Thiên tài Leonardo da Vinci tạo ra tấm bản đồ có giá trị sử dụng đến tận ngày nay

Áp dụng toán học và đo lường, Leonardo đã tạo ra một bản đồ Imola vừa thẩm mỹ, vừa thực tế, đủ chính xác để điều hướng thành phố Ý và cho đến ngày nay vẫn còn có giá trị.
Vào đầu thế kỷ 16, Leonardo da Vinci trở lại Florence sau gần hai thập kỷ làm việc cho Ludovico Sforza, Công tước của Milan. Lúc đó Leonardo gần 50 tuổi, nổi tiếng là một thiên tài khoa học với những thành tựu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, y học, triết học...trong đó nổi bật nhất phải kể đến là thiết kế một máy phóng sáng tạo vào khoảng năm 1485 và bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng.
Ông đã sử dụng những quan sát của mình và hình ảnh thực tế, áp dụng "nguyên tắc sapere vedere" (Cụm từ này là sự kết hợp giữa từ La-tinh “sapere” có nghĩa là biết cách, và “vedere” có nghĩa là nhìn) vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu mà ông tham gia.

Imola Plan ngày nay được lưu giữ trong Bảo tàng Leonardiano ở Vinci, Ý, quê hương của nghệ sĩ. Ngoài độ chính xác, tấm bản đồ mang tính cách mạng của Leonardo còn bộc lộ bản năng của người nghệ sĩ. Trái ngược với các đường la bàn và lưới đường phố, sông Santerno ở phía dưới được thể hiện như một dạng uốn lượn, chảy tự do.
Thiên tài Leonardo da Vinci tạo ra tấm bản đồ có giá trị sử dụng đến tận ngày nay
Cesare Borgia, người con trai đầy tham vọng của Giáo hoàng Alexander VI, trở thành người bảo trợ của Leonardo vào năm 1502. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Leonardo là tạo ra một bản đồ của thành phố Imola, gần Bologna. Borgia đã chiếm giữ thành phố vào năm 1499, đây được xem là một cuộc chinh phục then chốt đối với vị chỉ huy trẻ đầy khao khát. Thành phố được thiết lập và củng cố bằng những quy định nghiêm ngặt, tuy nhiên, việc kiểm soát nó đòi hỏi phải hiểu rõ địa lý và các địa danh của nó, và Borgia muốn có bản đồ từ bộ óc tài ba của Leonardo để giúp mình làm được điều đó. Những công việc của Leonardo trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật vẫn khiến chúng ta ngạc nhiên cho đến ngày nay.
Trong thế kỷ 16, các bản đồ thành phố có xu hướng mang tính biểu tượng, thối phồng kích thước của các tòa nhà tôn giáo một cách khó hiểu. Bản đồ Imola Plan của Leonardo hoàn toàn phá vỡ truyền thống này, nhằm phản ánh thực tế trên mặt đất và cung cấp một bản đồ có giá trị sử dụng thực tế hơn. Leonardo đã áp dụng một kỹ thuật lập bản đồ được phát triển bởi nhà nhân văn học người Florentine Leon Battista Alberti, người đã đề xuất rằng một thị trấn có thể được lập bản đồ bằng cách sử dụng các tọa độ cực. Leonardo bắt đầu với kỹ thuật này và đã điều điều chỉnh nó để nắm bắt chính xác hơn khoảng cách, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
Quảng trường của thành phố được cố định với vị trí giữa lưới bản đồ, đồng thời, 8 hướng chính của la bàn tỏa ra từ đó. Các nhà sử học cũng tin rằng Leonardo đã thu thập dữ liệu trên mặt đất bằng cách bắt đầu từ điểm trung tâm này, sau đó sử dụng la bàn và đồng hồ đo đường để đo đường phố và địa danh. Ngoài ra, với việc áp dụng các quy tắc hình học, ông có thể hoàn thành phần còn lại của bản đồ.
Các kỹ thuật của của Leonardo đã tạo ra bản đồ đầu tiên sử dụng dữ liệu để hiển thị chính xác "mặt cắt ngang của thành phố" như thể nó được nhìn từ trên cao, cái mà các nhà bản đồ học ngày nay gọi là bản đồ ichnographic, có lẽ là loại bản đồ quen thuộc nhất được sử dụng ngày nay. Các phép đo của Leonardo hiện vẫn còn được duy trì. Theo các nhà sử học thì bản đồ “Imola Plan” vẫn có thể được sử dụng để điều hướng thành phố 5 thế kỷ sau đó.


>>> Ca phẫu thuật não người đầu tiên ở Bắc Mỹ.
Nguồn nationalgeographic
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top