Rượu bia có thể ảnh hưởng không tốt tới thận, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nếu sử dụng quá mức khuyến cáo.
Chức năng của thận là lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả rượu. Uống rượu thường xuyên có thể gây tổn thương thận theo thời gian vì thận phải làm việc nhiều hơn để đưa máu trở lại trạng thái bình thường.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không nên uống quá nhiều rượu do tác hại đối với cơ thể và tăng khả năng mắc ung thư liên quan tới gan, thận. Các chuyên gia cũng khuyên các bệnh nhân mắc ung thư tuyệt đối không nên uống rượu. Rượu được biết là làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau và gây tổn thương thận vĩnh viễn theo thời gian.
Với người có thói quen uống rượu, hãy hạn chế uống không uống quá hai ly rượu mỗi ngày đối với nam và một ly đối với nữ. Các đồ uống được khuyến cáo có thể sử dụng với nồng độ là: khoảng 340 ml với bia, 142 ml với rượu vang hoặc 43 ml rượu mạnh chưng cất khoảng 40 độ.
Nghiên cứu thực hiện trên 11.000 người đàn ông khỏe mạnh trong 14 năm và phát hiện những người uống trung bình ít nhất 7 ly rượu theo nồng độ khuyến cáo mỗi tuần giúp giảm 30% nguy cơ tăng creatinine trong máu so với người uống nhiều hơn. Tăng creatinine trong máu là một dấu hiệu của rối loạn chức năng thận, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng tìm ra lợi ích của việc uống rượu vừa phải ở những người khoẻ mạnh là duy trì tốc độ lọc cầu thận (GFR) ở mức bình thường. Nếu đang mắc bệnh về thận và muốn uống rượu, hãy tham khảo lời khuyên cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Uống quá nhiều rượu có thể gây tác hại với cơ thể và tăng khả năng mắc ung thư liên quan tới gan, thận. Ảnh: Freepik
Lúc đầu, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng tổn thương thận nào do uống rượu thường xuyên. Khi thận đã quá tải, thận sẽ ít có khả năng lọc máu và duy trì sự cân bằng chất lỏng đúng cách trong cơ thể.
Người bị tổn thương thận do rượu có thể gặp các triệu chứng sau: mệt mỏi, phù chân, mắt cá chân và bàn chân do giữ nước, ăn không ngon, thay đổi nước tiểu, các cơn đau thận... Khi có những triệu chứng này, người bệnh cần đi thăm khám để can thiệp y tế kịp thời.
Tổn thương thận cấp tính do uống rượu say thường sẽ khỏi trong vài ngày. Các tác hại thường có thể giảm bớt nếu bạn ngừng uống rượu để thận được hồi phục, nhưng đôi khi cũng gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Uống nhiều rượu thường xuyên cuối cùng có thể gây ra bệnh thận mạn tính (CKD), có nguy cơ dẫn đến suy thận, sau cùng phải ghép thận để duy trì sự sống. Uống nhiều rượu cũng khiến bạn giảm cơ hội ghép thận thành công.
Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, những người uống nhiều rượu thường xuyên có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, một bệnh lý không thể chữa khỏi. Khi CKD phát triển có thể ảnh hưởng đến hầu hết chức năng của các bộ phận trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến tình trạng phải lọc máu hoặc ghép thận. Uống nhiều rượu cũng có thể gây ra bệnh gan, khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Bệnh thận có thể phức tạp do mắc cùng lúc với bệnh gan.
Theo VnExpress/Healthline
Chức năng của thận là lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể, bao gồm cả rượu. Uống rượu thường xuyên có thể gây tổn thương thận theo thời gian vì thận phải làm việc nhiều hơn để đưa máu trở lại trạng thái bình thường.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không nên uống quá nhiều rượu do tác hại đối với cơ thể và tăng khả năng mắc ung thư liên quan tới gan, thận. Các chuyên gia cũng khuyên các bệnh nhân mắc ung thư tuyệt đối không nên uống rượu. Rượu được biết là làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau và gây tổn thương thận vĩnh viễn theo thời gian.
Với người có thói quen uống rượu, hãy hạn chế uống không uống quá hai ly rượu mỗi ngày đối với nam và một ly đối với nữ. Các đồ uống được khuyến cáo có thể sử dụng với nồng độ là: khoảng 340 ml với bia, 142 ml với rượu vang hoặc 43 ml rượu mạnh chưng cất khoảng 40 độ.
Nghiên cứu thực hiện trên 11.000 người đàn ông khỏe mạnh trong 14 năm và phát hiện những người uống trung bình ít nhất 7 ly rượu theo nồng độ khuyến cáo mỗi tuần giúp giảm 30% nguy cơ tăng creatinine trong máu so với người uống nhiều hơn. Tăng creatinine trong máu là một dấu hiệu của rối loạn chức năng thận, có thể dẫn tới nhiều bệnh lý.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng tìm ra lợi ích của việc uống rượu vừa phải ở những người khoẻ mạnh là duy trì tốc độ lọc cầu thận (GFR) ở mức bình thường. Nếu đang mắc bệnh về thận và muốn uống rượu, hãy tham khảo lời khuyên cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
Tác hại với thận khi uống quá nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu, được định nghĩa là uống 4 ly trở lên cùng một lúc, có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng được gọi là tổn thương thận cấp tính. Điều này xảy ra khi các chất độc từ rượu tích tụ trong máu nhanh chóng và thận không thể duy trì sự cân bằng chất lỏng phù hợp. Rượu cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng tiểu (UTI), có thể gây đau thận hoặc đau bụng.Lúc đầu, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng tổn thương thận nào do uống rượu thường xuyên. Khi thận đã quá tải, thận sẽ ít có khả năng lọc máu và duy trì sự cân bằng chất lỏng đúng cách trong cơ thể.
Người bị tổn thương thận do rượu có thể gặp các triệu chứng sau: mệt mỏi, phù chân, mắt cá chân và bàn chân do giữ nước, ăn không ngon, thay đổi nước tiểu, các cơn đau thận... Khi có những triệu chứng này, người bệnh cần đi thăm khám để can thiệp y tế kịp thời.
Tổn thương thận cấp tính do uống rượu say thường sẽ khỏi trong vài ngày. Các tác hại thường có thể giảm bớt nếu bạn ngừng uống rượu để thận được hồi phục, nhưng đôi khi cũng gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Uống nhiều rượu thường xuyên cuối cùng có thể gây ra bệnh thận mạn tính (CKD), có nguy cơ dẫn đến suy thận, sau cùng phải ghép thận để duy trì sự sống. Uống nhiều rượu cũng khiến bạn giảm cơ hội ghép thận thành công.
Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, những người uống nhiều rượu thường xuyên có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, một bệnh lý không thể chữa khỏi. Khi CKD phát triển có thể ảnh hưởng đến hầu hết chức năng của các bộ phận trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến tình trạng phải lọc máu hoặc ghép thận. Uống nhiều rượu cũng có thể gây ra bệnh gan, khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Bệnh thận có thể phức tạp do mắc cùng lúc với bệnh gan.
Theo VnExpress/Healthline