thumbnail - Tính dục hóa phụ nữ châu Á: định kiến hay sở thích cá nhân của đàn ông da trắng?
Giáp Lê
Hà Nội

Tính dục hóa phụ nữ châu Á: định kiến hay sở thích cá nhân của đàn ông da trắng?

Karina Chan, một phụ nữ người Mỹ gốc Á sinh sống ở San Francisco, chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ hẹn hò với đàn ông bản địa. Chan luôn mang suy nghĩ đó cho đến khi rơi vào lưới tình với một anh chàng Mỹ đúng gu. Anh ta niềm nở, sắc sảo, thông minh. Những tưởng đó sẽ là điểm cuối cho một tình yêu sét đánh nhưng không, anh chàng người yêu luôn có những đòi hỏi kỳ lạ về vấn đề quan hệ tình dục: anh ta yêu cầu cô phải nói bằng tiếng mẹ đẻ trong khi hai người quan hệ tình dục.

Tính dục hóa phụ nữ châu Á: định kiến hay sở thích cá nhân của đàn ông da trắng? 

Vào thời điểm nghe được lời yêu cầu đó, tất cả điều cô có thể làm là cười trừ và nghĩ rằng nó thật ngớ ngẩn. Tuy nhiên, sau này khi nghĩ lại, cô phát hiện nó không đơn giản là hứng thú với phụ nữ không cùng quốc tịch mà đó là sự sỉ nhục và hạ thấp.

“Trước đây, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình chỉ là một cơ thể, một túi nước và vật chất tế bào theo đúng nghĩa đen. Anh ta chỉ muốn quan hệ với một người phụ nữ ngoại lai có thể phát ra những âm thanh gợi dục mà anh ta không thể hiểu”, Chan, hiện 23 tuổi, cho biết.

Tính dục hóa quá mức

Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ gốc Á luôn chịu thua thiệt trong việc thể hiện ham muốn: họ không thể sống theo tiêu chuẩn sắc đẹp phương Tây và cũng không thể tin rằng “fetishisation” (tạm dịch: ái danh tính) đồng nghĩa với tán tỉnh. Ái danh tính là thuật ngữ ám chỉ hành động coi ai đó là một đồ vật thỏa mãn tình dục, dựa vào một số đặc điểm danh tính của họ như màu da, chủng tộc, hay quốc tịch. 

Cũng giống như bạo lực và phân biệt chủng tộc, tính dục hóa phụ nữ châu Á cùng ái danh tính có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Theo các nhà lý thuyết nữ quyền, tính dục hóa thường gắn liền với vật hóa (objectification), tức việc đối xử với một người như đồ vật, tước đoạt sự toàn vẹn và chủ thể tính của họ, xem họ như công cụ được sử dụng bởi người khác.

“Suy nghĩ cho rằng phụ nữ châu Á rất khêu gợi, đẹp kỳ lạ và thụ động không phải là một định kiến chớm nở hay một thứ đáng ghen tị. Phân biệt giới đang gia tăng từng ngày, và nó còn nghiêm trọng hơn với phụ nữ châu Á.

Tính dục hóa phụ nữ châu Á: định kiến hay sở thích cá nhân của đàn ông da trắng? 

Một cô gái gốc Á cầm bảng ghi dòng chữ: "Ái danh tính chính là phân biệt chủng tộc"

Mặt trái của vấn nạn này là phụ nữ châu Á nói chung và gốc Á nói riêng trở thành mục tiêu của sự căm ghét, bạo lực tình dục cũng như bạo hành thể xác khi họ không được xem là con người hoàn toàn và xứng đáng có quyền được sống”, Nancy Wang Yuen, một nhà xã hội học và tác giả của cuốn sách Reel Inequality cho biết.

Nhờ sự lan rộng của văn hóa pop châu Á ở Mỹ (bộ phim Turning Red của Pixar hay Squid Game của Netflix), mọi thứ dần trở nên dễ thở hơn với phụ nữ gốc Á. Nhiều người bắt đầu đánh giá cao các nền văn hóa khác, nhưng nếu dễ thay đổi vậy thì đâu còn là định kiện.

“Theo kinh nghiệm cá nhân, bạn trai cũ của tôi không thực sự thích tôi vì chính con người tôi. Anh ta chỉ muốn tán tỉnh phụ nữ châu Á. Đó là cảm giác bạn bị đối xử như một khối xác thịt cần được chinh phục, điều đó thật kinh khủng”, Chan nói.

Ái danh tính châu Á có nhiều hình thức. Nó có thể biểu hiện như niềm tin chung rằng phụ nữ châu Á là nhân vật chính trong anime bởi vì ngoại hình của họ. Hoặc định kiến rằng cơ thể họ làm gia tăng ham muốn.

Những định kiến như phụ nữ châu Á đẹp kỳ lạ, hấp dẫn và khác biệt vô hình chung biến họ thành một danh mục chủng tộc riêng cần có phương pháp đối xử khác biệt. Nếu ai đó đi xung quanh và nói rằng tôi chỉ muốn hẹn hò với phụ nữ châu Á, ai đó sẽ nghĩ rằng có gì đó rất khác biệt mà chỉ phụ nữ châu Á sở hữu. Mindset như vậy có thể khiến họ bị xem là kém cỏi”, Robin Zheng, một giảng viên triết học chính trị tại Đại học Glasgow, Scotland, cho biết.


>>> Nguyên nhân và và hệ lụy của tư tưởng độc hại.


Nguồn: SCMP

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác