thumbnail - Phim Marvel đầu tiên và duy nhất thắng Oscar Kỹ xảo Hình ảnh
Minh.T.T
Hà Nội

Phim Marvel đầu tiên và duy nhất thắng Oscar Kỹ xảo Hình ảnh

Spider-Man: No Way Home thời gian qua đã là tâm điểm của những lùm xùm, sau khi lọt vào danh sách đề cử giải Hiệu ứng Hình ảnh của Oscar 2022. Việc Viện Hàn lâm đề cao No Way Home có lẽ là động thái nhằm xoa dịu các fan của bộ phim này - một trong những bộ phim được yêu thích bậc nhất trên các mạng xã hội từ Twitter cho đến Facebook - cũng như tìm cách thu hút thêm người xem cho lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 28/3/2022 sắp tới. No Way Home, bộ phim có doanh thu cao thứ 6 mọi thời đại, đang có ưu thế vượt trội so với các đối thủ khác.

Tuy nhiên, xét việc phim chỉ được đề cử đúng một hạng mục hiệu ứng hình ảnh, chiến thắng cũng rất khó khăn. Nếu bạn chưa biết thì từ trước đến nay, chỉ có duy nhất một phim Marvel giành chiến thắng hạng mục này: siêu phẩm Spider-Man 2 năm 2004 của đạo diễn Sam Raimi.

Spider-Man 2 kể về cuộc chiến giữa Người Nhện do Tobey Maguire thủ vai với Doctor Octopus của Alfred Molina. Đằng sau là 1 đội ngũ xử lý kỹ xảo hùng hậu dẫn dắt bởi nhà thiết kế John Dykstra, người từng chiến thắng giải Oscar về hiệu ứng hình ảnh với Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), và không thể không nhắc đến tầm nhìn nhạy bén của Raimi.

Chuyên gia hiệu ứng hình ảnh Scott Stokdyk nhớ lại rằng, “Mỗi ngày, Sam đều xuất hiện với hi vọng sẽ cải thiện được một số điểm nào đó”, dù ông nói thêm rằng những tiêu chuẩn khá cao mà vị đạo diễn này đặt ra đã dẫn đến một “cuộc chạy đua hết tốc lực” nhằm hoàn thành tốt nhất phần kỹ xảo cho bộ phim.

Phim Marvel đầu tiên và duy nhất thắng Oscar Kỹ xảo Hình ảnh 

'Spider-Man 2' có 3 đề cử Oscar và thắng ở hạng mục Kỹ xảo Hình ảnh

Một trong số những thách thức mà đội ngũ hiệu ứng hình ảnh của Spider-Man 2 phải đối mặt là làm sao để khiến những cánh tay kim loại của Doc Ock trông ám ảnh hết mức có thể. Những cảnh phim ban đầu sử dụng kỹ thuật điều khiển rối phần lớn đều bị hủy bỏ, thay vào đó là CGI để giúp chuyển động của chúng mượt mà hơn, giống với những động tác tự nhiên của con người hơn.

Một khó khăn khác là trận chiến trên tàu điện ngầm ở hồi 3 giữa Spidey và Doc, khi mà đội ngũ hiệu ứng phải cực kỳ tỉ mẩn để tái hiện chân thực môi trường xung quanh các nhân vật, nhằm tăng cảm giác nguy hiểm và căng thẳng của trận chiến. Cho đếnb nay, đây vẫn là 1 trong những trường đoạn chiến đấu solo ấn tượng nhất trong các phim Marvel, hay thậm chí là lịch sử dòng siêu anh hùng. 

Khoảnh khắc tự hào nhất của tôi là thấy khán giả trầm trồ trước phân cảnh trên tàu, bởi chúng tôi đã phải đánh vật với nó” - Stokdyk nói.

Dykstra cho đến nay vẫn ca ngợi những thành quả ấn tượng của đoàn làm phim, bao gồm nỗ lực nghiên cứu không chỉ cách Spidey đánh đu quanh thành phố, mà còn làm cho góc quay camera giữa không trung tuân thủ nghiêm ngặt những định luật vật lý trong thế giới thực.

Dykstra giải thích rằng, “Điều chúng tôi phải làm là tránh CGI thu hút quá nhiều sự chú ý, bởi xét cho cùng đây là một câu chuyện về các nhân vật và sự kiện, chứ không phải về công nghệ”.

Tham khảo: HollywoodReporter

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác