Tình trạng thiếu chip đang vượt xa khỏi biên giới quốc gia và trở thành “ác mộng” chung của công nghiệp toàn cầu. Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc hay Trung Quốc - châu Âu đang cực kỳ bất ổn, ai cũng hy vọng mình có thể tự chủ việc sản xuất chất bán dẫn trong nước, nhưng cho đến nay, những nỗ lực phục hồi chưa mang lại kết quả khả quan nào.
Tình hình trở nên rất nhạy cảm vì TSMC đang trong giai đoạn mở rộng, vốn đầu tư lên đến 100 tỷ USD, được tài trợ mạnh mẽ bởi chính phủ khi cả thế giới lâm vào cảnh “khát chip” từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, gã khổng lồ đã nhận thấy chuỗi cung ứng đang gặp nhiều khó khăn do tắc nghẽn, điều này gây ảnh hưởng đến mọi dây chuyền sản phẩm.
Chuyến viếng thăm vẫn chưa kết thúc khi giám đốc quản lý chuỗi cung ứng của TSMC - J.K. Lin - cùng đội ngũ thân cận đích thân bay đến Mỹ vào tháng 3 trước đó, điều tra tại sao thiết bị làm chip lại mất tới 18 tháng để hoàn thành.
Những bộ phần và máy chế tạo phức tạp cần thiết trong ngành sản xuất chip
Tại Nhật, 2 nhà cung cấp bao gồm Tokyo Electron cùng Screen Semiconductor Solutions đều thông báo có nguy cơ lỡ deadline giao hàng. Tokyo Electron Ltd (LTD) là nhà sản xuất thiết bị làm chip lớn nhất trong nước, nằm trong nhóm Big 5 ngành bán dẫn (5 nhà cung ứng thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới). Còn Screen Semi là một trong số rất ít công ty trên thế giới phát triển máy làm sạch bằng hóa chất, thiết bị đóng vai trò quan trọng trong các nhà máy bán dẫn.
Họ đưa ra bản danh sách nguyên liệu đang thiếu hụt như van, ống, máy bơm và thùng chứa làm bằng nhựa đặc biệt. Tất cả đều thiếu hụt từ nhà máy này sang nhà máy khác, hậu quả là tình trạng thiếu chip ngày càng nghiêm trọng hơn trên toàn cầu.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang cùng gián đoạn do đại dịch, chính phủ của Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác đều lấy mục tiêu sản xuất chất bán dẫn “trong nước” làm cốt lõi. Cái gọi là phục hồi chuỗi cung ứng đã trở thành đích đến của hàng loạt những điều chỉnh chính sách và tài trợ. Tuy nhiên, giấc mơ phục hồi không may chỉ mãi nằm trên trang giấy.
Song dù có đổ bao nhiêu tiền vào, vấn đề vẫn không biến mất. Đằng sau một con chip hoàn thiện bé tí xíu là cả một hệ thống dây chuyền phức tạp, gồm rất nhiều nguyên vật liệu, máy móc sản xuất đến hàng trăm nguyên liệu thô, hóa chất, các bộ phận tiêu hao, khí và kim loại để vận hành trơn tru. Dù Trung Quốc đang nỗ lực chỉ đạo gần 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (221 tỷ USD) đầu tư công và tư để tái tạo chuỗi cung ứng chip tự chủ, kết quả vẫn không thực sự tốt.
Dù ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu hóa từng hoạt động trơn tru trên hàng chục quốc gia, song nỗ lực tái tạo hệ thống khổng lồ này bên trong một quốc gia đơn lẻ nào đó sẽ chỉ làm trầm trọng hơn tình trạng "nghẽn cổ chai"chuỗi cung ứng. Vì chẳng quốc gia nào đủ sức tự chủ 100%. Cùng lúc đó, nhiều lo ngại về hậu quả của chính sách trợ cấp và chính trị hóa chuỗi. viễn cảnh nhiều nhà cung ứng nước ngoài lớn và nhỏ bị bỏ rơi, bị hủy hợp đồng có thể xảy ra.
JT Hsu, người đứng đầu bộ phận bán dẫn và vật liệu tại Boston Consulting Group, cho biết ngay cả mục tiêu có khả năng tự lực từ 70% đến 80% cũng là "cực kỳ khó khăn”. Nó là nhiệm vụ đầy thách thức với bất kỳ quốc gia nào, không riêng gì Trung Quốc hay Mỹ.
Morris Chang, một chính khách lão làng của ngành công nghiệp bán dẫn, nhà sáng lập và trước đây từng là chủ tịch TSMC, đã thẳng thắn nói về vấn đề này với Mỹ. “Nếu các bạn muốn tái thiết lập một chuỗi cung ứng bán dẫn hoàn chỉnh trong nước, đó là nhiệm vụ bất khả thi. Ngay cả khi chi hàng trăm tỷ USD, chuỗi cung ứng vẫn không thể liền mạch. Trong lúc đó, “đứa trẻ” mà các bạn nuôi nấng vẫn không ngừng kêu gào đòi thêm đầu tư, cuối cùng sẽ vượt quá khả năng chi trả”, ông nói tại một diễn đàn công nghiệp năm ngoái.
>>> Phần 2: ĐẾN VAN VÀ ỐNG CŨNG PHẢI XỊN VÀ CHUẨN
>>> Phần 3: CẢ THẾ GIỚI TRÔNG CẬY VÀO 1 HÃNG SẢN XUẤT MÁY QUANG KHẮC EUV
>>> Phần 4: TỰ CHỦ 100% CHỈ LÀ ẢO TƯỞNG
Nguồn: Nikkei
Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng
Vào tháng 6, nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã khẩn cấp cử một nhóm chuyên gia đến Nhật Bản để thăm một số đơn vị cung ứng thiết bị cho công ty. Mục đích của chuyến thăm hữu nghị thực ra là để tìm hiểu tại sao, những đối tác này không thể giao hàng đúng hạn? TSMC được biết là hãng đúc chip theo hợp đồng lớn nhất trên thế giới, bất kỳ công ty nào có cơ hội giao dịch với họ đều cố hết sức để làm hài lòng để có nhiều đơn hàng thiết bị bán dẫn. Song, đây là lần đầu tiên TSMC phải nhận lời xin lỗi.Tình hình trở nên rất nhạy cảm vì TSMC đang trong giai đoạn mở rộng, vốn đầu tư lên đến 100 tỷ USD, được tài trợ mạnh mẽ bởi chính phủ khi cả thế giới lâm vào cảnh “khát chip” từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, gã khổng lồ đã nhận thấy chuỗi cung ứng đang gặp nhiều khó khăn do tắc nghẽn, điều này gây ảnh hưởng đến mọi dây chuyền sản phẩm.
Chuyến viếng thăm vẫn chưa kết thúc khi giám đốc quản lý chuỗi cung ứng của TSMC - J.K. Lin - cùng đội ngũ thân cận đích thân bay đến Mỹ vào tháng 3 trước đó, điều tra tại sao thiết bị làm chip lại mất tới 18 tháng để hoàn thành.
Tại Nhật, 2 nhà cung cấp bao gồm Tokyo Electron cùng Screen Semiconductor Solutions đều thông báo có nguy cơ lỡ deadline giao hàng. Tokyo Electron Ltd (LTD) là nhà sản xuất thiết bị làm chip lớn nhất trong nước, nằm trong nhóm Big 5 ngành bán dẫn (5 nhà cung ứng thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới). Còn Screen Semi là một trong số rất ít công ty trên thế giới phát triển máy làm sạch bằng hóa chất, thiết bị đóng vai trò quan trọng trong các nhà máy bán dẫn.
Họ đưa ra bản danh sách nguyên liệu đang thiếu hụt như van, ống, máy bơm và thùng chứa làm bằng nhựa đặc biệt. Tất cả đều thiếu hụt từ nhà máy này sang nhà máy khác, hậu quả là tình trạng thiếu chip ngày càng nghiêm trọng hơn trên toàn cầu.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang cùng gián đoạn do đại dịch, chính phủ của Trung Quốc, Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác đều lấy mục tiêu sản xuất chất bán dẫn “trong nước” làm cốt lõi. Cái gọi là phục hồi chuỗi cung ứng đã trở thành đích đến của hàng loạt những điều chỉnh chính sách và tài trợ. Tuy nhiên, giấc mơ phục hồi không may chỉ mãi nằm trên trang giấy.
Không quốc gia nào làm chủ 100% quy trình bán dẫn
Những nỗ lực “tái sinh” nền công nghiệp này yêu cầu khoản trợ cấp khổng lồ cùng khoản đầu tư dài hạn của nhà nước. Thượng viện Mỹ vào cuối tháng 7 dự kiến sẽ bỏ phiếu về Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỷ USD. Chính phủ Nhật Bản cũng đầu tư 476 tỷ Yên (3,5 tỷ USD) cho dự án xây dựng nhà máy TSMC đầu tiên tại nước này, có Sony, Denso cùng tham gia góp vốn.Dù ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu hóa từng hoạt động trơn tru trên hàng chục quốc gia, song nỗ lực tái tạo hệ thống khổng lồ này bên trong một quốc gia đơn lẻ nào đó sẽ chỉ làm trầm trọng hơn tình trạng "nghẽn cổ chai"chuỗi cung ứng. Vì chẳng quốc gia nào đủ sức tự chủ 100%. Cùng lúc đó, nhiều lo ngại về hậu quả của chính sách trợ cấp và chính trị hóa chuỗi. viễn cảnh nhiều nhà cung ứng nước ngoài lớn và nhỏ bị bỏ rơi, bị hủy hợp đồng có thể xảy ra.
JT Hsu, người đứng đầu bộ phận bán dẫn và vật liệu tại Boston Consulting Group, cho biết ngay cả mục tiêu có khả năng tự lực từ 70% đến 80% cũng là "cực kỳ khó khăn”. Nó là nhiệm vụ đầy thách thức với bất kỳ quốc gia nào, không riêng gì Trung Quốc hay Mỹ.
Morris Chang, một chính khách lão làng của ngành công nghiệp bán dẫn, nhà sáng lập và trước đây từng là chủ tịch TSMC, đã thẳng thắn nói về vấn đề này với Mỹ. “Nếu các bạn muốn tái thiết lập một chuỗi cung ứng bán dẫn hoàn chỉnh trong nước, đó là nhiệm vụ bất khả thi. Ngay cả khi chi hàng trăm tỷ USD, chuỗi cung ứng vẫn không thể liền mạch. Trong lúc đó, “đứa trẻ” mà các bạn nuôi nấng vẫn không ngừng kêu gào đòi thêm đầu tư, cuối cùng sẽ vượt quá khả năng chi trả”, ông nói tại một diễn đàn công nghiệp năm ngoái.
>>> Phần 2: ĐẾN VAN VÀ ỐNG CŨNG PHẢI XỊN VÀ CHUẨN
>>> Phần 3: CẢ THẾ GIỚI TRÔNG CẬY VÀO 1 HÃNG SẢN XUẤT MÁY QUANG KHẮC EUV
>>> Phần 4: TỰ CHỦ 100% CHỈ LÀ ẢO TƯỞNG
Nguồn: Nikkei