Streamer Trung Quốc bước vào thời kì kiểm duyệt gắt gao, từ hành vi đến lời nói, ăn mặc

Hoạt động livestream nói chung và các streamer nói riêng đang trở thành tâm điểm mới nhất trong làn sóng kiểm duyệt nội dung trên không gian mạng của Trung Quốc.
Đối với Zeng, một phụ nữ trẻ Trung Quốc, một giờ lướt Douyin (phiên bản nội địa của Tiktok) đã trở thành một thói quen khó bỏ.
Trong số các video và buổi livestream, cô đặc biệt thích một người sáng tạo nội dung có tên “Lawyer Longfei”. Mỗi ngày, Longfei đều trả lời trực tiếp các câu hỏi pháp lý của 9 triệu người theo dõi.
Nhưng vào tháng 5, tài khoản của Longfei bất ngờ bị tạm đình chỉ trong 15 ngày. Trong một bức thư gửi cho những người theo dõi, Longfei ám chỉ một số câu từ trong các buổi livestream của cô là nguyên nhân chính khiến kênh bị tạm đình chỉ. Người hâm mộ nghi ngờ cô bị cấm vì truyền bá năng lượng tiêu cực. Đây là một thuật ngữ mơ hội trong thông báo của chính phủ. Nội dung của Longfei dường như không phù hợp với quan điểm của Nhà nước về hôn nhân.
Streamer Trung Quốc bước vào thời kì kiểm duyệt gắt gao, từ hành vi đến lời nói, ăn mặc
Một cô gái họ Zeng (xin được được giấu tên) cảm thấy điều đó thật nực cười. Zheng chia sẻ: “Tôi không nghĩ rằng cô ấy đã làm bất cứ điều gì vô lý hoặc đồi bại về mặt đạo đức theo tiêu chuẩn ngày nay. Ngược lại, tôi nghĩ cô ấy đang làm điều gì đó có thể giúp ích cho mọi người”.
Tài khoản của Longfei sau đó đã được khôi phục hoạt động vào tháng 6.
Livestream đã trở thành một công cụ truyền bá thông tin thành công ở Trung Quốc vào năm 2016 và kể từ đó tới nay đã trở thành một nghề nghiệp có sức hút tại quốc gia tỷ dân. Hiện có tới 635 triệu người xem livestream hàng năm. Các streamer hàng đầu đến từ nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, âm nhạc, trò chơi, hài kịch,…Họ cũng kiếm được số tiền khổng lồ từ các fan hâm mộ.
Do đó, những người này có sức ảnh hưởng ngang ngửa các sao hạng A.
Nhưng nhiều streamer như luật sư Longfei đang phải vật lộn với các quy định ngày càng nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc.
Một tài liệu chính sách mới có tên Quy tắc ứng xử dành cho các streamer đã được phát hành vào ngày 22/6. Bộ quy tắc này sẽ cung cấp hướng dẫn cho các streamer. Không chỉ bị kiểm soát hoạt động trong vài năm gần đây, các streamer tại Trung Quốc giờ đây sẽ phải đối mặt với hệ thống kiểm duyệt nội dung gắt gao nhất của quốc gia này.
Quy tắc ứng xử liệt kê 31 danh mục nội dung không được xuất hiện trong các buổi livestream bạo lực và tự làm hại bản thân hoặc các khái niệm mơ hồ hơn như giáo lý tôn giáo và phô trương sự giàu có. Các nguyên tắc này cũng bao gồm quy tắc về ngoại hình của các streamer và cấm sử dụng những trò lừa bịp để chế giễu lãnh đạo Trung Quốc.
