Nếu bạn đã từng sở hữu một smartphone với màn hình OLED, bạn sẽ biết rằng chúng có chất lượng hiển thị tuyệt vời, màu đen sâu, độ sáng và tương phản,... Và nay, nhiều nhà sản xuất còn đưa tấm nền OLED lên màn hình máy tính và laptop. Tuy nhiên, có một số điều bạn cần phải biết trước khi quyết định đầu tư.
Thực tế, không phải mọi màn hình có mật độ điểm ảnh giống nhau sẽ trông sắc nét như nhau. Ngay cả Alienware AW3423DW – chiếc màn hình QD-OLED đầu tiên trên thế giới và là một chiếc màn hình chơi game tuyệt vời – cũng không tránh khỏi vấn đề này.
Một màn hình LCD hiện tại thông thường có các subpixel màu đỏ (R: Red), xanh lam (B: Blue) và xanh lục (G: Green) được sắp xếp theo kiểu lặp lại. Đây là bố cục pixel RGB tiêu chuẩn. Mỗi subpixel màu đỏ, xanh lam và xanh lục có dạng hình chữ nhật nhưng cùng nhau tạo ra một pixel gần như hình vuông. Có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng RGB là phổ biến nhất.
Các màn hình LCD có bố cục subpixel RGB sẽ sắp xếp kỹ thuật các subpixel theo một kiểu mẫu đồng nhất, mang đến độ sắc nét và nhất quán. Các công nghệ màn hình khác, bao gồm cả OLED, gặp khó khăn trong việc đạt được sự nhất quán này. Lý do cụ thể đằng sau điều này chính là sự khác nhau giữa các công nghệ, nhưng kết quả lại như nhau. Các subpixel không được đặt trong một kiểu mẫu RGB nhất quán.
Lưu ý, bố cục đồng nhất, nhất quán có thể không cần thiết hoặc thậm chí là tối ưu, nhưng chúng ta sẽ không bàn sâu về điều này. Dù bố cục subpixel tốt nhất có thể là gì đi chăng nữa thì có một thực tế: các màn hình PC sử dụng bố cục subpixel khác RGB có thể gặp rắc rối.
PenTile là một công nghệ màn hình cụ thể do Samsung Display sản xuất. Ban đầu, nó sử dụng sự kết hợp của các subpixel có kích thước khác nhau. Mỗi pixel không được tạo ra bởi các thành phần màu đỏ, xanh lam và xanh lục kết hợp với nhau. Thay vào đó, các pixel chia sẻ các subpixel với nhau. Điều này dẫn đến nhiều cáo buộc cho rằng Samsung đã trình bày sai độ phân giải thực của những màn hình OLED PenTile. Samsung sau đó đã chuyển sang một công nghệ khác có tên là Diamond Pixel.
Các nhà sản xuất khác, chẳng hạn như LG, sử dụng bố cục subpixel của riêng mình. Chúng cũng có thể gây ra những vấn đề tương tự, dù không phải lúc nào cũng vì các lý do giống nhau. Chẳng hạn, những chiếc TV OLED C1 của LG sử dụng bố cục WBGR. Windows lại được tối ưu cho RGB, thế nên, xung đột này có thể gây ra những vấn đề về độ rõ nét của văn bản.
Còn QD-OLED xuất hiện trong chiếc màn hình Alienware AW3423W siêu hot thì sao? Nó cũng có ưu điểm và nhược điểm.
QD-OLED không chia sẻ các subpixel RGB giữa những pixel như những màn hình PenTile “khét tiếng” đã làm. Tuy nhiên, sự sắp xếp pixel lại là một hướng đi sai lệch khác so với RGB truyền thống. QD-OLED sử dụng bố cục subpixel tam giác bất thường, tiếp tục gây ra các sự cố khi hiển thị văn bản và các yếu tố tuyệt sắc khác.
Hệ điều hành Windows lại khiến vấn đề thêm trầm trọng khi tập trung vào các màn hình có bố cục subpixel RGB tiêu chuẩn. Hầu hết các phần mềm Windows cũng giả định sử dụng những subpixel RGB. Về lý thuyết, Windows có thể cải thiện điều này với các cải tiến đối với ClearType, và một công cụ do người dùng tạo ra có tên là BetterClearType có thể giúp ích trong một số trường hợp.
ĐIều này có nghĩa là bạn nên tránh các màn hình OLED thiếu bố cục subpixel RGB? Dĩ nhiên là không. Độ rõ nét văn bản là một khía cạnh của chất lượng hình ảnh. Độ rõ nét văn bản của Alienware AW3423DW không phải là tuyệt vời nhưng nó vẫn là một màn hình chơi game tuyệt vời.
Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng cùng 1 màn hình để chơi game và chỉnh sửa tài liệu PDF cho công việc, bạn có thể hài lòng hơn với màn hình LCD có bố cục subpixel RGB, ngay cả khi nó trông không đẹp mắt trong việc chơi game bằng OLED.
Hi vọng, màn hình OLED cuối cùng sẽ giải quyết được độ rõ nét văn bản với sự kết hợp của mật độ pixel cao hơn và phần mềm được cải thiện. Đây là những gì đã xảy ra trong các chiếc smartphone. Tuy nhiên, hiện tại, độ rõ nét văn bản bị giảm sút là một sự hi sinh mà những người đam mê PC mua sắm màn hình OLED sẽ cần phải chấp nhận.
Nguồn: PC World
Zoom vào sâu hơn: Thế giới của subpixel
Hầu hết những người không nghiên cứu quá nhiều về màn hình đều tin rằng pixel là thành phần hình ảnh nhỏ nhất trên một chiếc màn hình. Điều này không đúng lắm. Trên thực tế, mỗi pixel được tạo thành từ các subpixel, hoạt động cùng nhau để tạo ra ánh sáng và màu sắc cho một pixel. Những subpixel có thể được chia thành nhiều subpixel khác nữa có cùng màu sắc.Một màn hình LCD hiện tại thông thường có các subpixel màu đỏ (R: Red), xanh lam (B: Blue) và xanh lục (G: Green) được sắp xếp theo kiểu lặp lại. Đây là bố cục pixel RGB tiêu chuẩn. Mỗi subpixel màu đỏ, xanh lam và xanh lục có dạng hình chữ nhật nhưng cùng nhau tạo ra một pixel gần như hình vuông. Có một số trường hợp ngoại lệ, nhưng RGB là phổ biến nhất.
Lưu ý, bố cục đồng nhất, nhất quán có thể không cần thiết hoặc thậm chí là tối ưu, nhưng chúng ta sẽ không bàn sâu về điều này. Dù bố cục subpixel tốt nhất có thể là gì đi chăng nữa thì có một thực tế: các màn hình PC sử dụng bố cục subpixel khác RGB có thể gặp rắc rối.
Công nghệ màn hình OLED: PenTile, WBGR, QD-OLED,…
Từ PenTile là một thuật ngữ thường được dùng không chính xác để chỉ bất kỳ màn hình nào.PenTile là một công nghệ màn hình cụ thể do Samsung Display sản xuất. Ban đầu, nó sử dụng sự kết hợp của các subpixel có kích thước khác nhau. Mỗi pixel không được tạo ra bởi các thành phần màu đỏ, xanh lam và xanh lục kết hợp với nhau. Thay vào đó, các pixel chia sẻ các subpixel với nhau. Điều này dẫn đến nhiều cáo buộc cho rằng Samsung đã trình bày sai độ phân giải thực của những màn hình OLED PenTile. Samsung sau đó đã chuyển sang một công nghệ khác có tên là Diamond Pixel.
Còn QD-OLED xuất hiện trong chiếc màn hình Alienware AW3423W siêu hot thì sao? Nó cũng có ưu điểm và nhược điểm.
QD-OLED không chia sẻ các subpixel RGB giữa những pixel như những màn hình PenTile “khét tiếng” đã làm. Tuy nhiên, sự sắp xếp pixel lại là một hướng đi sai lệch khác so với RGB truyền thống. QD-OLED sử dụng bố cục subpixel tam giác bất thường, tiếp tục gây ra các sự cố khi hiển thị văn bản và các yếu tố tuyệt sắc khác.
Tại sao độ rõ nét văn bản của OLED lại là một vấn đề đối với hệ thống PC của bạn?
Các vấn đề về bố cục subpixel của OLED xuất hiện nhan nhản trên nhiều chiếc TV cũng như trên các màn hình khác, nhưng chúng khó nhận thấy khi nhìn xa. Chiếc TV cũng hiếm khi hiển thị các văn bản tĩnh, nhỏ.Làm thế nào để mua đúng màn hình OLED nhằm đảm bảo văn bản trông rõ ràng?
Chắc chắn, bạn sẽ muốn tìm kiếm một chiếc màn hình OLED có bố cục subpixel RGB. Những chiếc màn hình OLED duy nhất hiện đang cung cấp bố cục này là LG UltraFine OLED Pro, với 2 phiên bản 27 inch và 32 inch. Tuy nhiên, chúng cũng đắt kinh khủng khiếp với mức giá 2.999 USD (khoảng 68,7 triệu đồng) cho phiên bản 27 inch và 3.999 USD (tương đương 91,6 triệu đồng) đối với biến thể 32 inch.ĐIều này có nghĩa là bạn nên tránh các màn hình OLED thiếu bố cục subpixel RGB? Dĩ nhiên là không. Độ rõ nét văn bản là một khía cạnh của chất lượng hình ảnh. Độ rõ nét văn bản của Alienware AW3423DW không phải là tuyệt vời nhưng nó vẫn là một màn hình chơi game tuyệt vời.
Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng cùng 1 màn hình để chơi game và chỉnh sửa tài liệu PDF cho công việc, bạn có thể hài lòng hơn với màn hình LCD có bố cục subpixel RGB, ngay cả khi nó trông không đẹp mắt trong việc chơi game bằng OLED.
Hi vọng, màn hình OLED cuối cùng sẽ giải quyết được độ rõ nét văn bản với sự kết hợp của mật độ pixel cao hơn và phần mềm được cải thiện. Đây là những gì đã xảy ra trong các chiếc smartphone. Tuy nhiên, hiện tại, độ rõ nét văn bản bị giảm sút là một sự hi sinh mà những người đam mê PC mua sắm màn hình OLED sẽ cần phải chấp nhận.
Nguồn: PC World