thumbnail - Trầm cảm đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu, con người kiệt quệ tinh thần trước áp lực

Trầm cảm đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu, con người kiệt quệ tinh thần trước áp lực

Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 5% người lớn trên toàn cầu có bệnh trầm cảm, thế nhưng tới 75% người bị trầm cảm không nhận được sự điều trị cần thiết.

Theo các chuyên gia, đến năm 2030, rối loạn trầm cảm nặng (major depressive disorder-MDD) sẽ trở thành nhân tố chính trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Báo cáo mới về trầm cảm của Ủy ban The Lancet-WPA (Hiệp hội Tâm thần Thế giới) viết “chúng ta đã không thực hiện đầy đủ những gì giúp phòng tránh, làm giảm bệnh và những bất lợi liên quan đến trầm cảm”.

Kết quả phân tích 149 nghiên cứu từ 84 quốc gia cho thấy, trầm cảm là một khủng hoảng y tế toàn cầu, đòi hỏi các phản ứng ở nhiều cấp độ.

Trầm cảm là một khủng hoảng toàn cầu

Các chuyên gia ủy ban Lancet nhấn mạnh, để hạ thấp tỉ lệ trầm cảm, chúng ta cần những chiến lược toàn xã hội để giảm sự tiếp xúc với những trải nghiệm tiêu cực như bị bỏ rơi, tổn thương bắt đầu vào thời thơ ấu. Các khuyến cáo cũng bao gồm việc tập trung vào các yếu tố lối sống như sử dụng rượu, thuốc lá, các yếu tố nguy cơ như bạo lực gia đình, khó khăn tài chính, mất đi người thân.

Điều quan trọng là chúng ta đưa các can thiệp dựa trên bằng chứng vào thực tế để hỗ trợ các phụ huynh, giảm bạo lực trong gia đình, tẩy chay ở trường học cũng như thúc đẩy sức khỏe tâm thần ở nơi làm việc, giải quyết sự cô đơn ở người cao tuổi”, Healthline dẫn nguyên văn lời đồng tác giả báo cáo, bác sĩ Lakshmi Vijayakumar.

Trầm cảm đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu, con người kiệt quệ tinh thần trước áp lực 

(Ảnh: Vox)

Các tác giả của báo cáo ủy ban Lancet cũng cho rằng, hệ thống phân loại mọi người theo hai nhóm, có hoặc không có trầm cảm lâm sàng như hiện nay là một sự đơn giản thái quá.

Họ giải thích là, trầm cảm là một tình trạng phức tạp với nhiều dấu hiệu, triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, thời hạn diễn ra... khác nhau. “Không có hai người cùng chia sẻ tình trạng sức khỏe và cuộc đời giống hệt nhau, do đó mỗi người có một trải nghiệm riêng về trầm cảm và các nhu cầu giúp đỡ, hỗ trợ, điều trị khác nhau”, đồng chủ tịch ủy ban, giáo sư tâm thần học Vikram Patel thuộc trường y Harvard cho biết trong báo cáo.

Trầm cảm không phải là không hạnh phúc

Thỉnh thoảng ta cảm thấy không hạnh phúc hoặc không hài lòng là chuyện bình thường, tiến sĩ tâm lý Maria F. Espinola, trợ lý giáo sư tâm thần học lâm sàng và thần kinh học hành vi trường y đại học Cincinati chia sẻ với Healthline. “Trái lại, trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng can thiệp vào hoạt động hàng ngày bằng cách ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, hành động”, Maria giải thích.

Maria chỉ ra rằng, một người có thể bị trầm cảm nếu họ có những triệu chứng trầm cảm kéo dài lâu hơn 2 tuần. Các triệu chứng trầm cảm có thể khác nhau mỗi người nhưng thường bao gồm:

  • cảm giác buồn bã, tội lỗi, vô giá trị,
  • mất hứng thú trong những hoạt động từng yêu thích
  • sợ hãi
  • dễ bị kích động, đặc biệt là ở đàn ông
  • những cảm xúc “mất kiểm soát”
  • khó ngủ, mất ngủ, ngủ quá nhiều
  • có những ý nghĩ tự tử
Trầm cảm đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu, con người kiệt quệ tinh thần trước áp lực 

(Ảnh: BelievePerform)

Trầm cảm làm suy yếu khả năng làm việc và hòa nhập xã hội

Cái phân biệt rối loạn trầm cảm nặng với cảm giác không hài lòng, không hạnh phúc đơn thuần là có sự suy giảm nghiêm trọng ở một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng”, lời bác sĩ tâm thần được chứng nhận Paul Poulakos ở Greenwich Village, New York (Mỹ).

