thumbnail - TikTok đang điều khiển hành vi mua sắm của Gen Z
Trần Tiến
Hà Nội

TikTok đang điều khiển hành vi mua sắm của Gen Z

Từ Amazon đến Kate Spade, video TikTok đang điều khiển hành vi mua sắm của thế hệ Gen Z bằng cách lan truyền từ những người có ảnh hưởng và giúp các công ty thúc đẩy doanh số bán hàng.

TikTok đang điều khiển hành vi mua sắm của Gen Z 

Năm ngoái, một loạt clip ngắn quay cảnh mọi người cắn vỏ nhựa của kẹo dẻo trái cây, sau đó phun thạch nhân tạo từ miệng của họ. Nhân viên tại chuỗi cửa hàng bánh kẹo Mỹ It’Sugar đã phải tích trữ thêm hàng vì sức mua tăng mạnh và chiến dịch thành công đến mức TikTok đã trở thành một phần trong chiến lược bán hàng của công ty.

Chuỗi cửa hàng hiện đã ký hợp đồng với TikTok và nguồn thu từ quảng bá hình ảnh trên mạng xã hội này chiếm từ 5 đến 10% doanh thu hàng tuần.

Chris Lindstedt, trợ lý phó giám đốc kinh doanh của It’Sugar cho biết: “Đó là một con số điên rồ”.

TikTok, một ứng dụng video ngắn nổi tiếng với 1 tỷ người dùng trên toàn cầu đã trở thành hiện tượng mua sắm. Các chuỗi cửa hàng ở Mỹ mong muốn thu hút người dùng chủ yếu là những người trẻ trên TikTok đến các cửa hàng của mình, đồng thời làm các video TikTok, gợi nhớ đến cửa hàng “As Seen On TV” chuyên bán các sản phẩm được rao qua quảng cáo.

Tại cửa hàng bán sách Barnes & Noble của Mỹ, các bảng hiệu với hashtag #BookTok, một thẻ giới thiệu sách trên TikTok đã đẩy doanh số bán sách bìa mềm lên mức cao nhất.

TikTok đang điều khiển hành vi mua sắm của Gen Z 

Hashtag # TikTokMadeMeBuyIt đã có hơn 5 tỷ lượt xem trên TikTok và ứng dụng này đã góp phần giúp màn ra mắt của nhiều sản phẩm thành công vang dội, ví dụ như xà cạp, túi xách, chất tẩy rửa, thậm chí cả phô mai feta. Video về một công thức mì ống feta nướng đã giúp loại phô mai này bán chạy tại nhiều siêu thị vào đầu năm nay.

Thật khó để nắm bắt thứ gì đó sẽ trở thành xu hướng mới trên TikTok trong tương lai. Làm thế nào TikTok quyết định ai có thể xem bài đăng nào vẫn còn là một bí ẩn. Các công ty thường ít khi chú tâm và chỉ chú ý đến khi các xu hướng sau khi sản phẩm được tung ra thị trường, từ đó tặng miễn phí sản phẩm cho người sáng tạo hoặc thuê họ xuất hiện trong quảng cáo hoặc mua quảng cáo trên TikTok.

Jenny Campbell, giám đốc tiếp thị của thương hiệu xa xỉ Kate Spade cho biết: “Lúc đầu, điều đó có chút gì đó hơi khó chịu”, đặc biệt khi các tìm kiếm về “trái tim” tăng đột biến trên trang web của Kate Spade vào đầu năm nay.

Thủ phạm hóa ra là một đoạn clip dài 60 giây trên TikTok do Nathalie Covarrubias, 22 tuổi đăng tải. Cô đã ghi lại cảnh mình trong một chiếc ô tô đang đỗ và mang theo một chiếc túi xách hình trái tim màu hồng vừa mua. Nhiều người khác đã sao chép ý tưởng video và đăng các video lên TikTok về việc họ mua chiếc túi hoặc mặc thử nó với những bộ trang phục khác nhau. Chiếc túi hình trái tim trị giá 300 USD sau đó đã được bán hết.

