay từ đầu, bao gồm cả người đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman, nhà đầu tư Peter Thiel và Musk.
Musk tham gia trong hội đồng quản trị của OpenAI cho đến năm 2018, nhưng sau đó đã rời đi để tập trung vào Tesla, 1 công ty xe điện.

OpenAI: chiến lược thiên tài tạo ra startup hấp dẫn nhất ngành công nghệ, chatbot AI khuynh đảo thế giới
OpenAI cũng hoạt động dựa vào một nhóm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu máy tính do Ilya Sutskever - cựu giám đốc Google chuyên về máy học - dẫn đầu. OpenAI được cho là có khoảng 200 nhân viên vào năm 2021, theo một truy vấn được thực hiện trực tiếp trên ChatGPT.
OpenAI đã có lãi vào năm 2019, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và sắp tới con số sẽ tăng lên, khi bản trả phí của ChatGPT đang được phát triển. Mở ra cơ hội kiếm tiền cho công ty.
Việc tìm kiếm nguồn tài trợ dường như là cần thiết đối với một công ty có chi phí cắt cổ. Theo ước tính của Tom Goldstein, phó giáo sư tại khoa khoa học máy tính của Đại học Maryland, công ty đang chi 100.000 đô la mỗi ngày cho bot của mình, tương đương khoảng 3 triệu đô la mỗi tháng. Nếu hợp tác với Microsoft, công ty cung cấp dịch vụ điện toán từ xa cho OpenAI, nó có thể cắt giảm được chi phí, nhưng "dù bằng cách nào thì nó cũng không hề rẻ".


>>>Microsoft đổ 10 tỷ USD vào OpenAI, startup đứng sau ChatGPT nổi đình nổi đám thời gian qua

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top