Suy giảm đa dạng sinh học là gì? Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học


Suy giảm đa dạng sinh học, hay mất đa dạng sinh học, suy thoái đa dạng sinh học là hiện tượng biến mất của các loài sinh vật trên trái đất hoặc thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng.

Báo cáo Đánh giá toàn cầu về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái năm 2019 (IPBES) cho thấy, 1 triệu loài động vật và thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Trong số các loài đang trong tình trạng bị đe dọa có tới 25% loài động vật có vú và 39% động vật có vú sống ở biển; 41% động vật lưỡng cư; 19% loài bò sát; 13% loài chim; 7% loài cá; 31% cá đuối và cá mập; 33% rạn san hô; 27% động vật giáp xác; từ 16% đến 63% thuộc về các loài thực vật. Ước tính 82 phần trăm sinh khối động vật có vú hoang dã đã bị mất.

Bên cạnh đó, các loài thực vật cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các khu rừng chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mất kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 420 triệu ha rừng đã bị mất do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.


Suy giảm đa dạng sinh học là gì? Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học 

Phá rừng là một nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học

Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học gồm có:

Nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ngoài các yếu tố đến từ tự nhiên như thiên tai, bão, lũ, cháy rừng, hạn hán… thì còn một nguyên nhân quan trọng khác đó chính là hoạt động của con người như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, thay đổi thói quen canh tác, sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, can thiệp, cải tạo theo hướng chủ quan ở các vùng sinh thái, vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, ô nhiễm môi trường và phát triển đô thị…

Dân số loài người tăng nhanh và không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và thay đổi các quá trình tự nhiên của hệ sinh thái dẫn đến việc khai thác quá mức các tài nguyên như gỗ, lâm sản, động vật hoang dã...

Việc săn bắn một số lượng lớn các loài thú là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự tuyệt chủng một số loài trên khắp thế giới và đặc biệt nghiêm trọng ở Châu Mỹ và Australia. Mặc dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhưng rõ ràng trong hàng nghìn năm qua, con người đã gây ra những biến đổi quan trọng đối với sinh cảnh và động, thực vật bản địa.

Số lượng các loài bị tuyệt chủng được ghi nhận trong những thế kỷ vừa qua là nhỏ hơn rất nhiều so với sự dự đoán cho những thập kỷ sắp tới. Sự khác biệt này, một phần là do sự gia tăng tốc độ mất nơi cư trú trong những thập kỷ gần đây làm gia tăng sự tuyệt chủng loài và suy giảm đa dạng sinh học ở những nơi đó. Ở nhiều nước, chỉ còn tương đối ít các thảm thực vật tự nhiên chưa bị bàn tay con người chạm tới.

Việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành nơi canh tác hay chăn gia súc đã tác động đến cấu trúc các quần xã rừng, nhiều nơi rừng đã thực sự biến mất trên một quy mô lớn.

Theo một số thống kê gần đây, năm 1990, rái cá đã biến mất ở Hà Lan và chỉ một năm sau đó nước Anh đã công bố loài dơi tai chuột bị tuyệt chủng. Trái đất nóng lên làm nhiệt độ nước biển tăng cao đã dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài san hô.

Trong số 700 loài động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch được ghi nhận trên toàn thế giới từ thế kỷ 16, một số loài đã nằm dưới ngưỡng cần thiết để suy trì sự sống sót lâu dài bởi môi trường sống của chúng đã bị tàn phá. Chúng có thể vẫn tồn tại trong vài thập kỷ nữa nhưng không có hy vọng phục hồi.

>> Hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học

Thành viên mới đăng
Top