Covarrubias, một nghệ sĩ trang điểm đến từ Salinas, California, người không được trả tiền để đăng video chia sẻ: “Tôi không thể tin được vì tôi không chủ tâm quảng cáo chiếc túi. Tôi thực sự rất vui mừng và hạnh phúc về chiếc túi và vẻ ngoài độc đáo của nó”.

Kate Spade đã gửi các mặt hàng miễn phí cho Covarrubias để đổi lấy việc đăng một video TikTok dưới dạng quảng cáo. Từ một chiếc túi được bán giới hạn trong Ngày lễ tình nhân nay đã trở thành một chiếc túi được bán quanh năm với nhiều màu sắc và chất liệu khác nhau, chẳng hạn như lông thú giả.

Tiktok là một kênh bán hàng tiềm năng chưa được khai thác triệt để

Hana Ben-Shabat, người sáng lập Gen Z Planet cho biết TikTok là một động lực mua hàng mạnh mẽ vì những người sáng tạo có vẻ chân thực, trái ngược với Instagram, nơi chủ yếu đăng những bức ảnh hoàn hảo nhất. Công ty cố vấn của Hana tập trung vào thế hệ sinh từ cuối những năm 1990 đến năm 2016. Đây đều là nhóm người trẻ đã quá quen thuộc với Tiktok.

Người dùng tin tưởng vào các đề xuất. Cô chia sẻ: "Đây là người thật, kể cho tôi nghe một câu chuyện có thật".

TikTok đang điều khiển hành vi mua sắm của Gen Z 

Instagram, YouTube và các nền tảng khác đã kết nối mọi người với bạn bè hoặc các video hài hước ngẫu nhiên trước khi các nhà tiếp thị nhận ra tiềm năng bán hàng. Đối với TikTok, việc mất đi tính xác thực khi nhiều quảng cáo và cách mua sắm tràn ngập ứng dụng có thể là một rủi ro. Colin Campbell, trợ lý giáo sư tiếp thị tại Đại học San Diego, Mỹ cho biết nếu quảng cáo “trắng trợn hoặc khó xử thì nó còn hơn cả một vấn đề”.

Những người có tầm ảnh hưởng được trả tiền để mua hàng cho các thương hiệu đang trở nên thành thạo hơn trong việc quảng cáo hàng hóa tới người theo dõi. Họ nói rằng mặc dù được trả tiền nhưng họ đang giới thiệu sản phẩm mà họ thực sự thích. Anh chia sẻ: “Họ cảm thấy như họ là bạn của chúng tôi mặc dù không phải vậy”.

TikTok cùng với các công ty công nghệ khác như Snapchat đang thách thức Facebook và sẽ sớm trở thành một trung tâm mua sắm xã hội trong tương lai.

Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, việc mua sắm trên các mạng xã hội có thể coi như một thị trường và nó có trị giá 37 tỷ USD ở Mỹ, chủ yếu đến từ Instagram và công ty mẹ Facebook. Đến cuối năm 2025, con số này dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi, lên tới 80 tỷ USD.

Tháng trước, TikTok đã bắt đầu thử nghiệm giúp các thương hiệu thiết lập cửa hàng trong ứng dụng và chuyển người dùng đến thanh toán trên trang web của họ. Bên cạnh đó TikTok hứa hẹn sẽ sớm mang tới nhiều thay đổi hơn nữa. Cuối cùng Tiktok có thể sớm giống Douyin, ứng dụng chị em của TikTok ở Trung Quốc. Ở đó người dùng có thể mua và bán sản phẩm mà không cần rời khỏi ứng dụng, giống trên Facebook và Instagram.

Tổng giám đốc TikTok, Sandie Hawkins chia sẻ: “Trong năm qua, chúng tôi đã chứng kiến một loại trải nghiệm mua sắm mới và nhờ sự thúc đẩy của cộng đồng TikTok. Chúng tôi rất vui được tiếp tục lắng nghe cộng đồng của mình và xây dựng các giải pháp giúp họ khám phá, tương tác và mua các sản phẩm mà họ yêu thích”.

Nguồn: SCMP

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác