Mr. Macho
Writer
Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm. Ông đã sai người triệu danh y Hoa Đà - là người đồng hương ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự châu - đến chữa trị. Do thuốc của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông đã giữ Hoa Đà lại bên mình một thời gian. Những lúc bị đau, ông nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.
Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị cai ngục tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục.
Năm 219, Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu. Ông giao lại bản doanh Nghiệp Thành của nước Ngụy cho thế tử Tào Phi quản lý, còn mình về Lạc Dương dưỡng bệnh. Hứa Xương lúc đó chỉ còn vua hư danh Hán Hiến Đế.
Bị bệnh đau đầu hành hạ không có ai chữa được, Tào Tháo rất ân hận vì đã giết Hoa Đà. Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời, thọ 66 tuổi. Ông ở ngôi Ngụy vương được 5 năm.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng: Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu. Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh, đề nghị bổ đầu ông ra để phẫu thuật; ông nghi ngờ Hoa Đà muốn giết mình nên bắt giam Hoa Đà vào ngục. Hoa Đà chết trong ngục không lâu sau thì Tào Tháo cũng chết.
Thế tử Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương. Vài tháng sau, Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Ngụy Văn đế. Tào Tháo được truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế, thường goi là Ngụy Vũ Đế.
Cuối tháng 12 năm 2009, các nhà khảo cổ Trung Hoa tuyên bố vừa tìm thấy một ngôi mộ lớn, và cho rằng đây là nơi yên nghỉ của Tào Tháo.
Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc, Tào Tháo được chôn cất tại hương An Phong, thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam.
Trong cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2009, giám đốc ủy ban học thuật của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc là Liu Qingzhu đã mô tả một số chi tiết về mộ: diện tích của mộ là 740 m vuông, có gồm hai ngăn. Các chuyên gia còn phát hiện ba quan tài chứa thi hài của một nam giới ở độ tuổi 60 (Tào Tháo qua đời khi 66 tuổi) và hai phụ nữ. Đồng thời, các chuyên gia cũng tìm thấy văn bia và một dòng chữ, mang nội dung ám chỉ Tào Tháo.
Theo Tân Hoa Xã, các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 250 đồ vật làm bằng vàng, bạc, gốm. Cũng theo ông Liu, họ đã đào được 59 đĩa đá khắc tên và số lượng của những đồ vật trong mộ, trong số đó có 7 chiếc đĩa ghi tên của những vũ khí mà "Ngụy vương thường sử dụng". Các nhà khải cổ cũng khai quật được rất nhiều bức tranh tạc trên đá.
Theo Hao Benxing - giám đốc Viện Khảo cổ Hà Nam - ngôi mộ cũng khá đơn giản. Trong mộ có những bức vách không có tranh, đồng thời so với nhiều lăng mộ đế vương khác, số đồ vật được chôn theo cũng ít hơn. Ngoài ra, ngôi mộ có vị trí trùng khớp với ghi nhận trong sử sách thời của Tào Tháo.
Guan Qiang - giám đốc phòng Khảo cổ thuộc Cục quản lý di sản văn hóa Trung Hoa - đã khẳng định.
Mặc dù công việc khai quật vẫn tiếp tục, song những bằng chứng mà chúng tôi đã tìm thấy chứng tỏ rằng ngôi mộ là nơi yên nghỉ của Tào Tháo
Theo Guan, trước khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật nó vào tháng 12 năm 2008, mộ đã nhiều lần bị bọn cướp xâm nhập. Cảnh sát đã nỗ lực thu hồi những thứ vật đã bị lấy đi, người dân tỉnh Hà Nam và An Dương cũng được chính quyền ở đây cho phép tham quan ngôi mộ.
Tờ Global Times dẫn lời Giáo sư Yuan Jixi, chuyên nghiên cứu văn học cổ ở Đại học Nhân Dân cho rằng ngôi mộ từng bị đào xới nhiều trước khi các nhà khảo cổ học bắt tay khai quật nó. Vì thế, những cổ vật được tìm thấy có thể là giả và không đủ để thuyết phục đây là mộ của Tào Tháo. Giáo sư cũng thêm rằng vị trí của ngôi mộ không giống như những ghi chép lịch sử thời đó.
Giáo sư Gao Menghe của Đại học Phúc Đán cũng có nghi ngờ do đó. Ông có nói hiện giờ vẫn còn quá sớm để kết luận đây là mộ của nhà tướng lĩnh lừng lẫy thời Tam Quốc. Ông đề xuất lấy mẫu thí nghiệm ADN từ sọ được khai quật để so sánh với dòng dõi hậu duệ của Tào Tháo để xem thật hư thế nào.
Tuy nhiên, Pan Weibin, người đứng đầu nhóm khai quật mộ, bác bỏ những nghi ngờ trên. Ông khẳng định ý kiến của hai vị Giáo sư kia không mang tính chuyên nghiệp vì họ không phải nhà khảo cổ học.
Ngày 14 tháng 1 năm 2010, Viện Khảo cổ Trung Quốc khẳng định ngôi mộ cổ được tìm thấy ngày 27/12/2009 ở hương An Phong, thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam chính xác là mộ của Tào Tháo.
Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị cai ngục tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục.
Bị bệnh đau đầu hành hạ không có ai chữa được, Tào Tháo rất ân hận vì đã giết Hoa Đà. Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời, thọ 66 tuổi. Ông ở ngôi Ngụy vương được 5 năm.
Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng: Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu. Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh, đề nghị bổ đầu ông ra để phẫu thuật; ông nghi ngờ Hoa Đà muốn giết mình nên bắt giam Hoa Đà vào ngục. Hoa Đà chết trong ngục không lâu sau thì Tào Tháo cũng chết.
Mộ Tào Tháo
Tào Tháo trước khi chết đã dặn người dưới trướng của ông ngoài việc xây mộ cho ông, còn phải xây thêm 72 mộ giả (đề phòng những người có thù oán vời ông đào mộ), do đó rất khó tìm được mộ thật của ông.Cuối tháng 12 năm 2009, các nhà khảo cổ Trung Hoa tuyên bố vừa tìm thấy một ngôi mộ lớn, và cho rằng đây là nơi yên nghỉ của Tào Tháo.
Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc, Tào Tháo được chôn cất tại hương An Phong, thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam.
Trong cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh vào tháng 12 năm 2009, giám đốc ủy ban học thuật của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc là Liu Qingzhu đã mô tả một số chi tiết về mộ: diện tích của mộ là 740 m vuông, có gồm hai ngăn. Các chuyên gia còn phát hiện ba quan tài chứa thi hài của một nam giới ở độ tuổi 60 (Tào Tháo qua đời khi 66 tuổi) và hai phụ nữ. Đồng thời, các chuyên gia cũng tìm thấy văn bia và một dòng chữ, mang nội dung ám chỉ Tào Tháo.
Theo Tân Hoa Xã, các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 250 đồ vật làm bằng vàng, bạc, gốm. Cũng theo ông Liu, họ đã đào được 59 đĩa đá khắc tên và số lượng của những đồ vật trong mộ, trong số đó có 7 chiếc đĩa ghi tên của những vũ khí mà "Ngụy vương thường sử dụng". Các nhà khải cổ cũng khai quật được rất nhiều bức tranh tạc trên đá.
Theo Hao Benxing - giám đốc Viện Khảo cổ Hà Nam - ngôi mộ cũng khá đơn giản. Trong mộ có những bức vách không có tranh, đồng thời so với nhiều lăng mộ đế vương khác, số đồ vật được chôn theo cũng ít hơn. Ngoài ra, ngôi mộ có vị trí trùng khớp với ghi nhận trong sử sách thời của Tào Tháo.
Guan Qiang - giám đốc phòng Khảo cổ thuộc Cục quản lý di sản văn hóa Trung Hoa - đã khẳng định.
Mặc dù công việc khai quật vẫn tiếp tục, song những bằng chứng mà chúng tôi đã tìm thấy chứng tỏ rằng ngôi mộ là nơi yên nghỉ của Tào Tháo
Theo Guan, trước khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật nó vào tháng 12 năm 2008, mộ đã nhiều lần bị bọn cướp xâm nhập. Cảnh sát đã nỗ lực thu hồi những thứ vật đã bị lấy đi, người dân tỉnh Hà Nam và An Dương cũng được chính quyền ở đây cho phép tham quan ngôi mộ.
Tranh cãi về lăng mộ
Một số học giả Trung Quốc cho rằng chưa có đủ bằng chứng để khẳng định ngôi mộ ở Hà Nam là nơi chôn cất Ngụy vương Tào Tháo.Tờ Global Times dẫn lời Giáo sư Yuan Jixi, chuyên nghiên cứu văn học cổ ở Đại học Nhân Dân cho rằng ngôi mộ từng bị đào xới nhiều trước khi các nhà khảo cổ học bắt tay khai quật nó. Vì thế, những cổ vật được tìm thấy có thể là giả và không đủ để thuyết phục đây là mộ của Tào Tháo. Giáo sư cũng thêm rằng vị trí của ngôi mộ không giống như những ghi chép lịch sử thời đó.
Giáo sư Gao Menghe của Đại học Phúc Đán cũng có nghi ngờ do đó. Ông có nói hiện giờ vẫn còn quá sớm để kết luận đây là mộ của nhà tướng lĩnh lừng lẫy thời Tam Quốc. Ông đề xuất lấy mẫu thí nghiệm ADN từ sọ được khai quật để so sánh với dòng dõi hậu duệ của Tào Tháo để xem thật hư thế nào.
Tuy nhiên, Pan Weibin, người đứng đầu nhóm khai quật mộ, bác bỏ những nghi ngờ trên. Ông khẳng định ý kiến của hai vị Giáo sư kia không mang tính chuyên nghiệp vì họ không phải nhà khảo cổ học.
Ngày 14 tháng 1 năm 2010, Viện Khảo cổ Trung Quốc khẳng định ngôi mộ cổ được tìm thấy ngày 27/12/2009 ở hương An Phong, thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam chính xác là mộ của Tào Tháo.