Từ Đông sang Tây lôi kéo TSMC để chạy đua xây nhà máy chip, tại sao người Mỹ lại “hít khói” Nhật Bản?

Khi TSMC thông báo vào năm 2022 sẽ xây dựng 1 nhà máy chip ở Nhật và vận hành vào năm 2024, đó được coi là 1 kế hoạch đầy thách thức. Các nhà máy sản xuất chip thường mất 3 năm để hoàn thành, nên mốc thời gian 2 năm của họ đặt ra nhiều nghi vấn. Đây sẽ là nỗ lực đầu tiên xây dựng 1 cơ sở ở Nhật Bản, 1 môi trường nước ngoài xa lạ với TSMC.

Người Nhật về đích

Và khi công ty nói đầu tư 40 tỷ USD xây nhà máy chip khác ở Mỹ, nhiều người lại càng tỏ ra hoài nghi hơn. Đầu tư ra nước ngoài không phải đơn giản, thậm chí có thể mất nhiều năm chậm tiến độ mới hoàn thành dự án. Không chỉ gặp thách thức về môi trường đầu tư, công ty Đài Loan cũng mở ra 1 đường đua khác giữa Mỹ và Nhật - liệu quốc gia nào sẽ hoàn thành trước?
Vừa rồi hôm 24/2, TSMC thông báo chính thức đưa cơ sở ở Kumamoto vào vận hành, đúng tiến độ đề ra ban đầu. Tới cuối năm nay, họ có thể đi vào sản xuất hàng loạt những con chip tiên tiến ở đây. Khi dài băng khánh thành rơi xuống nền đất, nó đánh dấu khoảnh khắc Nhật Bản chiến thắng người Mỹ trong cuộc đua mở rộng cơ sở sản xuất bán dẫn thời hậu COVID.
Nước nào cũng lôi kéo TSMC xây cơ sở ở quốc gia của mình, nhưng cuối cùng tham vọng 40 tỷ USD của TSMC đã phải dời lại ngày và liên tục phát sinh vấn đề. Thiếu hụt lao động có tay nghề, thiếu hụt kĩ sư có trình độ chuyên môn, xung đột với liên đoàn lao động và chậm trễ phân bổ trợ cập,... TSMC gặp quá nhiều thách thức khi muốn xây nhà máy ở Mỹ. Trong khi đó, kế hoạch diễn ra ở Nhật Bản lại rất suôn sẻ.

Từ Đông sang Tây lôi kéo TSMC để chạy đua xây nhà máy chip, tại sao người Mỹ lại “hít khói” Nhật Bản?

Khác biệt giữa Nhật và Mỹ

Khác biệt ở đây là gì? Nhật Bản có những điều kiện cho phép công ty bán dẫn Đài Loan tiến hành kế hoạch trót lọt hơn so với Mỹ. Đó là sự hỗ trợ hiệu quả từ chính phủ; lịch trình thi công nghiêm ngặt; lực lượng lao động chi phí thấp đổ về công trường từ khắp nơi trên đất nước; làm việc 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần chăm chỉ. Họ cũng không quá thiếu hụt những kĩ sư đáp ứng trình độ chuyên môn như tình trạng ở Mỹ.
Một phần của thành công dẫn trước người Mỹ nằm ở chính đối tác lẫn khách hàng lâu năm - Sony. Sony là nhà vô địch địa phương đã giúp TSMC rất nhiều trong việc đảm bảo nhà máy đi vào vận hành đúng tiến độ. Họ cũng đầu tư vào cơ sở này và sẽ nhận những lô chip ra lò chính từ đây.
Thống đốc tỉnh Kumamoto Ikuo Kabashima cho biết: “Chúng tôi cam kết hoàn thành nó trong 2 năm vì đó là những gì TSMC đã yêu cầu. Đúng giờ là điều quan trọng để chiếm được lòng tin đối tác.”
Chính phủ các nước từ Washington đến Bắc Kinh, Brussels đang nỗ lực xây dựng cơ sở bán dẫn của riêng mình để đảm bảo sản xuất không gián đoạn. Tất cả đều dễ bị tổn thương trước 1 chuỗi cung ứng quá phụ thuộc vào số ít cơ sở ở Đài Loan và Hàn Quốc. Khi thế giới rơi vào tình trạng thiếu chip, hậu quả kinh tế đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.

Từ Đông sang Tây lôi kéo TSMC để chạy đua xây nhà máy chip, tại sao người Mỹ lại “hít khói” Nhật Bản?
Ở Nhật Bản, ngay sau khi mở cửa trở lại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã nhanh chóng vạch ra những kế hoạch tham vọng nhằm thu hút những công ty như TSMC, Samsung Electronics và Micron Technology bằng nhiều tỷ USD trợ cấp. Đồng thời, triệu tập những công ty công nghệ lớn để bàn thảo chiến lược khôi phục sức mạnh của Nhật Bản trong ngành bán dẫn.
TSMC đã thông báo kế hoạch xây dựng cơ sở thứ 2 ở Nhật, đang xem xét sản xuất chip tiên tiến 2nm và 3nm. Đây rõ ràng là chiến thắng lớn của chính phủ Nhật Bản, đưa họ vượt lên trước người Mỹ trong cuộc đua xây dựng thêm cơ sở bán dẫn.
Chris Miller, tác giả của cuốn sách Chip War: Cuộc chiến giành giật công nghệ quan trọng nhất thế giới, nhận xét về chiến thắng này: “Sự tương phản giữa TSMC ở Arizona và ở Kumamoto là quá rõ ràng. Chính phủ Nhật Bản ít lên tiếng trên truyền thông nhưng có lẽ còn ủng hộ nhiều hơn Mỹ và châu Âu”.

Nhân tố mang tính quyết định

Điều đặc biệt, TSMC và Nhật Bản đã đàm phán khá lâu trước khi tiến gần đến 1 tuyên bố. Vào năm 2021, TSMC đưa ra 1 yêu cầu mang tính bước ngoặt để họ đầu tư, ngoài hàng tỷ USD trợ cấp xây dựng, nhất định phải có sự tham gia của Sony. Hãng Đài Loan tin rằng có sự tham gia của 1 biểu tượng công nghệ xứ mặt trời mọc thì kế hoạch sẽ suôn sẻ hơn.
Từ Đông sang Tây lôi kéo TSMC để chạy đua xây nhà máy chip, tại sao người Mỹ lại “hít khói” Nhật Bản?
Sau đó, nhiều quan chức của TSMC và MEITI đã cùng nhau tiếp cận gã khổng lồ điện tử Nhật Bản để thuyết phục tham gia dự án. Cuối cùng, cái gật đầu của Sony đã giúp Nhật Bản đạt được bước tiến đầu tiên trong việc tái xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn nội địa. Ông lớn trở thành cổ đông thiểu số ở nhà máy chip với tỷ lệ sở hữu dưới 20%. Chip làm ra từ đây cũng sẽ được thu mua bởi chính Sony.
Hai công ty vốn đã là đối tác lâu năm của nhau. TSMC giúp Sony sản xuất cảm biến CMOS để bán cho các hãng smartphone, bao gồm cả Apple. Với việc đầu tư xây dựng 1 cơ sở ngay trên chính lô đất của ông lớn Nhật Bản, mối quan hệ hợp tác này càng trở nên sâu sắc hơn. Hai giám đốc Terushi Shimizu ở Sony và C.C. Wei tại TSMC đã trao đổi số điện thoại cá nhân để tiện trao đổi. Họ cũng thường xuyên bàn bạc qua Zoom.
Sony có nền tảng vững chắc tại Kumamoto để giúp TSMC tiến hành kế hoạch. Họ đã sản xuất cảm biến ở thị trấn Kikuyo vào năm 2001. Thị trấn đã trao cho họ 1 lô đất hơn 21 hecta vào năm 2018 và sau đó đến tháng 7/2021, công ty tiếp cận Kikuyo về việc thu mua khu đất. Đến khi TSMC công bố đầu tư vào Nhật Bản cùng sự hỗ trợ của chính phủ và Sony, người dân địa phương mới biết dự án này thuộc về TSMC chứ không phải cái tên họ vẫn nghĩ.
Sony cũng giúp TSMC trong việc đảm bảo nguồn cung cấp điện, nước và giấy phép. Có thể nói, ở Mỹ không có công ty nào như Sony nên TSMC không thể bắt kịp với môi trường đầu tư thay đổi, khiến dự án bị chậm trễ. Nhà phân tích Joanne Chiao tại công ty nghiên cứu TrendForce nhận định: “Sony đã ở đây 2 thập kỷ, phát triển chuỗi cung ứng địa phương và hạ tầng sẵn có để kế hoạch của TSMC có thể kịp tiến độ”.

Từ Đông sang Tây lôi kéo TSMC để chạy đua xây nhà máy chip, tại sao người Mỹ lại “hít khói” Nhật Bản?
Sony là nhân tố quan trọng khiến dự án tại Nhật Bản thành công

Tinh thần lao động khác biệt

TSMC đã chọn nhà thầu xây dựng 184 năm tuổi Kajima để động thổ khởi công vào tháng 4/2022. Họ gấp rút tuyển 7.000 công nhân cho dự án trọng điểm. Kazuhisa Matsuda, giám đốc điều hành cấp cao của NowPlus, 1 công ty có trụ sở tại Hyogo chuyên cung cấp công nhân cho các công trường xây dựng, cho biết: “Chúng tôi thu gom công nhân từ khắp cả nước, từ Hokkaido cho đến Okinawa. Lương cũng tăng cao hơn mức bình thưởng khoảng 30.000 Yên, ở đây được trả 50.000 Yên”.
Mức lương ở Nhật Bản thấp so với tiêu chuẩn toàn cầu, đặc biệt là khi đồng yên sụt giảm trong 5 năm qua. Điều đó cho phép TSMC chi trả cao hơn để dự án có thể kịp tiến độ. Theo Viện nghiên cứu kinh tế ERI, mức lương trung bình cho công nhân xây dựng Nhật Bản là khoảng 2.000 yên (13 USD) một giờ, so với 24 USD một giờ ở Arizona, Mỹ. Rõ ràng chi phí xây dựng ở Mỹ là 1 bất lợi.
Họ thậm chí làm việc quần quật cả ngày đến đêm, không nghỉ. Việc xây dựng diễn ra theo ca làm và không ngơi tay, tất cả đều tập trung cao độ. Một công nhân cho biết anh ta đến công trường chỉ để nhận ra không còn việc nào cho mình làm. Những người khác đã làm hết mất rồi. Thay vì thiếu hụt nhân công và kĩ sư như ở Mỹ, họ chuyển sang đối mặt với tình trạng dư thừa.
Các tuyến đường địa phương thường xuyên bị tắc nghẽn, trong khi tình trạng thiếu nhà ở và các dịch vụ cơ bản xuất hiện. Về cơ bản, thị trấn không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tăng vọt ở 1 dự án như vậy. Do mật độ tập trung quá đông, công nhân có thể phải mất 1 giờ di chuyển để đến được công trường.

Từ Đông sang Tây lôi kéo TSMC để chạy đua xây nhà máy chip, tại sao người Mỹ lại “hít khói” Nhật Bản?
Bên cạnh tinh thần làm việc của các công nhân người Nhật, chính phủ cũng có tác phong nhanh nhẹn hiếm thấy. Họ hào phóng giải ngân một nửa trong tổng 8 tỷ USD giá trị gói thầu, giúp TSMC không vướng bận về nguồn vốn. Một trong những quan chức phụ trách về chính sách bán dẫn, Hisashi Kanazashi, trả lời Bloomberg: “Mọi người đều nghĩ Nhật Bản chậm chạp và chi li khi giải ngân trợ cấp tài chính. Đó thực sự là 1 cung cách làm việc đáng tiếc. Chúng tôi ý thức được rằng tốc độ quan trọng như thế nào”.

Đi trước người Mỹ

Đến tháng 12 năm 2023, công ty xây dựng Kajima đã hoàn thành các bức tường bên ngoài của tòa nhà, cho phép TSMC tiến hành lắp đặt máy móc cần thiết. Những cỗ máy chế tạo do Tokyo Eletron (TEL) và Applied Materials được gửi đến. Các kĩ sư đã làm việc 4 ca/ngày không ngừng nghỉ để kịp lắp đặt dây chuyền, không có sự gián đoạn nào.
Nhà máy đầu tiên sẽ sản xuất những con chip kém tiên tiến ở tiến trình 12 nanomet đến 28 nanomet. Tuy nhiên họ đã thông báo về cơ sở thứ 2 trong lộ trình và thậm chí cân nhắc cả cơ sở 3, nơi có dây chuyền sản xuất 2nm và 3nm đủ để chế tạo chip cho iPhone và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Reva Goujon, giám đốc tổ chức nghiên cứu Rhodium Group, đánh giá: “Nhật Bản là một case study (điển hình học hỏi) thực sự ấn tượng.”


>>> TSMC kiếm tiền quá "khủng", lần đầu tiên trong lịch sử trở thành công ty bán dẫn số một thế giới về doanh thu
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top