Streamer Trung Quốc bước vào thời kì kiểm duyệt gắt gao, từ hành vi đến lời nói, ăn mặc
Jingyi Gu, một nghiên cứu sinh tiến sĩ nghiên cứu về các streamer Trung Quốc tại Đại học Illinois cho biết: “Tôi nghĩ đây là nỗ lực hướng tới mục tiêu phủ sóng toàn quốc, trên tất cả các nền tảng trực tuyến và bất kỳ thể loại trực tuyến nào."
Nó thay thế các quy định mang tính chắp vá hoặc cấp tỉnh trước đây, đồng thời cũng bổ sung các quy định quản lý nhiều nền tảng và công ty tiếp thị. Quy tắc này đề cập đến những streamer như một nghề độc lập, giống như các diễn viên. Rõ ràng chính phủ Trung Quốc đang trong quá trình thuần hóa một ngành công nghiệp đang phát triển quá nóng và không được kiểm soát trong thời gian qua.
Trong năm qua, một số streamer hàng đầu tại Trung Quốc đã dính phải những scandal lớn như trốn thuế hoặc dính líu đến chính trị. Chính vì vậy việc đưa ra bộ quy tắc ứng xử mới cho các streamer hứa hẹn sẽ mở đường cho những can thiệp sâu hơn vào thị trường này trong tương lai.
Có một thực tế là ngày nay các chuyên gia từ mọi lĩnh vực từ luật sư, giáo viên đến người nổi tiếng đều đang trở thành các streamer kiếm tiền với tư cách là người quảng cáo sản phẩm theo phong cách QVC (người giới thiệu sản phẩm).
Gu chia sẻ: “Người Mỹ và châu Âu chắc chắn không nghĩ đến việc phát trực tiếp như một kênh chính thống để mua sắm và thậm chí không phải là một kênh chính thống để giải trí nhưng ở Trung Quốc, bán hàng qua livestream đã trở nên cực kỳ phổ biến".
Streamer Trung Quốc bước vào thời kì kiểm duyệt gắt gao, từ hành vi đến lời nói, ăn mặc
Ng, một cựu streamer xin được giấu tên đã làm việc cho một công ty dạy kèm có trụ sở tại Bắc Kinh. Cô đã phát trực tuyến hàng ngàn giờ học tiếng Anh, một số theo hình thức trả tiền và một số khác phát miễn phí cho công chúng.
Cô nói rằng đã có một thời kỳ công ty muốn biến các giáo viên trực tuyến của mình thành những người nổi tiếng. Cô tiết lộ: “Các lãnh đạo muốn đưa các giáo viên trở thành những ngôi sao. Và trong thẻ bắt đầu bằng # hoặc áp phích, họ sẽ sử dụng nhãn tương tự với ngôn ngữ của fandom”.
Nhưng sự nổi tiếng luôn đi kèm với cái giá phải trả. Quy định của Trung Quốc đối với các ngành công nghiệp văn hóa đã rất nghiêm ngặt trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là đối với các bộ phim và chương trình truyền hình nổi tiếng.
Trong những năm gần đây, các diễn viên hàng đầu đã biến mất chỉ sau một đêm dính phải các cáo buộc vi phạm như trốn thuế hoặc sử dụng ma túy. Nhưng khi hoạt động livestream ngày càng phổ biến, các nhà chức trách càng thấy đây là một điểm đen cần phải chú ý chấn chỉnh từ sớm.

