Phát hiện "siêu Trái Đất" cực nóng có thể nung chảy cả vàng

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh đá có kích thước gần bằng Trái Đất, với sức nóng đủ để làm tan chảy cả vàng, nhưng ở đó không tồn tại bầu khí quyển.
Hành tinh này được gọi là GJ 1252 b, nằm cách chúng ta 65 năm ánh sáng. Khoảng cách của nó với ngôi sao chủ gần hơn nhiều so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời. Đặc biệt, một mặt trời của riêng hành tinh này đã tăng nhiệt độ của nó lên khủng khiếp.
Khi sử dụng Kính viễn vọng Không gian Spitzer (hiện đã nghỉ hưu) để đo bức xạ hồng ngoại từ GJ 1252 b khi ngoại hành tinh này đi qua phía ngôi sao của nó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiệt độ ban ngày của hành tinh này đạt tới 2.242 độ F ( 1.228 độ C).
Mức nhiệt độ này không chỉ nóng đến mức vàng, bạc và đồng sẽ tan chảy trên bề mặt hành tinh, mà nhiệt độ cực cao này sẽ khiến GJ 1252 b khó có thể được bao phủ bởi một bầu khí quyển dày. Nhiệt độ này cũng quá khắc nghiệt để tồn tại sự sống.

Phát hiện siêu Trái Đất cực nóng có thể nung chảy cả vàng
Hành tinh nóng đến mức có thể nung chảy kim loại
Nhóm cũng phát hiện thêm rằng GJ 1252 b có áp suất bề mặt không quá 10 bar - tương đương với 1 triệu N/m2 (Newton trên mét vuông) cho thấy rằng bầu khí quyển của nó - nếu nó tồn tại - phải mỏng hơn đáng kể so với khí quyển của Sao Kim. Họ tính toán rằng trên GJ 1252 b, một bầu khí quyển thậm chí đủ dày để gây ra áp suất bề mặt lớn gấp 10 lần áp suất này sẽ bị tước bỏ khỏi hành tinh trong suốt một triệu năm.
Như vậy, theo suy đoán, GJ 1252 b có một bầu khí quyển cực kỳ hạn chế hoặc có thể hoàn toàn không có bầu khí quyển. Đây là hành tinh nhỏ nhất mà các nhà khoa học đã xác định được những hạn chế chặt chẽ của khí quyển.
Những nghiên cứu sâu hơn về GJ 1252 b có thể tiết lộ thành phần của hành tinh, qua đó giúp các nhà thiên văn hiểu rõ hơn về các hành tinh nóng, tương đối nhỏ tương tự như vậy.

>>>Bí mật đằng sau tiểu hành tinh được định giá 10 triệu tỷ tỷ đô
Nguồn space
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top