Có sự khác biệt giữa sự không thỏa mãn với sếp, công việc và các triệu chứng suy sụp dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng của bạn, bác sĩ Poulakos nhấn mạnh. “Ai đó cảm thấy không hạnh phúc có thể vẫn tự mình đi đến một sự kiện xã hội cụ thể hoặc hoàn thành nhiệm vụ công việc hiệu quả. Ai bị trầm cảm lâm sàng sẽ nhiều lần không hoàn thành những khía cạnh này trong cuộc sống, với mức độ hiệu quả hoặc tiêu chuẩn tương đương”.

Theo bác sĩ Poulakos, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo nhiều cách, một số khá nghiêm trọng. “Trầm cảm được liên kết với các cơn đau tim gia tăng và làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch, liên quan tới nguy cơ đột quỵ và huyết áp cao gia tăng”.

So với người không bị rối loạn thì người bị trầm cảm có khả năng cố gắng tự tử cao hơn, “một hệ quả sức khỏe khá nghiêm trọng”, ông bổ sung.

Sự cần thiết của một phương pháp điều trị cá nhân hóa

Ủy ban Lancet khuyến cáo những can thiệp được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của từng người và mức độ nghiêm trọng trong các triệu chứng của họ.

Hiện tại có những phương pháp điều trị trầm cảm rất thành công”, tiến sĩ Espinola cho biết. Theo bà, trầm cảm có thể được chữa trị bằng những can thiệp tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) hay can thiệp tâm sinh lý (dùng các loại thuốc như chống trầm cảm).

Giáo sư Poulakos nói, những loại thuốc hàng đầu bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) hoặc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), giữa nhiều loại thuốc khác ảnh hưởng đến các dây dẫn truyền thần kinh nhất định trong não. “Theo ước tính, thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện các triệu chứng từ khoảng 40% lên đến 60% ở những người bị trầm cảm ở bất kỳ đâu”.

Trầm cảm đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu, con người kiệt quệ tinh thần trước áp lực 

Bạn có thể phải thử qua một vài loại thuốc khác nhau trước khi có một phản ứng thành công, giáo sư Poulakos bổ sung.

Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây mất khả năng lao động

Theo tiến sĩ Espinola, trầm cảm là một vấn đề phổ biến trước cả khi dịch Covid-19 diễn ra.

Năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây mất khả năng lao động trên thế giới. Covid đã làm cho vấn đề này tệ hại hơn do khó khăn kinh tế, cách ly xã hội, đau buồn, sự không chắc chắn, thiếu cơ hội tiếp cận điều trị”.

Giáo sư Poulakos chỉ ra rằng, các quy định được thiết lập để bảo vệ chúng ta khỏi dịch bệnh Covid-19 như giãn cách xã hội, giới hạn số lượng nơi đông người... có một tác động lớn. “đã làm tăng thêm tỷ lệ, thời gian và sự trầm trọng của bệnh trầm cảm trong một số trường hợp”.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định mệnh hóa sức khỏe tâm thần: “Chúng ta đã quen tách biệt sức khỏe tâm thần với sức khỏe thể chất, đặc biệt là ở Mỹ”.

Tập quán này “được cho là do các công ty bảo hiểm gây ra” vì họ đã hoàn lại tiền cho bệnh tâm thần ít hơn các tình trạng y khoa khác một cách khắt khe, “bất chấp luật đã quy định điều này là bất hợp pháp”.

Theo ông, phải gây nhiều áp lực hơn lên các công ty bảo hiểm và dùng nhiều nguồn lực hơn để đảm bảo sức khỏe tâm thần không bị coi nhẹ hơn sức khỏe thể chất một chút nào. “Chúng ta cần tiếp cận khủng hoảng bằng sự thiết tha để đảm bảo trên mọi mặt trận”.

Báo cáo mới của Ủy ban Lancet đem lại niềm hy vọng “là một lời kêu gọi hành động ấn tượng, tóm lược những bước đi mà chúng ta cần thực hiện để vượt qua khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu hiện tại. Nó nhấn mạnh sức hút của vấn đề bằng cách làm nổi bật các tác động sức khỏe, xã hội, kinh tế của trầm cảm”, nguyên văn đánh giá của tiến sĩ Espinola về báo cáo Lancet. Các tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết sự kỳ thị, các yếu tố quyết định về mặt xã hội, ổn thường, bất bình đẳng thu nhập, bất công giới tính... và tất cả những hình thức phân biệt khác. “Chúng đem lại niềm hy vọng bằng sự chú ý tới nhiều cách thức phòng ngừa và điều trị trầm cảm có hiệu quả về chi phí”, bà tiếp tục. “Thông điệp khá rõ ràng, tất cả chúng ta có thể và nên đóng góp vào việc kết thúc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu hiện nay, và bây giờ là thời điểm hành động”.

The Lancet-WPA là ủy ban về trầm cảm của Hiệp hội tâm thần thế giới (WPA). Các báo cáo của ủy ban được công bố trên tạp chí Lancet, một trong những tập san y khoa lâu đời và uy tín nhất.


>>> Đã khó chữa rồi còn bị "kháng điều trị", thật không may cho những ai bị trầm cảm!


Nguồn: Healthline

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác