Siêu phun trào núi lửa ở Úc đã gây ra thảm họa khí hậu khủng khiếp nhất thời cổ đại?

Khoảng 252 triệu năm trước, thế giới trải qua một thời kỳ hỗn loạn do sự nóng lên nhanh chóng của trái đất. Để điều tra nguyên nhân, các nhà nghiên cứu đã xem xét một sự kiện cụ thể là vụ núi lửa phun trào ở vùng mà ngày nay là Siberia đã đẩy một lượng lớn khí nhà kính vào bầu khí quyển.
Tuy nhiên, từ nghiên cứu này lại có những bằng chứng cho thấy khí hậu đã thay đổi từ trước thời điểm đó. Nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng hơn 6-8 ℃ trong hàng trăm nghìn năm trước vụ phun trào ở Siberia. Nhiệt độ lại tăng trở lại sau đó, nhiều đến mức có đến 85-95% tất cả các loài sinh vật sống đã tuyệt chủng.
Vụ phun trào ở Siberia rõ ràng đã tạo nên một dấu ấn trên hành tinh này, nhưng các chuyên gia vẫn phân vân về điều gì đã gây ra sự nóng lên ban đầu trước đó. Nghiên cứu cho thấy những ngọn núi lửa cổ đại của Úc đóng một vai trò lớn. Trước sự kiện ở Siberia, những vụ phun trào thảm khốc ở miền bắc New South Wales đã phun ra tro núi lửa khắp bờ biển phía đông.
Những vụ phun trào này khủng khiếp đến nỗi chúng đã khơi mào cho thảm họa khí hậu lớn nhất thế giới từ trước đến nay - những bằng chứng cho sự kiện này hiện đang ẩn sâu trong những đống trầm tích dày đặc của Australia.

Những vụ siêu phun trào của núi lửa cổ đại

Nghiên cứu đã xác nhận miền đông Australia đã bị rung chuyển bởi các "siêu phun trào" lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian từ 256 đến 252 triệu năm trước. Siêu phun trào cũng khác với sự kiện ở Siberia thụ động hơn. Những vụ phun trào thảm khốc này đã đẩy một lượng lớn tro bụi và khí gas vào bầu khí quyển. Những bằng chứng về điều này nằm trong các lớp tro núi lửa có màu sáng trong các lớp đá trầm tích. Những lớp này được tìm thấy trên khắp các khu vực rộng lớn của New South Wales và Queensland, tất cả các con đường từ Sydney đến gần Townsville.
Siêu phun trào núi lửa ở Úc đã gây ra thảm họa khí hậu khủng khiếp nhất thời cổ đại?
Các nhà khoa học cũng xác định được nguồn gốc của tro bụi này ở vùng New England của New South Wales, nơi lưu giữ những tàn tích bị xói mòn của núi lửa. Mặc dù việc xói mòn cũng đã loại bỏ nhiều bằng chứng nhưng những tảng đá trông vô hại hiện nay chính là hồ sơ quý giá của chúng ta về những vụ phun trào kinh hoàng đó.
Ít nhất 150.000 km³ vật chất đã phun trào từ các núi lửa phía bắc New South Wales trong hơn 4 triệu năm qua. Điều này khiến chúng giống với các siêu núi lửa Yellowstone ở Hoa Kỳ và Taupo ở New Zealand. Cụ thể hơn thì vụ phun trào năm 79 CN của núi Vesuvius, đã xóa sổ thành phố Pompeii của Ý, chỉ tạo ra 3-4km³ đất đá và tro bụi. Và vụ phun trào Mt St Helens chết người vào năm 1980 là khoảng 1km³. Các vụ phun trào của Úc có thể đã nhiều lần bao phủ toàn bộ bờ biển phía đông trong lớp tro dày tới hàng mét ở một số nơi. Và một lượng lớn khí thải nhà kính sẽ gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Tàn phá môi trường khủng khiếp

Đá trầm tích cổ đại cung cấp cho chúng ta một dòng thời gian rõ ràng hơn về sự tàn phá môi trường do các vụ phun trào gây ra, tuy nhiên bằng chứng của nó đã bị ẩn sâu dưới những lớp than bụi. Các mỏ than ngày nay ở miền đông Australia cho thấy những khu rừng cổ đại từng bao phủ phần lớn vùng đất này. Tuy vậy, sau những đợt siêu phun trào này, khu rừng này bị xóa sổ trong một loạt vụ cháy rừng diễn ra trong khoảng 500.000 năm, từ 252,5–253 triệu năm trước.
Siêu phun trào núi lửa ở Úc đã gây ra thảm họa khí hậu khủng khiếp nhất thời cổ đại?
Nhiều lớp tro sáng xuyên qua than sẫm màu, bằng chứng cho các vụ phun trào núi lửa
Thường thì vật chất thực vật được tích tụ trong các đầm lầy và sau đó bị chôn vùi dưới lớp trầm tích. Quá trình chôn lấp cung cấp nhiệt và áp suất cho phép chuyển hóa vật chất thực vật thành than. Không có rừng, không có thực vật tích lũy, hệ sinh thái sụp đổ và hầu hết các loài động vật bị tuyệt chủng, đó là hậu quả tàn khốc từ "cơn giận dữ của núi lửa". Những vụ phun trào sau đó ở Siberia chỉ làm tăng thêm sức tàn phá do các siêu núi lửa của Australia gây ra.
Và sự sụp đổ của hệ sinh thái này cũng không chỉ giới hạn ở Úc mà nó ảnh hưởng đến tất cả các lục địa cổ đại, kìm hãm đáng kể đến sự tiến hóa của sự sống và cuối cùng dẫn đến sự trỗi dậy của loài khủng long.
Các vụ siêu phun trào ở Úc là dấu mốc quan trọng của sự thay đổi trong thế giới cổ đại. Khi mà chúng ta muốn có một môi trường sống tốt hơn trong tương lai thì những manh mối lớn nhất về các sự kiện môi trường lại nằm ngay dưới chân chúng ta.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top