Những quy định kiểm duyệt streamer vẫn còn khá mơ hồ​

Bộ Quy tắc ứng xử mới nhất cấm nội dung "gây nguy hiểm cho sự đoàn kết dân tộc" hoặc "phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc". Trong đó các quy tắc cũng cấm "cố ý tạo ra" các vấn đề nóng "trong dư luận" hoặc "khoe mẽ hàng xa xỉ , đồ trang sức, hóa đơn và các tài sản khác” trên mạng xã hội.
Những người sáng tạo trong các lĩnh vực chuyên môn nhất định, bao gồm y học, tài chính, luật và giáo dục cần phải có chứng nhận phù hợp mới được phép phát trực tiếp. Các quy tắc khác còn tập trung vào cả ngoại hình và cách ăn mặc của người livestream. Ví dụ một quy tắc có nhắc đến ngoại hình của streamer phải phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ và thói quen của công chúng.
Streamer Trung Quốc bước vào thời kì kiểm duyệt gắt gao, từ hành vi đến lời nói, ăn mặc
Ng nhấn mạnh: “Nói vậy chứ ai biết thị hiếu thẩm mỹ của công chúng là gì? Điều đó có thể khiến một streamer cảm thấy lo ngại như kiểu ‘Tôi nên mặc thế nào đây? Tôi nên ăn mặc như thế nào để làm hài lòng số đông?”.
Zeng cho biết quan điểm của người xem cũng tương tự. Đối với cô, một nửa các điều khoản trong Bộ quy tắc ứng xử phản ánh các giá trị thường được chấp nhận nhưng phần còn lại dường như quá mơ hồ và mang tính định hướng tư tưởng.
Ông cho rằng, luật sư Longfei nói về cách ly hôn trong các buổi livestream. Nếu chiếu theo Bộ quy tắc, đó có phải là một biểu hiện không phù hợp với văn hóa Trung Quốc vốn khuyến khích hôn nhân và sinh con hay không? Zheng nói thêm rằng, mức độ kiểm duyệt đã vượt quá mức cần thiết có thể chấp nhận được.

Bộ quy tắc mới sẽ ảnh hưởng ra sao đến các streamer?​

Bản thân quy định mới không phải là luật. Hành động chống lại Bộ quy tắc này sẽ không khiến các streamer gặp phải các rắc rối pháp lý. Tuy nhiên họ sẽ bị các kiểm duyệt viên của nền tảng chú ý đến và phải chịu thêm áp lực từ hiệp hội ngành và áp lực tự kiểm duyệt nội dung của mình.
Quy tắc ứng xử yêu cầu chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra các nền tảng video và quy trách nhiệm cho họ đối với bất kỳ streamer vi phạm các quy tắc này. Các nền tảng cũng cần đảm bảo không có streamer nào đã từng bị cấm có thể quay trở lại dưới một tên khác hoặc chuyển sang các nền tảng khác.
Các hiệp hội ngành liên quan cũng được yêu cầu xây dựng một hệ thống thẩm định những streamer và thường xuyên công bố danh sách những người làm “trái luật hoặc trái đạo đức”. Hiện tại, có một danh sách được Hiệp hội Nghệ thuật Biểu diễn Trung Quốc cập nhật định kỳ 6 tháng.
Streamer Trung Quốc bước vào thời kì kiểm duyệt gắt gao, từ hành vi đến lời nói, ăn mặc
Kể từ khi livestream trở thành một mô hình kinh doanh dễ ăn, dễ làm đối với nhiều người, đông đảo các streamer đều bàn nhau cách chống lại hoặc lách khỏi sự kiểm duyệt gắt gao thay vì tuân thủ.
Zhang, một người sáng tạo video về phong cách sống cho biết: “Douyin là một nền tảng có mức độ tự kiểm duyệt gần như hài hước". Zhang đã gửi qua hàng trăm ảnh chụp màn hình từ các đại lý tiếp thị yêu cầu người sáng tạo không sử dụng trong video của họ.
Những từ tục tĩu, mê tín hay các từ phóng đại tác dụng của sản phẩm cũng bị cấm. Người sáng tạo cho biết việc sử dụng những từ này có thể khiến kênh của họ có nguy cơ bị tạm ngừng hoạt động. Đối với Zhang, việc tìm ra lỗ hổng trong cách thực hiện mới là chìa khóa chính. Nếu có kinh nghiệm, các streamer sẽ có cách để lách các lỗ hổng và quy tắc chưa thực sự nghiêm ngặt.

>>> TikTok sắp có livestream 18+ nè anh em.

Nguồn: MIT
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top